ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Linh mục Tôma Nguyễn Toàn Quyền

Linh mục Tôma Nguyễn Toàn Quyền


-         Sinh ngày : 02.07.1940
-         Tại: Họ đạo Hiệp Hòa - Mỹ Thạnh Đông, Tân An.
-         Thân sinh : Ông Nguyễn Toàn Cầm.
-         Thân mẫu : Bà Nguyễn Thị Huệ.
-         Năm 1952 : Vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn.
-         Năm 1962 : Vào Đại Chủng Viện Sài Gòn.
-         Năm 1968: Thầy giúp xứ tại Bắc Hà
-         Thụ phong Linh Mục ngày 29. 04. 1969, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn, do Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình
-         Linh mục Giáo phận Phú Cường
-         Từ Tháng 0.1969 – 06.1970: Phó xứ Bắc Hà. Đặc trách họ Bến Cỏ và Tân Thạnh Đông.
-         Từ ngày 02.05.1971 – 30.09.1984: Quản sở Giáo xứ Phước Điền.
Năm 1971: Xây dựng nhà xứ.
Năm 1973: Xây nhà trường với 3 lớp.
Năm 1973: Xây nhà thờ và hoàn thành năm 1974
-         Năm 1984 – 1987: Chánh xứ giáo xứ Phú Ninh.
-         Từ năm 1987 - 1990: Xin Đi kinh tế mới ở giáo họ Hoà Bình, xã Thành Long,Tây Ninh để kêu gọi giáo dân hưởng ứng nhưng chương trình thất bại.
-         Năm  1990 : Phục vụ ở giáo xứ Gò Dầu vài tháng
-         Năm 1995 – 1998: Chánh xứ giáo xứ Tích Thiện.
Năm 1996: cha Tôma Nguyễn Toàn Quyền về thường trú bán thời gian tại giáo họ Lộc Tấn
-         Năm 1999 – 2005 về dưỡng bệnh tại nhà chung Phú Cường. Trung Tâm Nghỉ Dưỡng của các linh mục giáo phận Phú Cường (Phú Long)
-         Qua đời vì bệnh tim mạch tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương ngày 18.01.2005, thọ 65 tuổi, 36 năm Linh mục
-         Mai táng tại nông trường Phạm Văn Hai.



Linh mục Giuse Nguyễn Công Danh

Linh mục Giuse Nguyễn Công Danh



-         Sinh ngày: 05.11.1950
-         Tại Thắng Tam, Vũng Tàu
-         Rửa tội ngày: 07.11.1950 , tại Vũng Tàu
-         Năm 1957 – 1962 : Học tại trường công giáo Búng
-         Năm 1962 – 1964: Học Trung học tại Bình Dương
-         Năm 1964: Nhập Dòng Don Bosco Gò Vấp
-         Năm 1972: Vào nhà tập Dòng Don Bosco Trạm Hành
-         Năm : 1973 – 1975: Học triết tại Học viện Don Bosco Đà Lạt.
-         Năm 1975 – 1989: Chuyển sang chủng viện Đà lạt và giúp xứ tại Giáo xứ Kala, Di Linh, Lâm Đồng.
-         Năm 1989 – 1994: Trở về chủng viện Đà Lạt
-         Năm 1994 – 1995: Phó tế
-         Thụ Phong Linh Mục: 31.12.1995
-         Linh mục giáo phận Đà Lạt
-         Năm: 1996 – 2000: Phó xứ Giáo xứ Thánh Mẫu, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
-         Năm : 2000 – 2007: Dạy học tại chủng viện Đà Lạt và Chánh xứ Giáo xứ Hà Đông, Đà Lạt (2005 – 2007)
-         Từ 15.10.2007 – 08.2016: Chánh xứ Giáo xứ Lán Tranh, Lâm Hà, Lâm Đồng.
-         Từ ngày 06.08.2016 – nay: Chánh xứ giáo xứ Thánh Giuse, Lâm Hà, Đức Trọng.



Bài viết về Cha Giuse Nguyễn Công Danh:

Lễ Nhận Xứ Của Cha Giuse Nguyễn Công Danh
Giáo xứ Lán Tranh, Lâm Hà

Sáng nay, ngày thứ hai 15 tháng 10 năm 2007, bầu trời Lán Tranh, Lâm Hà thật quang đãng. Đúng 9 giờ 30, Cha Tổng Đại Diện Phaolô Lê Đức Huân thay mặt Đức Cha Phêrô, cùng với 12 Cha gồm Cha Giám Đốc Chủng Viện Minh Hòa, Cha Quản Hạt Đức Trọng và quí Cha trong Hạt Đức Trọng và ngoài Hạt đã dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và nhân dịp này cha Tổng Đại Diện Phaolô đã cám ơn Cha Batôlômêô Nguyễn Văn Gioan đã nhiệt tình phục vụ Lán Tranh trong nhiều năm qua, đồng thời giới thiệu Cha Giuse Nguyễn Công Danh về phụ trách cộng đoàn dân Chúa Lán Tranh, Lâm Hà.
Trong bài giảng Cha Tổng Đại Diện Phaolô đã nhấn mạnh tới việc người mục tử phải trở nên giống Chúa Giêsu Kitô và một trật cũng kêu gọi người giáo dân cũng phải trở nên giống Đức Kitô. Việc các linh mục vâng lời Đức Cha để thay đổi nơi phục vụ là việc cần thiết để càng lúc càng trở nên phong phú và có nhiều đoàn chiên hơn.
Ông trưởng ban Hành Giáo Lán Tranh thay mặt cộng đoàn dân Chúa nói lên tâm tình tri ân đối với Đức Cha Phêrô, Cha Tổng Đại Diện và quí Cha, đồng thời cám ơn Cha Gioan và chúc mừng Cha tân phụ trách Lán Tranh Giuse Nguyễn Công Danh. Cha tân phụ trách đã nói lên tâm tình của mình đối với cộng đoàn dân Chúa Lán Tranh.
Thánh lễ đã diễn ra trang nghiêm, sốt sắng. Bà con giáo dân buồn vui lẫn lộn. Xin Chúa và thánh Giuse thợ bổn mạng nhà thờ tiếp tục hướng dẫn vị mục tử mới và cộng đoàn dân Chúa Lán Tranh trong giai đoạn mới.
 NHL ghi.
Hình ảnh






















THÁNH LỄ NHẬN XỨ CỦA CHA GIUSE NGUYỄN CÔNG DANH TẠI LÀNG 2, LÂM HÀ, HẠT ĐỨC TRỌNG THỨ BẢY NGÀY 06.8.2016, LÚC 9 GIỜ 30 DO CHA QUẢN HẠT GIUSE NGUYỄN VĂN BẢO CHỦ SỰ.

Thánh lễ nhận xứ tiên khởi Giáo xứ Làng 2, Lâm Hà, Hạt Đức Trọng diễn ra trong bầu khí đạo đức và hân hoan. Thực vậy, Làng 2 là một vùng Kinh Tế Mới thuộc huyện Lâm Hà, cách đây hơn 20 năm nó chỉ là một vùng rừng núi mênh mông, bạt ngàn cây cối. Một số giáo dân thuộc giáo phận Thanh Hóa và Bùi Chu đã đi tìm đất sống, đi xây dựng quê hương thứ hai cho mình. Quả thực nơi đâu có con người, nơi đó có nhu cầu tôn giáo. Bởi vì, theo Làng 2 kể lại thì từ năm 1995, một số anh chị em công giáo đã rời quê cha đất tổ ở miền Bắc, lên đường tìm kế sinh nhai, vượt qua nhiều khó khăn gian khổ và cuối cùng đã chọn làng 2 thành quê hương thứ hai…
Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám Mục Giáo phận Đà Lạt trong “ Nghị Định Thiết Lập Giáo Xứ Thánh Giuse” ngày 15 tháng 7 năm 2016 đã viết :” Vậy, theo Giáo luật điều 515, tôi chính thức thiết lập GIÁO XỨ THÁNH GIUSE, thuộc hạt Đức Trọng…đồng thời tôi cũng bổ nhiệm Cha GIUSE NGUYỄN CÔNG DANH làm quản xứ tiên khởi của giáo xứ mới này, với tất cả nghĩa vụ, quyền lợi và năng quyền như được qui định trong Bộ Giáo luật “.
Bà con giáo dân Làng 2 của Giáo xứ Thánh Giuse rất vui mừng, cám ơn Đức Cha Antôn đã nâng Giáo họ Làng 2 lên hàng Giáo xứ với tên mới “ Giáo Xứ Thánh Giuse “.
Thánh lễ hôm nay qui tụ mọi thành phần dân Chúa Giáo xứ Thánh Giuse, các vị ân nhân, các vị đại diện các giáo xứ, Giáo họ nơi Cha Giuse đã phục vụ. Thánh lễ đồng tế tạ ơn : “ Lễ Hiển Dung “, do Cha Giuse Nguyễn Văn Bảo Quản Hạt  Đức Trọng  chủ sự cùng với 14 Cha trong Hạt Đức Trọng đã nói lên niềm vui vì Đức Cha Antôn, Giám Mục Giáo phận Đà Lạt đã ưu ái và quan tâm cách đặc biệt tới Làng 2, thiết lập Giáo họ Làng 2 thành Giáo xứ Thánh Giuse và bổ nhiệm Cha Giuse làm Cha xứ tiên khởi để cùng mọi thành phần trong Giáo xứ sống yêu thương, hiệp nhất để xây dựng Giáo xứ thành một gia đình của Thiên Chúa.
Trong Nghị Định Thiết Lập Giáo Xứ Thánh Giuse, Đức Cha Antôn cũng viết :” Với việc thiết lập Giáo xứ Thánh Giuse, tôi chắc chắn rằng công việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu nơi đây sẽ được thuận lợi hơn.Tôi cũng tin tưởng rằng mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ Thánh Giuse sẽ nhiệt thành cộng tác với Cha Xứ và với nhau, để xây dựng Giáo xứ theo mô hình của Cộng đoàn thuở ban đầu :” Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng…được toàn dân thương mến.Và Chúa cho Cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ “ ( Cv 2, 42.47 ).
Niềm hân hoan, hạnh phúc biểu lộ trên nét mặt của mọi người, đặc biệt những bà con giáo dân Làng 2 bởi vì từ giờ phút này Giáo họ Làng 2 đã trở thành Giáo Xứ Thánh Giuse và họ đã có một Cha Xứ luôn đồng hành với họ. Nhiều người cứ tưởng mình đang mơ, nhưng giấc mơ đã trở thành hiện thực.
Cầu chúc cho Giáo Xứ Thánh Giuse được hiệp nhất nên một giữa Chú Chiên và Đàn Chiên để như lời Đức Cha Antôn trong Nghị Định Thiết Lập Giáo Xứ Thánh Giuse viết :” Nhờ lời chuyển cầu từ ái của Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse bổn mạng của Giáo xứ, xin Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất mọi người trong Giáo xứ nên một, để tất cả nhiệt tâm với sứ vụ truyền giáo và xây dựng Giáo xứ thành một gia đình của Thiên Chúa.
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi  DCCT


Linh mục Micae Lê Văn Khâm

Linh mục Micae Lê Văn Khâm



-         Sinh ngày: 04. 01. 1939

-         Tại Họ Búng – Hưng Định, Thủ Dầu Một

-         Rửa tội ngày 04. 04. 1939, tại Họ Búng

-         Vào Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn ngày 01. 08. 1950

-         Vào Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn năm 1961

-         Thụ phong phó tế ngày 29. 04. 1967

-         Thụ phong linh mục ngày 14. 05. 1968, tại Trung tâm Bác ái Lái Thiêu

-         Linh mục giáo phận Phú Cường

-         Phục vụ Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Phú Cường: 14. 06. 1968 – 28. 02. 1973

-         Chánh xứ Giáo xứ Gò Dầu. Quản họ Hiệp Thạnh: 28. 01. 1973 – 10. 11. 1990

-         Quản lý giáo phận Phú Cường: 28. 10. 1990 – 1999

-         Tổng đại diện Giáo phận Phú Cường: 27. 05. 1993 – 22. 02. 1995

-         Giám quản Giáo phận Phú Cường: 23. 02. 1995 – 05. 04. 1999

-         Tổng đại diện. Chánh xứ Chánh tòa Phú Cường: 05. 04. 1999 – 20. 05. 2010

-         Tổng đại diện. Đặc trách UB Bác ái xã hội: 2010 – 2013

-         Tổng đại diện. Chánh xứ Giáo xứ Búng: 30. 04. 2013 – 23. 07. 2018

-          Hưu dưỡng tại nhà nghỉ dưỡng Giáo phận Phú Cường: 23. 07. 2018

-         Qua đời lúc 04:00 ngày 14. 08. 2022, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương

-         Hưởng thọ 83 tuổi, 54 năm Linh mục

-         Hài cốt đặt tại nhà Vượt qua của nhà thờ Chánh toà Phú Cường

.Làm mới ngày 14. 08. 2022

 

Bài viết vê Cha Micae Lê Văn Khâm

SỨ MỆNH MỘT CON ĐÒ

Liên lạc giữa hai bờ  một dòng sông là cây cầu. Cầu bị gãy, liên lạc buộc phải gián đoạn. Liên lạc bị gián đoạn, nhưng nhu cầu liên lạc thì không thể gián đoạn.
Con đò, trong trường hợp trên, trở thành một phương tiện quan yếu. Sứ mệnh của nó là nối liền hai bờ. Khách bên này, nhờ nó, sang được bên kia. Người bên kia, nhờ nó, qua được bên này. Không những đưa người sang sông, nó chuyên chở cả hàng hóa và nhu yếu phẩm cho  cư dân ở cả hai bờ.
Tự thân con đò, không thể sánh được với cây cầu. Nó không vững chải, kiên cố và an toàn bằng. Di chuyển bằng đò nhất định không nhanh chóng bằng sử dụng cầu. Trên cầu, không những người, mà còn cả xe cộ, trọng tải hàng tấn vẫn có thể qua lại dễ dàng. Con đò không thể thế. Sức tải của nó chỉ có hạn. Vào ngày nước lớn, ngược gió ngược dòng…hành trình sang sông, không những không êm ả, mà còn có những nguy cơ, trở ngại.
Dù cam go như thế, những mỗi khi cây cầu không còn, sự hiện hữu của con đò vẫn không thể thiếu.
Đức Cha Luy, tôi muốn ví, như một cây cầu. Ngày ngài nằm xuống, 22/02/1995, là ngày cây cầu bị gãy.
Cầu đã gãy, nhưng liên lạc giữa bờ Đông và bờ Tây vẫn phải liền nhịp. Nó cần được tiếp tục, để duy trì được sức sống cho cả đôi bờ. Sự cần thiết này đã là cơ sở để Hội đồng Tư Vấn bầu chọn Cha Micae Lê Văn khâm, lúc đó đang là Tổng đại diện, kiêm Quản lý, vào chức vụ Giám quản. Tư thế của Ngài, được cả Đức Cha Giuse và Đức Cha Luy tín nhiệm và được đặc tuyển từ Gò Dầu về phục vụ tại Tòa Giám Mục, đã tạo cho Ngài trở thành nhân vật thích hợp nhất đối với chức vụ trên.
Từ ngày đó, ngài như một con đò, được trao trọng trách, duy trì sinh hoạt giữa Tòa Giám Mục, là bờ phía Bắc và cộng đoàn các giáo xứ, là bờ phía Nam, để dòng sông giáo phận tiếp tục thể hiện vai trò của mình.
Bốn năm, một tháng trong sứ mệnh đưa khách qua sông, từ tháng 02/1995 tới tháng 03/1998, chắc chắn ngài đã thâm cảm được cái thực tế, vừa vinh quang, vừa nhức nhói của việc đưa khách này. Nếu có những bình minh ấm áp, với giọt nắng đùa vui trên dòng nước, thì cũng chẳng thiếu những buổi chiều vắng lặng cô lieu, với ưu tư trĩu nặng cõi lòng. Nhiều vinh quang chợt đến, nhưng lại vội đi. Có những niềm vui rạng rỡ trên vầng trán, thì cũng có những sầu khổ chìm sâu trong ánh mắt. Ánh mắt chỉ còn biết hoang mang nhìn dòng sông không êm ả, những đã nổi sóng.
Khách vẫn qua sông, những khách chỉ hững hờ. Lời chào hỏi, có đấy, những chỉ hời hợt bên ngoài, mà thiếu hẳn chất chân thật. Con đò, dù bị dập vùi vì sóng gió, vì tháng năm, nhưng những khách, nhờ đò qua sông…chẳng biết có ai đã để lại cho con đò một cảm nhớ, một tiếng phân ưu?
Bốn năm một tháng địa phận trống ngôi, mọi người chỉ biết cầu nguyện, hy vọng và đợi chờ. Con đò, vì thế, vẫn miệt mài với sứ vụ nối liền hai bờ, hai nơi. Tại sao Chúa lại muốn giáo phận nhà phải chờ và chờ lâu như thế?
Mỗi người đều có thể trả lời theo cảm nghĩ của riêng mình, nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm là “ ý Chúa muốn thế”. Ý định của Ngài, bao giờ cũng vượt xa mọi toan tính của con người. Cũng như Đông Đoài xa cách nhau thế nào, thì tư tưởng của Thiên Chúa cũng vượt trỗi hơn tư tưởng của con người như vậy.
Xin tán tụng sự quan phòng đầy khôn ngoan của Thiên Chúa. Xin tri ân Cha Micae, trong sứ mệnh con đò, kéo dài cả bốn mùa lá đổ. Hôm nay, cây cầu giáo phận đã được thiết lập, Cha cũng chuyển sang đảm nhận chức vụ mới: Tổng đại diện của cộng đoàn linh mục. Xin chúc Cha đạt nhiều thành quả tốt đẹp. Và cuối cùng, xin cho những gì Thiên Chúa đã khởi sự, được kiện toàn viên mãn trong giáo phận chúng ta.

Hồng Nguyên

Nguồn: Kỷ yếu giáo phận Phú Cường

MỘT LẦN TIỄN CHÂN NGƯỜI.

Từ ngày nghỉ hưu, tôi ít gặp Ngài.

Lúc trước, mỗi lần đi lễ ở đâu, thấy ngài tôi đến cúi mình chào Ngài. “Chào Cha Tổng”. Ngài có nụ cười hiền hậu, giọng nói nhẹ nhàng, chậm rãi và luôn hỏi “nay con ở đâu”. Ngài vẫn nhớ tên tôi, và luôn hỏi han mỗi khi tôi chào hỏi Ngài. Tiếp đến ngài hỏi: “ở đó thế nào” và rồi thường Ngài kể về xứ đó trước đây ra sao.

Dường như vì chức vụ và lòng trắc ẩn, xứ nào Ngài cũng biết, cũng hiểu và dành tình thương.

Tôi dành cho Ngài sự kính trọng đặc biệt, không hiểu vì sao. Trong sự kính trọng đó, có cả sự yêu mến và khâm phục. Không chỉ có tôi, mà tôi nghĩ rằng nhiều linh mục, biết Ngài, tiếp xúc với Ngài đều có sự khâm phục và kính trọng đó.

Từ khi còn bé, mới mười mấy tuổi, hình ảnh Ngài in đậm trong tâm trí tôi. Ngài hay lên vùng truyền giáo ở vùng Lộc Ninh thăm viếng và cũng quan tâm việc mở mang đất đai và làm cao su trên này để giúp cho giáo phận.

Trong tư cách giám quản và quản lý, hay sau này làm Tổng Đại diện, với sự hiền từ, mực thước, rộng lượng và nhẹ nhàng, đi tới đâu, Ngài cũng làm cho các linh mục thấy thoải mái.

Tôi nhớ có lần Ngài lên khai tâm cho các đồng bào theo Đạo, cả vài trăm người, mà bố tôi có nhận đỡ đầu cho cả trăm người trong đó, lúc đó tôi chỉ là chú giúp lễ, nhưng tôi nhìn thấy sự hân hoan vui sướng trong ánh mắt Ngài. Thời đó, đi lại khó khăn, dân chúng còn nghèo, cái gì cũng túng thiếu, thế mà Ngài đã có viễn kiến muốn làm cả hàng trăm mẫu cao su để giáo phận có ngân quỹ mà lo cho việc truyền giáo. Vì nhiều lý do, dù cho chương trình đó thất bại, lúc đó tôi chưa đủ hiểu chuyện, sau này biết rõ, tôi càng khâm phục về tầm nhìn, cũng như về sự vị tha của Ngài dành cho những người làm cho ngài phải thiệt hại.

Thế nhưng, tôi chưa bao giờ nghe Ngài nhắc đến chuyện cũ, cũng không hề trách móc một ai, tất cả đều được Ngài đón nhận cách bình thản, trong sự quan phòng kỳ diệu của Chúa; mà nếu không có ơn thánh, khó mở lòng ra chấp nhận.

Dù chức cao quyền trọng, và là cây đại thụ của giáo phận, nhưng đón tiếp ai, già trẻ, giàu nghèo hay với bất kỳ ai, Ngài cũng đều vui cười và đầy bác ái. Lòng nhân hậu và quảng đại vô bờ bến của Ngài trải dài từ công việc caritas cho tới giúp đỡ cho người nghèo hay trong cả việc quản trị.

Ngài có tài viết văn hay rất hay, cách dùng chữ sắc bén, cách liên tưởng hiện thực, văn chương của Ngài thì bay bổng lắm. Lần nào tĩnh tâm năm, cám ơn việc gì hay lễ gì trọng đại của giáo phận, Ngài đều có những bài rất hay, sâu sắc và đạt đến mức một áng văn bất hủ. Sau này, từ khi Ngài nghỉ hưu, các linh mục chẳng bao giờ được nghe những câu chữ đắt giá đó nữa.

Sau lễ Tạ ơn 50 năm Linh mục, ngài nghỉ hưu ở nhà hưu dưỡng. Sức khoẻ ngài xuống cấp nghiêm trọng, tay chân ngài phải chịu nhiều đau đớn vì bệnh parkinson. Thế nhưng Ngài vẫn kỉ cương, vẫn mực thước, vẫn dâng lễ, vẫn nhận lời làm lễ nếu còn đi được. Từ ngày đó, tôi cũng ít có dịp gặp Ngài, chỉ hỏi han qua những cha sống trong Toà giám mục cũ về Ngài.

Nhận được tin Ngài mất, tôi thấy hụt hẫng, mất mát và thương tiếc. Thương Ngài đã cống hiến và phục vụ cho giáo phận này qua nhiều đời giám mục với chức vụ và nhiều công việc trọng yếu, nhưng luôn luôn vâng phục, khiêm nhường, tận tuỵ, chu đáo và hiền hậu.

Hôm nay tiễn Ngài về nơi an nghỉ, đông đảo linh mục, tu sĩ, giáo dân đến tham dự. Dù nhiều người đã lâu không gặp ngài, nhưng trong lòng, vẫn còn những tình cảm quý trọng dành Ngài cho cách đặc biệt. Nhiều linh mục, còn đến tận Nhà Vượt Qua xứ Chánh Toà để ở lại với Ngài thêm một chút.

Cả một cuộc đời cống hiến, hy sinh, phục vụ, với bao trọng trách, giờ này Ngài an nghỉ trong nhà Chúa như là người quản lý trung tín và khôn ngoan, đã biết làm lãi cho Chúa rất nhiều các nén bạc quý giá.

Nhìn hũ tro cốt còn lại, nhìn nấm mồ đá nhỏ xíu nơi Nhà Vượt Qua, rồi cũng xong một kiếp người! Nhưng mai này, sẽ còn nhiều người nhắc về các nhân đức của Cha cố Micae Lê Văn Khâm: hiền hậu, bác ái, nhân từ, mực thước, khôn ngoan, chậm rãi, vui tươi, tận tuỵ…

Làm cha sở chính toà, làm Tổng đại diện, làm giám quản giáo phận, làm cơ quan caritas… Ngài muốn nằm lại tại nhà thờ chính toà này.

Đó là ước muốn sau cùng của Ngài. Như lời tâm sự của Ngài, “ở đây sướng hơn, vì có người nhớ, đọc kinh, cầu nguyện, có người nhang khói”. …

Một lần tiễn chân Cha, con xin cúi mình trước Cha.

Hẹn gặp cha trên quê hương nước trời.








Linh mục Phanxicô Maria Nguyễn Chí Tịnh


Linh mục Phanxicô Maria Nguyễn Chí Tịnh



-         Sinh năm: 1924
-         Tại: Họ đạo Hiệp Hòa - Mỹ Thạnh Đông, Tân An
-         Năm 1936: Vào Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
-         Năm 1944: Vào Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
-         Thụ phong linh mục: 09.11.1950
-         Linh mục Giáo Phận Sài Gòn
-         Năm 1950 – 1957: Giáo sư Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
-         Năm 1957 – 1960: Phó sở Mỹ Tho
-         Năm 1960 – 1975: Chánh sở Rạch Cầu
-         Năm 1959 – 1975, là giai đoạn phục vụ của Cha sở  Phanxicô-Maria Nguyễn Chí Tịnh. Nhờ hoàn cảnh xã hội thuận lợi hơn, Cha đã xây dựng các dãy trường bên cạnh nhà thờ, nâng cao việc giáo dục trong giáo xứ. Cộng tác với Cha, lần lượt còn có các Cha phó: Stêphanô Nguyễn văn Khen, Giuse Đinh Huy Hưởng, và Cha Bênađô Nguyễn văn Đệ.
-         Quản họ Cồn Bà, Vĩnh  Hựu (Gò Công Tây)
-         Năm 1975 – 2005: Chánh xứ Cái Bè
-         Quản họ An Thái Trung 1975 – 1989.
-         Quản họ Mỹ Trung 1975 – 1986.
-         Quản họ Cái Mây 1976 – 1978. Mỹ An
-         Từ 03/2005: Nghỉ hưu nơi gia tộc tại họ đạo Búng – Hưng Định
-         Qua đời lúc 14 giờ 20, ngày 19.01.2009. Hưởng thọ 85 tuổi.
-         Mai táng tại Đất thánh họ đạo Búng
Phần mộ Cha Phanxicô-Xaviê Maria Nguyễn Chí Tịnh. 



Linh mục Phêrô Nguyễn Linh Trương


Linh mục Phêrô Nguyễn Linh Trương

-         Sinh năm: 1853
-         Tại: Họ Búng
-         Thụ phong linh mục: 1881
-         Linh mục giáo phận Tây Đàng Trong
-        Tháng 7. 1887 - tháng 11. 1889: Phó sở Tân Định
-         Qua đời: 1893


Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm gốc Họ Búng


Nữ tu Dòng Mên Thánh Giá Thủ Thiêm


Stt

Tên Thánh – Tên Tộc

Năm Sinh

Vào Dòng

Khấn Dòng

Năm Mất

1

Martha Đoàn Thị Ca

 1850

 

1873 

 1920

2

Martha Nguyễn Thị Khanh

1877

 

 

12.10.1932

3

Monica Nguyễn Thị An

1887

 

 1912

1954 

4

Martha Nguyễn Thị Thì

1887

1894

1898

18.5.1940

5

Isave Nguyễn Thị Đàng

1902

 

1923

 1981

6

Anna Nguyễn Thị Lê

1905

 

 

 

7

Isave Nguyễn Thị Đại

1904

 

 

 

8

Martha Nguyễn Thị Mỹ

1907

 

 

 

9

Anna Nguyễn Thị Lành

1908

 

 

 

10

Maria Nguyễn Thị Nhơn

1909

 

 

 

11

Maria Nguyễn Thị Khi

1909

 

 

 

12

Maria Nguyễn Thị Kiểm

1912

 

 

 

13

Phanxica Tạ Thị Đầm

1911

 

 

 

14

Maria Lê Thị Trâm

1913

 

 

 

15

Phanxica Nguyễn Thị Hơn

1913

22.11.1930

 1935

30.07.2021

16

Maria Nguyễn Thị Tới

1912

 

 

 

17

Maria Nguyễn Thị Lòng

1914

 

 

 

18

Anna Lê Thị Chính

1914

1.8.1929

 1937

26.05.2016

19

Madalena Nguyễn Thị Lục

1914

 

 

 

20

Usula Lê Thị Nương

1914

 

 

 

21

Nguyễn Thị Hứa

1917

 

 

 

22

Maria Nguyễn Thị Lầu

1917

 

 

 

23

Anê Lê Thị Nhờ

1918

24.02.1936

 

 

24

Anna Nguyễn Thị Tờ

1922

 

 

 

25

Maria Nguyễn Thị Đời

1924

 

 

 

26

Isave Nguyễn Thị Khiêm

1925

 

 

 

27

Maria Lê Thị Bông

1924

24.06.1942

 

 

28

Anna Nguyễn Thị Gương

1929

 

 

 

29

Anê Nguyễn Thị Ơn

1934

 

 

 

30

Martha Nguyễn Thị Lê

1939

 

 

 27.12.2023

31

Anê Thượng Thị Tiếp

1939

15.08.1956

 

 

32

Anê Nguyễn Thị Tư

1943

 

 

 

33

Anna Huỳnh Thị Mai

 

02.01.1957

 

 

34

Agatha Trần Thị Xanh

26.2.1942

02.07.1959

 

 

35

Maria Nguyễn Thị Xanh

1944

21.12.1962

 

 

36

Maria Nguyễn Thị Nghi

1943

 

 

 

37

Maria Nguyễn Thị Liễu

1948

 

 

 

38

Magarita Nguyễn Thị Tùng

1944

29.06.1965

1972

27.11.2016

39

Maria Nguyễn Thị Khanh

1945

29.06.1965

 1972

22.05.2022

40

Maria Nguyễn Thị Thượng

1945

 

 

 

41

Anna Nguyễn Thị Ngôn

1948

29.06.1965

1973

22.08.2011

42

Maria Nguyễn Thị Vương

1950

29.06.1965

1973

 

43

Anê Lê Thị Nga

1951

 

 

 

44

Theresa Nguyễn Thị Nở

1952

 

 

 1978

45

Anna Nguyễn Thi Xanh

1951

29.06.1968

 

 

46

Anna Nguyễn Thị Mười

1954

 

 

 

47

Thérèsa Nguyễn Ngọc Vinh

1955

29.06.1970

 

 

48

Maria Nguyễn Thới Kim Chi

1955

15.08.1971

 

 

49

Clara Trần Thị Điệp

1952

 

 

 

50

Maria Nguyễn Thị Phụng

1955

 

 

 

51

Maria Ngô Thanh Hương

 

 

 

 

52

Nguyễn Thị Huyền

 

 

 

 

53

Maria Nguyễn Thị Bích

 

29.06.1974

 

 

54

Thérèsa Phạm Thị Thùy Trang

 

15.08.1999

 

 

55

Anê Lê Thị Hoàng Hà

 

15.08.1999

 

 

56

Maria Nguyễn Thị Hoàng Mai

 

15.08.2000

 

 

57

Anê Lê Thị Hồng Phấn

 

15.08.2002

 

 

58

Maria Nguyễn Thới Kim Hiền

 

15.08.2003

 

 

49

Martha Phạm Thị Hiền Trang

 

15.08.2003

 

 

60

Maragita Maria Nguyễn Ngọc Dung

 

15.08.2005

 

 

61

Maria Nguyễn Thị Ngọc Hoa

 

15.08.2005

 

 

62

Anê Lê Thị Hồng Nhung

 

15.08.2006

16.9.2019

 

63

Maragiat Nguyễn Ngọc Uyển

 

 

16.9.2019

 


·        
Danh sách quý Dì được chép từ  “Liên lạc Tu sĩ Búng năm 1974 (số 1)” và Lịch sử họ đạo Búng 2007, hiện còn đang tiếp tục cập nhật ! 


 


Mộ phần nữ tu Martha Đoàn Thị Ca