ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Rể Đông sàng, Dâu Nam gián


ĐỘC GIẢ: Rể Đông sàn có phải muốn nói đến Đông cung thái tử? Dâu Nam giáng có phải muốn nói tích trên núi Nam Giáng (nàng Giáng Tiên) hay không?

AN CHI: Trước hết xin nói rằng đây là rể Đông sàng, dâu Nam gián chứ không phải “Đông sàn” và “Nam giáng”. Sàng là giường: vậy Đông sàng là giường phía Đông. Gián là khe núi: vậy Nam gián là khe núi phía Nam. Vế rể Đông sàng bắt nguồn ở tích Đông sàng thản phúc, nghĩa là nằm thẳng bụng trên giường phía Đông. Chuyện rằng nhà Vương Đạo có nhiều con trai chưa vợ nên Hy Giám mới cho người sang dọ để kén chồng cho con gái. Đám con trai nhà họ Vương biết thế nên anh nào cũng lăng xăng tìm cách làm cho khách để ý. Chỉ có Vương Hy Chi là nằm khểnh trên giường ở phía Đông, coi như không có chuyện gì xảy ra. Nghe người nhà thuật lại, Hy Giám biết Hy Chi ắt là rể quý, bèn chọn ngày lành tháng tốt mà gả con gái cho. Quả nhiên sau Vương Hy Chi là thư gia (calligraphe) nổi tiếng, ngày nay hễ nói đến thư pháp (calligraphie) Trung Hoa thì phải nhắc đến Vương Hy Chi. Vậy rể Đông sàng không liên quan gì đến Đông cung thái tử.
Còn vế dâu Nam gián thì bắt nguồn từ lời một bài trong Kinh Thi của Trung Hoa: vu dĩ thể tần, Nam gian chi tân nghĩa là đi hái rau tần bên khe núi phía Nam. Chỉ sự tần tảo của người con gái. Dâu Nam gián là con dâu chịu thương chịu khó. Vậy Nam gián không liên quan gì đến Giáng Hương của Từ Thức hoặc Giáng Kiều của Tú Uyên cả.
Truyện Lục Vân Tiên có câu:
Xem đà đẹp đẽ hòa hai:
Này dâu Nam gián, nọ trai Đông sàng

Kiến thức ngày nay, số 95, ngày 1.11.1992

Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn 1863 - 2013

150 năm Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn 1863 - 2013 

Phần 1: Phần 2: Phần 3: Phần 4: Phần 5: Phần 6: Phần 7: Phần 8: Phần 9: Phần 10: Phần 11: Phần 12: Phần 13: Phần 14: Phần 15: Phần 16: Phần 17: Phần 18: Phần 19: Phần 20: Phần 21: Phần 22: Phần 23: Phần 24: Phần 25: Phần 26: Phần 27: Phần 28: Phần 29: Phần 30: Phần 31: Phần 32:

Kỷ yếu Giáo Hoàng Học Viện Thánh PIÔ X Đà Lạt

Bà Trà, tên người thành tên môn võ, tên vùng đất...

Thủ Dầu Một năm 1918

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Đồ quỷ Sa Tăng


ĐỘC GIẢ: Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn nghe người ta chửi là “ đồ quỷ Sa Tắng” ?

AN CHI: Đấy là hai Sa Tăng khác nhau. Sa Tăng trong tiếng chửi là Sa Tăng bên Chúa Jesus, còn Sa Tăng mà bạn nói đến là Sa Tăng bên Phật Thích Ca. Sa Tăng bên đạo Thiên Chúa là trùm loài quỷ, thường được nói đến trong Tân Ước của Kinh Thánh, chẳng hạn: “Ngài ở nơi đồng vắng chịu quỷ Satan cám dỗ bốn mươi ngày, ở chung với thú rừng, và có thiên-sứ hầu việc ngài” (Mác,1:3). Satan ở đây chính là tên con quỷ mà người ta vẫn phát âm thành “ Sa Tăng”. Vậy xin phân biệt rõ kẻo oan cho Sa Ngộ Tịnh trong Tây du ký.

Kiến thức ngày nay, số 95, ngày 1.11.1992