ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

"Official", "Legitimate", "Righteousness" là sao?

Thơ rằng: "Chính thức, chính nghĩa, chính danh

Ba thứ "chính" ấy, nhập nhằng khổ ta!"

"OFFICIAL", "LEGITIMATE", "RIGHTEOUSNESS" LÀ SAO?

* Chữ nghĩa không thông, ắt não trạng bị rối!
1/ Đây, mượn ngay câu chuyện Adolf_Hitler. Quốc gia "Đệ tam đế chế" (Drittes Reich) của ông ta khởi lập vào năm 1933, bấy giờ bang giao với Mỹ, Anh, Pháp, Soviet. Tức là có được sự thừa nhận "OFFICIAL" ("chính thức") hẳn hòi.

Adolf Hitler thủ đắc quyền lực tại Đức có legitimate, hợp pháp ("chính danh") không?
Là LEGITIMATE, hợp pháp đâu ra đó. Như ri:
Cuối tháng 1/1933 Hitler được Tổng thống Paul von Hindenburg bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức. Rồi, Hindenburg qua đời, Hitler với mưu kế thâm hiểm đã tìm cách sáp nhập "hai ghế" Tổng thống và Thủ tướng vào làm một để ổng ngồi trên đó. Tháng 8 năm 1934, Hitler tổ chức Trưng cầu dân ý: Hitler thao túng và giành được số phiếu cao hẳn để trở thành "Führer" (Quốc trưởng) duy nhứt của nước Đức.

Mưu sâu kế hiểm của Hitler, khỏi bàn. Tuy nhiên, tiến trình Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng, rồi trở thành Quốc trưởng (qua "Trưng cầu dân ý"), hết thảy là theo trình tự đúng pháp luật, thành thử Hitler thủ đắc tính chính danh.

NHƯNG, cho dù "Offcial" (chính thức), và kể cả "Legitimate" (chính danh) thì cũng không phải là câu trả lời về "Righteousness" ("chính nghĩa") gì hết trơn hết trọi. Giữa các khái niệm "Offcial", "Legitimate" và "Righteousness" là không đồng nhứt với nhau.

Nếu ai viện dẫn một thể chế được thừa nhận "official" ("chính thức"), để rồi nói rằng thể chế đó nghiễm nhiên thủ đắc "righteousness" ("chính nghĩa"), chẳng hạn Đức Quốc Xã, ắt kẻ đó nhẹ nhứt là quá nông nổi, còn nặng hơn thì mắc bịnh tâm thần rồi đa!

2/ Nước Mỹ khi đặt bang giao "official" với nước khác, đương nhiên là cũng công nhận lá cờ của nước đối tác.
Tỉ như Tổng thống Mỹ, khi vẫn còn giữ bang giao với chế độ tà quyền Hitler, đương nhiên ổng cầm lá cờ của Quốc xã phất phới trên tay, theo đúng lễ thức ngoại giao. Chớ không lẽ biểu ông tổng thống lúc đó hất bỏ lá cờ của Quốc xã, hoặc lấy cái thứ gì đó thay cho lá cờ đặng cầm trên tay? Họa có khùng, hoặc dốt về ngoại giao!

Nhưng khi dứt bang giao, chẳng hạn sau đó nổ ra Đệ nhị thế chiến, thì tính chất "Official" của chế độ Hitler cũng dẹp, kéo lá cờ Quốc xã xuống, quăng vô sọt rác.

3/ Nói qua chuyện bên xứ Cao Miên.
Quí bạn có thắc mắc vì sao hồi năm 1993 Hun Sen buộc phải ngậm ngùi chia sẻ quyền lực, ông Norodom Sihanouk trở lại làm Quốc vương?
Đây không nói đến hậu trường chánh trị tùm lum tà la, cầu phải cả cuốn sách thì người ta mới bàn cho thấu đáo.

Mà đây, nhấn mạnh về tính chất luật pháp, là phải thực thi HIỆP ĐỊNH PARIS THÁNG 10 NĂM 1991! Theo đó, thể chế "Cộng hòa nhân dân Kampuchea" phải giải thể, Hun Sen không một cõi mình ên được nữa, mà phải tiến tới bầu cử tự do, kêu bằng là lịch sử sang trang mới.

Vì sao thể chế "Cộng hòa nhân dân Kampuchea" không được tiếp tục tồn tại (ra đời hồi năm 1979)? Là vì thể chế này tuy rõ rành thủ đắc "official" (chính thức), nhiều nước đặt bang giao, công nhận; NHƯNG lại không hoàn toàn chắc chắn về "legitimate" (hợp pháp, "chính danh"). Được diễn giải như sau:

... Hồi tháng 11 năm 1953, Pháp đồng ý ký kết giao trả chủ quyền lại cho người Khmer. Thành thử "Vương quốc Cambodia" (Kingdom of Cambodia), dòng họ Norodom nắm quyền, thủ đắc được tính chất hợp pháp (legitimate) trong chuyển giao quyền lực.

Cái rồi, hồi năm 1970, Thủ tướng Lon Nol làm đảo chánh mà lập nên thể chế gọi là "Cộng hòa Khmer" (Khmer Republic). Tiếp đó, tháng 4 năm 1975, Pol Pot dùng giải pháp quân sự để tấn công và lật đổ chế độ Lon Nol, lập ra "Kampuchea Dân chủ" (Democratic Kampuchea). Rồi, đến năm 1979, Pol Pot bị lật đổ, sau đó ra đời thể chế "Cộng hòa nhân dân Kampuchea" (People's Republic of Kampuchea) mà về sau vai trò nguyên thủ rơi vào tay Hun Sen.

Toàn bộ tiến trình vửa dẫn (Lon Nol <= Pol Pot <= Hun Sen) là những cuộc chuyển giao / chiếm hữu quyền lực bằng quân đội (giải pháp quân sự) mà không thông qua sự đồng thuận bằng lá phiếu của người dân Khmer.

Ta nói, nếu như chế độ "Cộng hòa nhân dân Kampuchea" của chính quyền Hun Sen vững như núi thì - nói nào ngay - họ không chỉ "official" (dĩ nhiên), mà họ cũng vỗ ngực tự sướng "legitimate" luôn.
NHƯNG, khi cần thay đổi bàn cờ lịch sử, người ta sẽ buộc phải viện dẫn về "LEGITIMATE" (hợp pháp, chính danh) - dựa trên công pháp quốc tế - để xóa bàn làm lại!

Thành thử cuộc bầu cử tự do có quốc tế giám sát, vào tháng 5 năm 1993 nhằm thực thi Hiệp định Paris, tính chất "chính danh" được trao lại cho thể chế ban đầu khi Pháp trao trả độc lập: "Vương quốc Cambodia" được tái lập vào năm 1993, đồng thời lấy lại quốc kỳ của Vương quốc Cambodia trước kia.

(Quốc vương là Sihanouk, đồng thủ tướng là Ranariddh và Hun Sen - hồi năm 1993).

4/ Tiếng Anh, bạn thấy rồi đó, "Official", "Legitimate", "Righteousness" là ba mặt chữ khác nhau hoàn toàn, dễ phân biệt hết sức.
Ngặt cái là khi chuyển ngữ tiếng Việt, cả ba khái niệm này đều... dính chữ "chính" ở trỏng (chính thức / chính danh / chính nghĩa), rồi tuyên truyền nhập nhằng.
Tỉ như, "chính thức" thì đem đồng nhứt với "chính danh" tuốt luốt (ồ, đâu phải lúc nào cũng vậy, như ví dụ dẫn trên, Hitler nắm quyền hồi năm 1933 là "chính thức" và cũng "chính danh"; nhưng chế độ Hun Sen thời Cộng hòa nhân dân Kampuchea là "chính thức" nhưng... "chính danh" thì - theo quốc tế - họ buộc đem trả lại cho Sihanouk của Vương quốc Cambodia).

Cũng chỉ vì chúng ta quen với khái niệm đối lập "Chính / Tà" , nên chữ "Chính" luôn được mặc định là cao đẹp, tốt đẹp. Kỳ thực, cái nghĩa "tốt đẹp" chỉ là một trong nhiều nghĩa của chữ "CHÍNH" mà thôi.

"CHÍNH" (dùng trong "chính thức" , "chính danh" , "chính nghĩa" ) là: thích đáng, hợp với quy phạm, đúng theo phép tắc.

Chính thức 正式 : là được nhìn nhận, đúng thể thức;
Chính danh
: là gọi tên cho đúng.
Chính nghĩa
: là lẽ phải mà ai cũng nhìn nhận.
Vậy đó, "chính thức", "chính danh" không đồng nhứt với "chính nghĩa" (có thể có, hoặc không có chính nghĩa).

* Tắt một lời, nhớ tới... tiếng Anh cho dễ thấy mặt chữ khác nhau lắm đa (dĩ nhiên, ý nghĩa cũng khác):
OFFICIAL
LEGITIMATE
RIGHTEOUSNESS

Theo trình tự 3 chữ vừa dẫn là: chính thức, chính danh (hợp pháp), chính nghĩa.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

----------------------------------------------------------------
Hình ảnh: 

1. Bang giao official giữa Vương quốc Anh với Đức Quốc Xã (lúc chưa hục hặc, tuyệt giao);

2. Quốc kỳ Vương quốc Cambodia trở lại (năm 1993) trên xứ sở Chùa Tháp, sau 40 năm kể từ ngày thành lập (năm 1953);
3. "Bộ sậu" UNTAC của Liên hiệp quốc cai quản và giám sát bầu cử tự do tại Cambodia.





 

 

Lịch sử Đàng Trong: Đang bị diễn giải bằng não trạng "Hán hóa Bắc Kinh"!

 LỊCH SỬ ĐÀNG TRONG: ĐANG BỊ DIỄN GIẢI BẰNG NÃO TRẠNG "HÁN BẮC KINH" !

Lập luận "nhiễm Hán hóa", có những kẻ cố ý tung ra và cũng có những người không đủ tỉnh táo mà lặp lại, là một thực tế đang được nhìn thấy trong khá nhiều sách báo viết về Đàng Trong.

Trước mắt, tôi xin hầu chuyện lai rai về phả hệ Chúa Nguyễn & Nhà Nguyễn cái đã!

"Hoành Sơn nhứt đới  山一帯 vạn đại dung thân   容身", đó là câu sấm Trạng Trình dành cho Nguyễn Hoàng, rằng cõi phía Nam đèo Ngang (Hoành Sơn) là chốn dung thân lâu dài.

A/ CHÚA NGUYỄN (177 năm, từ 1600 đến 1777), gồm 9 đời Chúa Nguyễn & 1 đời gọi bằng tước Vương.
1) Nguyễn Hoàng, tức CHÚA TIÊN (Tiên vương):
Từ năm 1600 Nguyễn Hoàng có một sự chọn lựa lịch sử, rất hệ trọng đối với dòng chảy sử Việt, là: chấm dứt, KHÔNG ra chầu vua Lê ngoài kinh (Thăng Long) nữa! Nguyễn Hoàng nhứt quyết "rạch đôi sơn hà", mở mang bờ cõi mình ên, và phòng bị quân Trịnh ngoài bắc lúc nào cũng lăm le ... đòi thống nhứt.

Quả là "vạn đại dung thân" khi cuộc tự chủ lãnh thổ lâu những 170 năm, ngay từ đầu thế kỷ 17 kéo dài cho đến gần cuối thế kỷ 18! Thời gian dài đủ để mở cõi minh mông cho Đàng Trong và phát triển kinh tế hơn hẳn Đàng Ngoài.

Thử tưởng tượng nếu quan quân Thăng Long hùng hục thống nhứt "sớm thành công" ngay trong những thập niên đầu thế kỷ 17, thì lấy gì có một miền Nam trù phú thuộc về người Việt? lấy gì mở mang những thương cảng phía Nam nổi bật nhứt khu vực Đông Nam Á?

Thay vào đó, "thống nhứt" quá sớm lại chỉ dẫn đến sự đấu đá hăng máu để giành quyền lực chiếm cứ đất đai, ăn trên ngồi tróc.
Và chỉ biết loanh quanh, co cụm trong vũng lầy chánh trị thủ cựu, lạc hậu!

2/ Nguyễn Phước Nguyên, tức CHÚA SÃI (Sãi vương):
Ông là người đầu tiên trong dòng dòi chúa Nguyễn xưng quốc tính là "Nguyễn Phước". Xin lưu ý: dòng tộc người ta đọc chữ 
 là "Phước" (chớ không "Phúc"), họ kép là "Nguyễn Phước" (không phải "Nguyễn Phúc"). Hãy giữ lấy phép văn minh, tôn trọng cách đọc như rứa!

Ngay trong đời thứ hai của chúa Nguyễn, là Chúa Sãi, Đàng Trong CHẤM DỨT hoàn toàn việc nộp thuế / bổng lộc cho triều đình ngoài bắc.

Nếu Chúa Tiên còn chấp thuận việc vua Lê ngoài bắc bổ nhiệm quan chức trong nam, thì ngay trong đời chúa Sãi đã giành cho mình quyền bổ nhiệm độc lập, gạt bỏ mọi sự bổ nhiệm từ Thăng Long.

3/ Nguyễn Phước Lan, tức CHÚA THƯỢNG (Thượng vương)
4/ Nguyễn Phước Tần, tức CHÚA HIỀN (Hiền vương)
5/ Nguyễn Phước Thái, tức CHÚA NGHĨA (Nghĩa vương)
6/ Nguyễn Phước Châu, tức CHÚA MINH (Minh vương)
7/ Nguyễn Phước Thụ, tức CHÚA NINH (Ninh vương)
8/ Nguyễn Phước Khoát, tức CHÚA VŨ (Vũ vương)
9/ Nguyễn Phước Thuần, tức CHÚA ĐỊNH (Định vương)

10/ Chúa Định không có con nối dõi, và bị áp lực nên nhường ngôi cho Nguyễn Phước Dương, tức Tân Chánh vương (gọi Nguyễn Phước Thuần là chú).
Để rồi, trong nội bộ lại chia thành hai phe (hậu thuẫn Nguyễn Phước Thuần, phe kia ủng hộ Nguyễn Phước Dương). Năm 1777, cả hai chú cháu đều bị Tây Sơn bắt giết.

Nguyễn Phước Ánh (còn gọi là Nguyễn Ánh, cháu của Nguyễn Phước Thuần) kịp thoát thân.
Sau này khi Nguyễn Phước Ánh khôi phục cơ đồ của họ "Nguyễn Phước", lên ngôi hoàng đế ("Gia Long") 1802, ông đã truy tôn Đế hiệu cho 9 đời chúa Nguyễn (riêng Nguyễn Phước Dương chỉ được truy tặng tước Vương).

B/ NHÀ NGUYỄN (143 năm, từ 1802 đến 1945), gồm 13 vua nhưng gói gọn trong 7 "đời":
1/ Gia Long (Nguyễn Phước Ánh)
2/ Minh Mạng (Nguyễn Phước Đảm)
3/ Thiệu Trị (Nguyễn Phước Miên Tôn)

4/ Tự Đức (Nguyễn Phước Hồng Nhiệm), con vua Thiệu Trị.
* Hiệp Hòa (Nguyễn Phước Hồng Dật) là con út của vua Thiệu Trị (đời thứ 3), cùng thế hệ với vua Tự Đức (đời thứ 4).

5/ Dục Đức (Nguyễn Phước Ưng Chân) gọi Tự Đức là bác ruột (vua Tự Đức không có con trai nối dõi);
* Kiến Phước (Nguyễn Phước Ưng Đăng) cũng gọi Tự Đức là bác.
* Hàm Nghi (Nguyễn Phước Ưng Lịch), em của Kiến Phước (đời thứ 5)
* Đồng Khánh (Nguyễn Phước Ưng Thị), cũng gọi Tự Đức là bác.

6/ Thành Thái (Nguyễn Phước Bửu Lân), con của vua Dục Đức (đời thứ 5)
* Khải Định (Nguyễn Phước Bửu Đảo), con của vua Đồng Khánh (đời thứ 5) => Khải Định và Thành Thái là hai anh em họ (cùng đời thứ 6);

7/ Duy Tân (Nguyễn Phước Vĩnh San), con của vua Thành Thái.
* Bảo Đại (Nguyễn Phước Vĩnh Thụy), con của vua Khải Định.
Bảo Đại cùng thế hệ với vua Duy Tân (đời thứ 7).

C/ SO SÁNH:
* Như tôi đã dẫn giải lai rai (mời đọc: Lời nguyền Thăng Long), đây nhắc lại cho gọn nhứt, là:
NHÀ LÝ, theo "lời sấm" hễ định đô tại Thăng Long liên tục 8 "đời" là dứt thời vận. Tính từ thời điểm chọn Thăng Long làm kinh đô năm 1010, cho đến năm 1224, là 214 năm.

NHÀ TRẦN, cho dù có đến 12 vua, kỳ thực chỉ gồm 8 "đời" thì tan rã: từ năm 1225 đến năm 1400 là 175 năm.

NHÀ LÊ TRUNG HƯNG: lưỡng đầu chế "cung Vua phủ Chúa"
- CHÚA TRỊNH: có cả thảy 11 người nắm ngôi Chúa đóng đô tại Thăng Long, nhưng vẫn nằm gọn trong 8 "đời", không thể đi quá "đời" thứ 8 là tiêu vong! Từ năm 1592 đến năm 1787, như vậy, là 195 năm.
- VUA LÊ (không tính 3 vua trước đó vì đóng đô ngoài Thăng Long, là tại Thanh Hóa): Có 12 vua - cũng chỉ gói đúng trong 8 "đời" - định đô tại Thăng Long nên ứng "lời sấm" vào đời thứ 8 thì sụp đổ! Từ năm 1592 đến năm 1789, như vậy, là 197 năm.

Tính thêm Nhà Lê sơ trước đó, đóng đô Thăng Long vào năm 1428 kéo dài đến năm 1527 được 6 "đời" (gồm 11 vua), xấp xỉ 100 năm.

Thành thử Hậu Lê (Lê sơ, Lê Trung hưng) có tổng cộng 14 "đời" (6 "đời" Lê sơ + 8 "đời" Lê Trung hưng), về tổng thời gian trị vì là 297 năm (100 năm Lê sơ, 197 năm Lê Trung hưng; chú ý, xin nhắc lại, chỉ tính những vua nào chọn Thăng Long làm kinh đô).

* Trong khi đó dòng tộc họ Nguyễn, chọn kinh đô xuôi về Nam (chớ không phải Thăng Long), có cả thảy 17 "đời" trị vị (10 đời chúa Nguyễn + 7 "đời" vua Nhà Nguyễn)!
Tổng thời gian "cầm trịch" là 320 năm (177 năm thời Chúa Nguyễn +143 năm thời vua Nhà Nguyễn)!

Thấy gì? Dòng tộc họ Nguyễn (chúa Nguyễn, vua nhà Nguyễn) - không đặt đô Thăng Long mà ở vùng Thuận Hóa - kéo dài được 17 "đời" > nhiều hơn họ Lê (Lê sơ, Lê Trung hưng) có 14 "đời" thôi!

Nhưng, trong sách vở hiện nay, tuyên truyền Hậu Lê cầm quyền nhiều đời nhứt trong sử Việt.
Thực ra, không mắc giống gì đi so đo thời gian nhiều hay ít - mà, ở đây, tôi nhận ra sự chi phối của cái gọi là "não trạng Hán hóa"!

Thủng thẳng, trong stt kỳ sau, tôi sẽ giải thích "não trạng Hán Bắc Kinh", "Hán hóa nội địa" nghĩa là gì? ./.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
-----------------------------------------------------------------
Hình ảnh:

1. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng; 2. Hoàng đế Gia Long
3. dãy Hoành Sơn đâm ra biẻn; 4. Hoành Sơn quan trên đèo Ngang (Hoành Sơn).

 








Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Lời nguyền: Thăng Long chỉ cho phép mỗi triều đại định đô 8 "đời" là dứt?

 LỜI NGUYỀN: THĂNG LONG CHỈ CHO PHÉP MỖI TRIỀU ĐẠI ĐỊNH ĐÔ 8 "ĐỜI" LÀ DỨT?

Stt này nói đến NHÀ LÊ TRUNG HƯNG, lịch sử chứng kiến lưỡng đầu chế: "cung Vua (vua Lê) / phủ Chúa (chúa Trịnh)". Sử ghi có cả thảy 15 người lên ngôi vua, rồi 11 người nắm ngôi chúa - vậy, "sấm 8 đời" đâu ứng nữa thì phải?
Trước đó, trên fb này tôi có ghi chú phả hệ nhà Lý (8 đời thì khí vận chấm dứt), nhà Trần có cả thảy 14 vua nhưng kỳ thực cũng gói trong 8 "đời" thì cạn kiệt, buộc phải chuyển sang triều đại khác: Nếu định đô liên tục tại Thăng Long: Chỉ 8 đời là dứt vận của từng triều đại, lịch sử sang trang!

Trong khi đó, nhà Lê sơ (từ đời vua Lê Lợi cho đến Lê Cung hoàng) có 11 người lên ngai vua nhưng, té ra, chỉ mới 6 "đời"! Thành thử không vướng "lời nguyền" (rằng: sẽ diệt vong nếu định đô tại Thăng Long tới 8 "đời") => họ Lê đã trở lại ngai vàng (Nhà Lê Trung hưng) sau khi đánh bại nhà Mạc: Người Việt hiểu sử Việt: Lời nguyền 8 đời tại Thăng Long?

NHÀ LÊ TRUNG HƯNG: "vua Lê / chúa Trịnh"
* VUA LÊ:
a) Sau khi Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng (nhà Lê sơ) để lập ra nhà Mạc (năm 1527), những quần thần ngưỡng vọng họ Lê tìm phương cách để khôi phục - họ "tản cư" qua Ai Lao, rồi sau đó dấy binh tại Thanh Hóa, tôn Lê Duy Ninh lên ngôi tức Lê Trang Tông (vào năm 1533). Lê Duy Ninh được cho là con của cựu hoàng Lê Chiêu Tông (nhà Lê sơ).

Kế tiếp là vua Lê Trung Tông (tên thật là Lê Duy Huyên). Vua Trung Tông KHÔNG có con nối dõi, thành thử dòng tộc Lê Thái Tổ (Lê Lợi) tới lúc này là tuyệt tự!

b) Sau đó, đến lượt Lê Anh Tông (Lê Duy Bang) lên ngôi. Chú ý: Lê Anh Tông thuộc dòng dõi của Lê Trừ (anh của Lê Lợi), từ đây về sau trong suốt triều đại Nhà Lê Trung hưng KHÔNG còn là dòng tộc trực hệ của Lê Thái Tổ (Lê Lợi).

Nói cách khác, Nhà Lê sơ thuộc dòng vua Lê Lợi; trong khi Nhà Lê Trung hưng thuộc dòng Lê Trừ.

c) Nối tiếp Lê Anh Tông là vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm). Đến đời vua Lê Thế Tông này, vào năm 1592, thì mới đánh đuổi nhà Mạc ra khỏi Thăng Long. Tức là cả 3 vua trước đó - Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông đều KHÔNG định đô tại Thăng Long (mà định đô tại Thanh Hóa).

d) "Lời nguyền của sấm truyền"? Chỉ được tính từ lúc ĐỊNH ĐÔ TẠI THĂNG LONG, và sau đó nếu triều đại định đô LIÊN TỤC SUỐT 8 "ĐỜI" thì diệt vong là điều không tránh khỏi.

Thành thử thời vận của NHÀ LÊ TRUNG HƯNG, theo "sấm", là được liệt kê bắt đầu từ vua Lê Thế Tông (khi định đô tại Thăng Long):
1/ Đời vua Lê Thế Tông.
2/ Lê Kính Tông (Lê Duy Tân).
3/ Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ).
4/ Có bốn vua: Lê Chân Tông (Lê Duy Hựu) - Lê Huyền Tông (Lê Duy Vũ) - Lê Gia Tông (Lê Duy Cối) - Lê Hy Tông (Lê Duy Hiệp) hết thảy đều là con của Lê Thần Tông (đời thứ 3). Tức cả bốn vua này đều cùng một thế hệ (cùng "đời").

5/ Lê Dụ Tông (Lê Duy Đường) là con của Lê Hy Tông.
6/ Có hai vua: Lê Thuần Tông (Lê Duy Tường) - Lê Ý Tông (Lê Duy Thận), cả hai đều là con của vua Lê Dụ Tông (đời thứ 5).

7/ Lê Hiển Tông (Lê Duy Diêu) là con Lê Thuần Tông (đời thứ 6).
8/ Lê Mẫn đế (tức Lê Chiêu Thống) là cháu của Lê Hiển Tông (đời thứ 7).
Lê Chiêu Thống rước quân Thanh, và sau đó bị Quang Trung kéo quân từ Đàng Trong ra Thăng Long dẹp tan (năm 1789). Lê Chiêu Thống bỏ chạy qua Tàu.

* Nhà Lê Trung hưng có 12 vua định đô tại Thăng Long (cả thảy 15 vua nhưng 3 vua giai đoạn đầu là ở Thanh Hóa nên không tính vào, theo "sấm truyền"): có 12 vua, kỳ thực chỉ gói trong 8 "đời", và quả nhiên nhà Lê Trung hưng diệt vong ở "đời" thứ 8 định đô tại Thăng Long!

* CHÚA TRỊNH
Sử ghi có 11 chúa, nhưng khi phân tích phả hệ thì ngỡ ngàng lắm đa!

Dòng họ Trịnh khởi đầu với Trịnh Kiểm, rồi Trịnh Cối phò nhà Lê Trung hưng lúc còn phiêu dạt ở Thanh Hóa. Đến Trịnh Tùng thì mới chính thức lập phủ Chúa, đóng tại Thăng Long (vào năm 1592).
1/ Trịnh Tùng
2/ Trịnh Tráng
3/ Trịnh Tạc
4/ Trịnh Căn
5/ Trịnh Cương
6/ Có hai Chúa: Trịnh Giang - Trịnh Doanh, cả hai đều là con của Trịnh Cương, cùng một "đời" (một thế hệ).

7/ Trịnh Sâm (con của Trịnh Doanh)
8/ Có hai Chúa: Trịnh Cán - Trịnh Khải, cả hai đều là con của Trịnh Sâm, cùng một "đời" (một thế hệ).

Khi đọc phả hệ tới đây, tới "đời" thứ 8 rồi, theo sấm truyền thì phủ Chúa (chúa Trịnh) diệt vong. Nhưng... vẫn còn tiếp một chúa nữa, là Trịnh Bồng, thì mới chấm dứt (vào năm 1787). Vậy, "sấm" đã trật lất chớ gì nữa?

Té ra Trịnh Bồng là con của Trịnh Giang (đời thứ 6), tức là anh họ của Trịnh Sâm, cùng một thế hệ với Trịnh Sâm (đời thứ 7). Trịnh Bồng, như vậy, là thuộc về đời thứ 7 trước đó!
Thành thử phả hệ "chúa Trịnh" cũng chỉ kéo dài tổng cộng 8 "đời" ĐÓNG ĐÔ TẠI THĂNG LONG là cạn kiệt.

TẠM THAY LỜI KẾT
Nói nào ngay, "sấm truyền" cũng chỉ nghĩ là chuyện để "tán" chơi chơi.

Nhưng, lạ thiệt, sấm ứng với nhà Lý từ đầu thế kỷ 11, rồi tới nhà Lê Trung hưng - Chúa Trịnh kết thúc vào cuối thế kỷ 18, cách nhau những 700 năm hơn, "sấm" vẫn đúng răm rắp!
-----------------------------------------------------------------------
(hình ảnh: tranh vẽ thời Lê Chiêu Thống, đời thứ 8 - đời cuối cùng - của nhà Lê Trung hưng định đô liên tục tại Thăng Long, đón rước giặc Thanh)



"SẤM" MÀ CHẲNG PHẢI "SẤM", KỲ THỰC LÀ ĐỂ NHẬN RA QUYỀN LỰC HỮU HẠN CỦA THẾ GIAN...
Trên fb này tôi đã lai rai trò chuyện về phả hệ Nhà Lý, nhà Trần: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1051077691992877; phả hệ Nhà Lê sơ, Nhà Mạc: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1052794141821232 ; phả hệ Nhà Lê Trung hưng với lưỡng đầu chế "cung Vua, phủ Chúa": https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1054492831651363

Tựu trung là "lời sấm, lời nguyền 8 đời" dành cho những triều đại định đô ở Thăng Long.
Kỳ thực tôi không quan tâm đến "ứng nghiệm của sấm" cho bằng - qua cái gọi là "sấm" - để nhận ra rằng: quyền lực thế gian dù có mong muốn kéo dài sự tồn tại của thế chế này kia đi nữa, thì hết thảy cũng "mưu sự tại nhân, thành sự tại THIÊN"!

Này, tham vọng muốn soán ngôi "Tạo hóa" ư? Rốt cuộc, chỉ là ảo vọng, là sự phóng đại quyền lực trần gian một cách khốn đốn mà thôi.
---------------------------------------------------------
(hình ảnh: lăng Gia Long, vị hoàng đế đầu tiên của một nước Việt trải dài theo dáng cong chữ S) 

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

 

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Người Việt hiểu sử Việt: "Lời nguyền 8 đời tại Thăng Long"?

 Người Việt hiểu sử Việt:

"LỜI NGUYỀN 8 ĐỜI TẠI THĂNG LONG"?

Mời quí bạn đọc về Nhà Lý, Nhà Trần: Nếu định đô liên tục tại Thăng Long: Chỉ 8 đời là dứt vận của từng triều đại, lịch sử sang trang! - để biết nhà Lý quả nhiên là 8 đời thì vận hạn cạn kiệt, rồi nhà Trần có tới 14 vua nhưng kỳ thực cũng chỉ gói trong 8 đời (8 thế hệ) thì dứt.
Nói nào ngay, mượn "sấm" nói chơi thôi, đặng mời quí bạn - quan trọng hơn - có dịp cùng nhau ôn lại sử nước nhà! Tôi cũng thấy vui khi có một số quí bạn chịu ngược dòng quá khứ mà tìm hiểu phả hệ các triều đại xưa.

Stt kỳ này tiếp tục dòng chảy lịch sử, đây nói tới NHÀ LÊ SƠ & NHÀ MẠC.

III/ NHÀ LÊ SƠ
1/ Lê Thái Tổ (Lê Lợi, trị vì 1428-1433)
2/ Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long, 1433-1442)
3/ có ba vua cùng một thế hệ: Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ, 1442-1459) - Lê Nghi Dân (1459-1460) - Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành, 1460-1497): cả ba đều là con của Lê Thái Tông.

4/ Lê Hiến Tông (Lê Tranh, 1497-1504)
5/ có ba vua cùng một thế hệ: Lê Túc Tông(Lê Thuần, 1504-1505) - Lê Uy Mục (Lê Tuấn, 1504-1509): Túc Tông và Uy Mục đều là con của Lê Hiến Tông (đời thứ 4) - Lê Tương Dực (Lê Oanh, 1509-1516) em họ của Lê Uy Mục.

6/ có hai vua cùng một thế hệ: Lê Chiêu Tông (Lê Y, 1516-1522) cháu gọi Lê Tương Dực (đời thứ 5) là chú - Lê Cung Hoàng (Lê Xuân, 1522-1527) là em ruột của Lê Chiêu Tông.

Lê Cung Hoàng là vua cuối cùng của Nhà Lê Sơ, bị Mạc Đăng Dung ép nhường ngôi vào tháng 6/1527 (=> lập ra Nhà Mạc). Như vậy Nhà Lê sơ có cả thảy 11 người làm vua, nhưng chỉ gồm trong 6 "đời" (6 thế hệ).

IV/ NHÀ MẠC
1/ Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung)
2/ Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh)
3/ Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải)
4/ Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên)
5/ Mạc Mục Tông (Mạc Mậu Hợp)
6/ Mạc Cảnh Tông (Mạc Toàn)
Vào năm 1592, nhà Mạc bị đánh bạt (phải dời đô từ Thăng Long lên Tuyên Quang), được thay thế bởi Nhà Lê Trung hưng.

* LUẬN GIẢI:
A) Nhà Mạc KHÔNG vướng phải "lời nguyền" (rằng "bất luận triều đại nào nếu định đô tại Thăng Long liên tục tới 8 đời thì chắc chắn diệt vong"): vì nhà Mạc chỉ trụ tại Thăng Long 6 đời mà thôi, thành thử nhà Mạc - sau đó, khi dời đô lên Tuyên Quang - còn kéo dài được thêm 6 đời nữa (Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ, Mạc Kính Hẻ, và Mạc Kính Quang)!

B/ Nhà Lê sơ chỉ trụ 6 "đời" tại Thăng Long (đến năm 1527), do đó cũng KHÔNG vướng phải "lời nguyền 8 đời Thăng Long", tức không bị cạn kiệt vận hạn.
Mà, sau đó vào năm 1592 lại được tiếp nối bởi Nhà Lê Trung hưng (đánh đuổi nhà Mạc ra khỏi Thăng Long)!

* Nhà Lê Trung Hưng: đây là thời kỳ lưỡng đầu chế "vua Lê - chúa Trịnh". Theo sử, có cả thảy 14 người lên ngôi vua (vua Lê) và 11 người lên ngôi chúa (chúa Trịnh).

Ồ, "sấm 8 đời" vậy là trật lất đối với Nhà Lê Trung hưng?
Mời quí bạn tìm lại sử xưa, đặng xem phả hệ của vua Lê (Lê Trung hưng) lẫn phả hệ của chúa Trịnh coi thực hư ra sao.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
----------------------------------------------------------
Hình ảnh: Đền vua Lê Thái tổ (Lê Lợi) ở Hà Nội.




 

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Nếu định đô liên tục tại Thăng Long: Chỉ 8 đời là dứt vận của từng triều đại, lịch sử sang trang!

 NẾU ĐỊNH ĐÔ LIÊN TỤC TẠI THĂNG LONG: CHỈ 8 ĐỜI LÀ DỨT VẬN CỦA TỪNG TRIỀU ĐẠI, LỊCH SỬ SANG TRANG!

Được gọi là "phong thủy" hay "sấm" gì đó (không phải sấm Trạng Trình), thành thử tôi cũng không đặt vấn đề khả tín tới đâu. Nhưng, nhiều người nói "sấm rất đúng". Thôi thì, tôi nghĩ, cũng là một dịp rất tốt để chúng ta cùng nhau đọc mà thuộc sử nước nhà.

I/ NHÀ LÝ:
1 Lý Thái Tổ (vào năm 1010 bắt đầu định đô tại Thăng Long)
2 Lý Thái Tông
3 Lý Thánh Tông
4 Lý Nhân Tông
5 Lý Thần Tông
6 Lý Anh Tông
7 Lý Cao Tông
8 Lý Huệ Tông

Tại đền thờ Lý bát đế (Bắc Ninh) chỉ tính đến đời thứ 8 Lý Huệ Tông (còn công chúa Lý Chiêu Hoàng, con của vua Lý Huệ Tông, tuy được truyền ngôi nhưng chỉ thời gian ngắn ngủi thì buộc phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, chuyển sang triều đại mới: Nhà Trần)

* Luận giải:
Theo "sấm" thì một khi định đô tại THĂNG LONG, và định đô LIÊN TỤC NỐI NHAU QUA 8 ĐỜI, thì đến đời thứ 8 là cạn kiệt thời vận!
(tức là: hoặc kết thúc triều đại ngay trong đời thứ 8 để lịch sử sang trang mới; hoặc "chuyển tiếp", khá chóng vánh, trong đời kế tiếp để rồi buộc phải bước hẳn sang triều đại khác).

Xem ra, thời vận Nhà Lý quả nhiên ứng với 8 đời thì dứt thời vận!

II/ NHÀ TRẦN
Theo sử thì có cả thảy 14 người lên ngôi vua (14 vua) vào thời Trần. Ồ, vậy đâu có ứng "8 đời"?
Tìm hiểu, khái niệm "đời" (liên quan đến vận hạn của triều đại) theo sấm truyền là được diễn giải như ri:
1) Chỉ tính những đời vua đặt kinh đô tại Thăng Long (những vua nào không định đô tại Thăng Long thì không tính vào);
2) Định đô tại Thăng Long LIÊN TỤC được cả thảy 8 "đời" => lịch sử sang trang triều đại khác.
"Đời", ở đây, được lưu ý là: nếu ngôi báu được chuyển giao cho anh em ruột / anh em họ, chỉ tính là 1 đời (vì cùng thế hệ).

Thành thử xem lại phả hệ của Nhà Trần, để thấy:
1 Trần Thái Tổ
2 Trần Thái Tông
3 Trần Thánh Tông
4 Trần Nhân Tông
5 Trần Anh Tông
6 Trần Minh Tông
7 Có bốn vua là Trần Nghệ Tông – Trần Hiến Tông – Trần Dụ Tông – Trần Duệ Tông, là anh em với nhau (cùng một thế hệ), đều là con của vua Trần Minh Tông (đời thứ 6);
8 Có ba vua là Trần Phế Đế (con Trần Duệ Tông cũng đời thứ 7) - Nhật Lễ (Trần Nhật Kiên) - Trần Thuận Tông (con Trần Nghệ Tông đời thứ 7).

Trần Thuận Tông và Trần Phế Đế là anh em họ với nhau (cùng một thế hệ). Trong khi đó, Nhật Lễ gọi vua Trần Dụ Tông là chú và được chú Trần Dụ Tông (đời thứ 7) truyền ngôi, thành thử Nhật Lễ cũng cùng một thế hệ với Thuận Tông và Phế Đế.

* Thấy gì? Dưới đời vua Trần Thuận Tông (nằm trong đời thứ 8) có sự dời đô vào Thanh Hóa vào năm 1398 (do áp lực của Thái sư Hồ Quý Ly). Tức kinh đô Thăng Long chỉ dung chứa Nhà Trần đến đời thứ 8 mà thôi.
Và rồi, "chuyển tiếp" rất nhanh trong đời vua Trần Thiếu Đế (con vua Trần Thuận Tông), lúc này đóng đô ở Thanh Hóa, mới 3 tuổi đã phải nhường ngôi báu lại cho Hồ Quý Ly, chuyển sang triều đại khác hẳn!

Xem ra, Nhà Trần tuy có 14 vua nhưng kỳ thực CŨNG CHỈ 8 "ĐỜI" là cạn kiệt thời vận!

* NHÀ LÊ (Lê sơ) khởi đầu với vua Lê Thái Tổ đóng đô tại Thăng Long => chuyển qua NHÀ MẠC (đóng đô tại Thăng Long) => NHÀ LÊ (Lê Trung hưng: vua Lê / chúa Trịnh) định đô Thăng Long - mỗi triều đại này có ứng với "sấm 8 đời" hay không? ./.
----------------------------------------------------------
* Nhà Hồ (kế tiếp nhà Trần), đầu thế kỷ 15, định đô ở Thanh Hóa. Rồi, mãi sau này Chúa Nguyễn (thế kỷ 17, 18), Nhà Nguyễn (thế kỷ 19, 20) định đô tại Phú Xuân - nên không nằm trong "sấm truyền" về khí vận triều đại nơi đất Thăng Long.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

Hình ảnh: Đền TRẦN ở Nam Định.
Đền LÝ bát đế ở Bắc Ninh.




 

 

Hiệu ứng Bradley (Bradley Effect)

 “HIỆU ỨNG BRADLEY” (Bradley Effect)

* Joe Biden vào lúc này đang tự rơi vào cái bẫy được gọi là “Hiệu ứng Bradley”.
1) Trước khi giải thích về "hiệu ứng Bradley", đây nhắc tới một sự kiện long trời lở đất hồi năm 1984. Lúc đó, trong cuộc đua vào tòa Bạch Cung, ông Ronald Regan đảng CH đè bẹp ứng viên Mondale đảng DC tới mức không ngờ nổi. Reagan thắng cử gần như tuyệt đối: thắng tại 49 /50 tiểu bang! (ứng viên DC Mondale chỉ thắng vỏn vẹn tại 1 tiểu bang, Minnesota, kêu bằng là cho DC đỡ tủi)

Reagan chinh phục lá phiếu cử tri tại 49 tiểu bang (hầu như chiếm lĩnh toàn bộ nước Mỹ), điều này có nghĩa là: có những tiểu bang vốn dĩ "thành đồng" bên đảng DC, NHƯNG cử tri đã chuyển sang bỏ phiếu cho bên CH nhiều hơn!

Người ta nói đến "hiệu ứng Bradley" - trong những lý do tạo nên sự thắng cử áp đảo không ngờ của Ronald Reagan.

2) Hiệu ứng Bradley (Bradley Effect) là gì?
Trước đó nữa, vào năm 1982, trong cuộc tranh cử chức Thống đốc tiểu bang California, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy ông Tom Bradley, thị trưởng Los Angeles người da đen, đều dẫn điểm trước đối thủ George Deukmejian, người da trắng. Và dẫn điểm ở một khoảng cách đáng kể.
Nào dè, Tom Bradley bại trận!

Giới phân tích chánh trị nhảy vào tìm hiểu, và rồi họ "phát hiện":

Trong bối cảnh của một nền "chánh trị phải đạo" (political correctness) chi phối, thời thượng trên ngôn luận là "đồng tính", là "tự do cho nữ quyền, kể cả quyền quyết định giết chết hài nhi trong bụng", là "tự do cho da đen" (mặc dù, xin chú ý: không đâu bằng nước Mỹ mà người da đen được bảo vệ tốt hơn hết, không nước nào ở phương Tây, ở châu Âu có một tổng thống là người da đen như Mỹ với ông Obama) .v.v...

Thành thử khi thăm dò, ai cũng nói theo thời thượng "phải đạo" - trong đó có cả việc nêu ý kiến ủng hộ DC cho khỏi bị làm phiền bởi những người ủng hộ DC (quải đản thay, không phải là thái độ trí thức mà những người DC lại rất thường hung hãn, hung hăng, hùng hổ), hoặc là người được khảo sát ý kiến bèn giữ im lặng cho qua chuyện.

NHƯNG, khi đi bỏ phiếu thì họ chọn lựa đúng với suy nghĩ của họ. Lúc đó chỉ có mỗi cử tri đối diện với lá phiếu của họ (không bị truyền thông phe đảng xía vô làm phiền), họ thực sự được TỰ DO.

Giới phân tích gọi tên cho hiện tượng cử tri nói một đàng nhưng bỏ phiếu một nẻo, là "Hiệu ứng Bradley"!

3) Chỉ vì không tiên liệu về "hiệu ứng Bradley", mà giới chính khách bên DC bị choáng váng - trong kỳ Ronald Reagan đại thắng tới 49/50 tiểu bang (năm 1984).
Hoặc, ở mức "nhẹ" hơn chưa phải long trời lở đất (chiến thắng áp đảo hầu hết nước Mỹ), là kỳ tranh cử TT năm 2016 khi Hillary được thăm dò tới 90% cử tri ủng hộ, để rồi Donald Trump mới là người chiến thắng!
Ở đây, cũng có "hiệu ứng Bradley", bên DC quá tin vào các cuộc thăm dò rồi ... té chỏng gọng.
Lúc thăm dò, không ít cử tri nói một đàng, nhưng đến lúc bỏ phiếu thì họ thực hiện hoàn toàn khác đi.

* Vào lúc này, gần đến kỳ bỏ phiếu/kiểm phiếu TT 2020, Joe Biden đang rơi vào cái bẫy được gọi là “Hiệu ứng Bradley”, bộ sậu của ông ta không tài nào biết được thực hư về thái độ của cử tri Mỹ.

Trong khi đó, Kyle Dropp - giám đốc điều hành Bộ phận khoa học dữ liệu và khảo sát của Morning Consult - nhận định: kỳ tranh cử TT 2020 đang đến gần, có nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump - nhưng họ “ngại” thừa nhận công khai trong các cuộc thăm dò dư luận (do báo chí đa phần thiên tả DC tổ chức).

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt





Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Electoral Colleges là những đoàn cử tri danh dự, bỏ phiếu theo nghi thức - "Một miếng giữa đàng hơn một sàng xó bếp"

 ELECTORAL COLLEGES LÀ NHỮNG ĐOÀN CỬ TRI DANH DỰ, BỎ PHIẾU THEO NGHI THỨC - "MỘT MIẾNG GIỮA ĐÀNG HƠN MỘT SÀNG XÓ BẾP"

Thiệt sự, stt này chỉ là Phụ chú, bởi vì thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ tôi đã trình bày xong xuôi, đúng bản chất CHÁNH TRỊ DÂN CHỦ rất đặc sắc của nước Mỹ qua bài sau: Thể thức Bầu cử Tổng thống Mỹ 1, và bài: Thể thức Bầu cử Tổng thống Mỹ 2.
Nếu quí bạn nào chưa đọc, xin đọc đi đã, trước khi đọc Phụ chú này (để khỏi "gõ vào cánh cửa đã mở", khỏi thắc mắc những gì tôi đã giải thích, mắc mệt).

Đây, chỉ nhắc điều chánh yếu là: trong tiến trình người dân Mỹ bỏ phiếu bầu Tổng thống / được kiểm phiếu POPULAR VOTES THEO TỪNG TIỂU BANG, và chỉ xuất hiện Electoral votes (Phiếu tuyển cử, còn gọi là "Phiếu Tổng thống") mang tính chất một thể thức qui đổi "chấm điểm".
Xin quí bạn chú ý: HOÀN TOÀN KHÔNG XUẤT HIỆN NHỮNG ELECTORAL COLLEGES trong giai đoạn quan trọng này của cuộc bầu cử!

Năm nay, bầu cử TT Mỹ vào ngày 3/11/2020, và mãi hơn một tháng sau thì mới họp những Electoral Colleges vào ngày 14/12/2020.
Electoral colleges thực chất là gì? Mắc gì phải hội họp, sau khi đã có kết quả ứng viên đắc cử Tổng thống?

1/ Mời quí bạn đọc, theo Hiến pháp Mỹ điều II, phần 1 có qui định: "Các Thượng nghị sĩ và Dân biểu liên bang KHÔNG được tham gia vào những Electoral colleges". Tức những thành viên có mặt trong các electoral colleges - như vậy - không thủ đắc tư cách đại diện của cử tri, không đại cử tri gì ráo. Người dân không hề bỏ phiếu bầu ra những electors này.

Bao nhiêu electors được cử đi? Là dựa trên số lượng nghị sĩ (Thượng nghị sĩ, Dân biểu liên bang) của mỗi tiểu bang, NHƯNG electors KHÔNG phải là nghị sĩ! Chẳng hạn, tiểu bang California có 55 electors, Texas có 38 electors...

Họ, những electors (tuyển cử viên), là những doanh nhân, nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội..., tắt một lời họ là celebrities trong tiểu bang. Họ được giới chức chánh quyền / giới chức đảng phái trong mỗi tiểu bang TUYỂN chọn và CỬ đi "phó hội bàn đào" trong vai trò những cử tri danh dự.

2/ Mời quí bạn đọc tiếp, theo luật pháp qui định và được Tối cao Pháp viện minh định lần nữa trong năm 2019, là: "Các tuyển cử viên (electors) phải CAM KẾT bỏ phiếu cho ứng viên thắng cử tại tiểu bang! Nếu VI PHẠM cam kết, tuyển cử viên (elector) SẼ BỊ THAY bằng tuyển cử viên khác".

Cuộc bỏ phiếu của các tuyển cử viên (electors) được gọi là "formal voting". Nhiều người dịch sang tiếng Việt bấy lâu nay là... "bỏ phiếu chính thức" - rồi tự rước vô đầu mình cái suy nghĩ trật lất là những electors đóng vai trò quyết định chính thức bầu ai làm Tổng thống.

Coi, đi bỏ phiếu mà ĐÃ BIẾT TRƯỚC KẾT QUẢ, và phải cam kết bỏ phiếu theo đúng kết quả có sẵn. Vậy, đâu phải là bỏ phiếu đúng nghĩa "bầu chọn" nữa.
"Formal", ở đây mang nghĩa là: "hình thức", "nghi thức". Ở đây, các đoàn tuyển cử viên (electoral colleges) thực hiện BỎ PHIẾU THEO NGHI THỨC (formal voting) không hơn không kém.

Nhớ lại, hồi tháng 11 năm 2016, bà Hillary thắng cử tại tiểu bang California, còn ông Trump thắng cử tại tiểu bang Florida, Texas... Vậy nên, vào tháng 12 diễn ra cuộc "phó hội" thì 55 electors của California phải bỏ phiếu cho bà Hiilary / còn 38 electors của Texas, 29 electors của Florida phải bỏ phiếu cho ông Trump.
Và, bỏ phiếu ra sao mặc lòng thì kết quả chung cuộc của formal voting này vẫn phải bảo đảm cho Donald Trump đắc cử Tổng thống (vì cuộc bầu cử của người dân Mỹ vào tháng 11 trước đó đã có kết quả chính thức là ông Trump trở thành Tổng thống).

3/ Vậy, mắc giống gì phải diễn ra những cuộc bỏ phiếu theo nghi thức?

Ta nói, sinh hoạt chánh trị của bất cứ quốc gia nào cũng đều có những lễ thức, nghi thức (mỗi nước bày ra mỗi cách thức khác nhau).
Loan báo ai đắc cử Tổng thống, đó là phần việc của hệ thống báo đài. NHƯNG, chưa đủ, cần phải được XÁC NHẬN theo một thể thức long trọng.

Ở Mỹ, thể thức được xác định là tiến hành những cuộc FORMAL VOTING của các đoàn cử tri danh dự (electoral colleges).

Về phần các electors, cuộc bỏ phiếu thừa biết là KHÔNG ĐƯỢC THAY ĐỔI KẾT QUẢ CÓ SẴN - nhưng đây là cuộc "phó hội" danh dự! Phải là những celebrities của mỗi tiểu bang thì mới được mời, được cử đi.

Xin mượn thành ngữ VN để nói, "một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp"! Nếu bạn không phải celebrities thì... mơ đi, không có "cửa" để vào ngồi trong các electoral colleges đâu!

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt