ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Lịch sử Đàng Trong: Đang bị diễn giải bằng não trạng "Hán hóa Bắc Kinh"!

 LỊCH SỬ ĐÀNG TRONG: ĐANG BỊ DIỄN GIẢI BẰNG NÃO TRẠNG "HÁN BẮC KINH" !

Lập luận "nhiễm Hán hóa", có những kẻ cố ý tung ra và cũng có những người không đủ tỉnh táo mà lặp lại, là một thực tế đang được nhìn thấy trong khá nhiều sách báo viết về Đàng Trong.

Trước mắt, tôi xin hầu chuyện lai rai về phả hệ Chúa Nguyễn & Nhà Nguyễn cái đã!

"Hoành Sơn nhứt đới  山一帯 vạn đại dung thân   容身", đó là câu sấm Trạng Trình dành cho Nguyễn Hoàng, rằng cõi phía Nam đèo Ngang (Hoành Sơn) là chốn dung thân lâu dài.

A/ CHÚA NGUYỄN (177 năm, từ 1600 đến 1777), gồm 9 đời Chúa Nguyễn & 1 đời gọi bằng tước Vương.
1) Nguyễn Hoàng, tức CHÚA TIÊN (Tiên vương):
Từ năm 1600 Nguyễn Hoàng có một sự chọn lựa lịch sử, rất hệ trọng đối với dòng chảy sử Việt, là: chấm dứt, KHÔNG ra chầu vua Lê ngoài kinh (Thăng Long) nữa! Nguyễn Hoàng nhứt quyết "rạch đôi sơn hà", mở mang bờ cõi mình ên, và phòng bị quân Trịnh ngoài bắc lúc nào cũng lăm le ... đòi thống nhứt.

Quả là "vạn đại dung thân" khi cuộc tự chủ lãnh thổ lâu những 170 năm, ngay từ đầu thế kỷ 17 kéo dài cho đến gần cuối thế kỷ 18! Thời gian dài đủ để mở cõi minh mông cho Đàng Trong và phát triển kinh tế hơn hẳn Đàng Ngoài.

Thử tưởng tượng nếu quan quân Thăng Long hùng hục thống nhứt "sớm thành công" ngay trong những thập niên đầu thế kỷ 17, thì lấy gì có một miền Nam trù phú thuộc về người Việt? lấy gì mở mang những thương cảng phía Nam nổi bật nhứt khu vực Đông Nam Á?

Thay vào đó, "thống nhứt" quá sớm lại chỉ dẫn đến sự đấu đá hăng máu để giành quyền lực chiếm cứ đất đai, ăn trên ngồi tróc.
Và chỉ biết loanh quanh, co cụm trong vũng lầy chánh trị thủ cựu, lạc hậu!

2/ Nguyễn Phước Nguyên, tức CHÚA SÃI (Sãi vương):
Ông là người đầu tiên trong dòng dòi chúa Nguyễn xưng quốc tính là "Nguyễn Phước". Xin lưu ý: dòng tộc người ta đọc chữ 
 là "Phước" (chớ không "Phúc"), họ kép là "Nguyễn Phước" (không phải "Nguyễn Phúc"). Hãy giữ lấy phép văn minh, tôn trọng cách đọc như rứa!

Ngay trong đời thứ hai của chúa Nguyễn, là Chúa Sãi, Đàng Trong CHẤM DỨT hoàn toàn việc nộp thuế / bổng lộc cho triều đình ngoài bắc.

Nếu Chúa Tiên còn chấp thuận việc vua Lê ngoài bắc bổ nhiệm quan chức trong nam, thì ngay trong đời chúa Sãi đã giành cho mình quyền bổ nhiệm độc lập, gạt bỏ mọi sự bổ nhiệm từ Thăng Long.

3/ Nguyễn Phước Lan, tức CHÚA THƯỢNG (Thượng vương)
4/ Nguyễn Phước Tần, tức CHÚA HIỀN (Hiền vương)
5/ Nguyễn Phước Thái, tức CHÚA NGHĨA (Nghĩa vương)
6/ Nguyễn Phước Châu, tức CHÚA MINH (Minh vương)
7/ Nguyễn Phước Thụ, tức CHÚA NINH (Ninh vương)
8/ Nguyễn Phước Khoát, tức CHÚA VŨ (Vũ vương)
9/ Nguyễn Phước Thuần, tức CHÚA ĐỊNH (Định vương)

10/ Chúa Định không có con nối dõi, và bị áp lực nên nhường ngôi cho Nguyễn Phước Dương, tức Tân Chánh vương (gọi Nguyễn Phước Thuần là chú).
Để rồi, trong nội bộ lại chia thành hai phe (hậu thuẫn Nguyễn Phước Thuần, phe kia ủng hộ Nguyễn Phước Dương). Năm 1777, cả hai chú cháu đều bị Tây Sơn bắt giết.

Nguyễn Phước Ánh (còn gọi là Nguyễn Ánh, cháu của Nguyễn Phước Thuần) kịp thoát thân.
Sau này khi Nguyễn Phước Ánh khôi phục cơ đồ của họ "Nguyễn Phước", lên ngôi hoàng đế ("Gia Long") 1802, ông đã truy tôn Đế hiệu cho 9 đời chúa Nguyễn (riêng Nguyễn Phước Dương chỉ được truy tặng tước Vương).

B/ NHÀ NGUYỄN (143 năm, từ 1802 đến 1945), gồm 13 vua nhưng gói gọn trong 7 "đời":
1/ Gia Long (Nguyễn Phước Ánh)
2/ Minh Mạng (Nguyễn Phước Đảm)
3/ Thiệu Trị (Nguyễn Phước Miên Tôn)

4/ Tự Đức (Nguyễn Phước Hồng Nhiệm), con vua Thiệu Trị.
* Hiệp Hòa (Nguyễn Phước Hồng Dật) là con út của vua Thiệu Trị (đời thứ 3), cùng thế hệ với vua Tự Đức (đời thứ 4).

5/ Dục Đức (Nguyễn Phước Ưng Chân) gọi Tự Đức là bác ruột (vua Tự Đức không có con trai nối dõi);
* Kiến Phước (Nguyễn Phước Ưng Đăng) cũng gọi Tự Đức là bác.
* Hàm Nghi (Nguyễn Phước Ưng Lịch), em của Kiến Phước (đời thứ 5)
* Đồng Khánh (Nguyễn Phước Ưng Thị), cũng gọi Tự Đức là bác.

6/ Thành Thái (Nguyễn Phước Bửu Lân), con của vua Dục Đức (đời thứ 5)
* Khải Định (Nguyễn Phước Bửu Đảo), con của vua Đồng Khánh (đời thứ 5) => Khải Định và Thành Thái là hai anh em họ (cùng đời thứ 6);

7/ Duy Tân (Nguyễn Phước Vĩnh San), con của vua Thành Thái.
* Bảo Đại (Nguyễn Phước Vĩnh Thụy), con của vua Khải Định.
Bảo Đại cùng thế hệ với vua Duy Tân (đời thứ 7).

C/ SO SÁNH:
* Như tôi đã dẫn giải lai rai (mời đọc: Lời nguyền Thăng Long), đây nhắc lại cho gọn nhứt, là:
NHÀ LÝ, theo "lời sấm" hễ định đô tại Thăng Long liên tục 8 "đời" là dứt thời vận. Tính từ thời điểm chọn Thăng Long làm kinh đô năm 1010, cho đến năm 1224, là 214 năm.

NHÀ TRẦN, cho dù có đến 12 vua, kỳ thực chỉ gồm 8 "đời" thì tan rã: từ năm 1225 đến năm 1400 là 175 năm.

NHÀ LÊ TRUNG HƯNG: lưỡng đầu chế "cung Vua phủ Chúa"
- CHÚA TRỊNH: có cả thảy 11 người nắm ngôi Chúa đóng đô tại Thăng Long, nhưng vẫn nằm gọn trong 8 "đời", không thể đi quá "đời" thứ 8 là tiêu vong! Từ năm 1592 đến năm 1787, như vậy, là 195 năm.
- VUA LÊ (không tính 3 vua trước đó vì đóng đô ngoài Thăng Long, là tại Thanh Hóa): Có 12 vua - cũng chỉ gói đúng trong 8 "đời" - định đô tại Thăng Long nên ứng "lời sấm" vào đời thứ 8 thì sụp đổ! Từ năm 1592 đến năm 1789, như vậy, là 197 năm.

Tính thêm Nhà Lê sơ trước đó, đóng đô Thăng Long vào năm 1428 kéo dài đến năm 1527 được 6 "đời" (gồm 11 vua), xấp xỉ 100 năm.

Thành thử Hậu Lê (Lê sơ, Lê Trung hưng) có tổng cộng 14 "đời" (6 "đời" Lê sơ + 8 "đời" Lê Trung hưng), về tổng thời gian trị vì là 297 năm (100 năm Lê sơ, 197 năm Lê Trung hưng; chú ý, xin nhắc lại, chỉ tính những vua nào chọn Thăng Long làm kinh đô).

* Trong khi đó dòng tộc họ Nguyễn, chọn kinh đô xuôi về Nam (chớ không phải Thăng Long), có cả thảy 17 "đời" trị vị (10 đời chúa Nguyễn + 7 "đời" vua Nhà Nguyễn)!
Tổng thời gian "cầm trịch" là 320 năm (177 năm thời Chúa Nguyễn +143 năm thời vua Nhà Nguyễn)!

Thấy gì? Dòng tộc họ Nguyễn (chúa Nguyễn, vua nhà Nguyễn) - không đặt đô Thăng Long mà ở vùng Thuận Hóa - kéo dài được 17 "đời" > nhiều hơn họ Lê (Lê sơ, Lê Trung hưng) có 14 "đời" thôi!

Nhưng, trong sách vở hiện nay, tuyên truyền Hậu Lê cầm quyền nhiều đời nhứt trong sử Việt.
Thực ra, không mắc giống gì đi so đo thời gian nhiều hay ít - mà, ở đây, tôi nhận ra sự chi phối của cái gọi là "não trạng Hán hóa"!

Thủng thẳng, trong stt kỳ sau, tôi sẽ giải thích "não trạng Hán Bắc Kinh", "Hán hóa nội địa" nghĩa là gì? ./.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
-----------------------------------------------------------------
Hình ảnh:

1. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng; 2. Hoàng đế Gia Long
3. dãy Hoành Sơn đâm ra biẻn; 4. Hoành Sơn quan trên đèo Ngang (Hoành Sơn).

 








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét