ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Cha Phêrô Lễ

CHA VÊRÔ LỄ

-----------------------

CHA VÊRÔ LỄ sinh ra tại họ Khánh Hội, cha nguời là Gioang Lê văn Vệ, mẹ là Anê Nguyễn thị Đạo, cha và ông nội người làm biện họ sốt sắng ân cần việc nhà thờ nhà thánh, lại lấy lời thuận lẽ êm ái mà nhũ bảo anh em cùng nên gương tốt trong họ.

Người có bốn anh em, chị hai tên Ngãi chết khi chưa có chồng, ba Lễ; tư Phép em gải chết thuở nên 4 tuổi; năm Lạ có đôi bạn cũng đã qua đời rồi.

Cha Lễ thuở bé là một trẻ hiền lành nết na, tinh không ưa rảo chơi ngoài đường ngoài ngõ như các trẻ khác hằng lúc thúc chơi trong nhà mình mà thôi; nhờ đỏ trẻ nầy khỏi nhiễm truyền thói hư nết xấu giữa nơi phố phường chợ búa.

Thuở ấy có một chú học trò trường Latinh ( là ông huyện Đàng bây giờ ) mỗi khi chú Đàng này về nhà tháng nghỉ; bỡi nhà ở một bên nhau, nên Lễ theo chơi với chủ Đàng, chẳng những ưa lời nói cách chơi; mà lại quyết muốn đi nhà trường Latinh theo gương chú ấy nữa.

Cô người là bà thông Tạo biết ý cháu mình muốn đi tu, nên thử ý cháu; một hai khi nói cùng cháu: “Đi nhà trường Latinh làm chi cực khổ, đi học trường nhà nước sướng hơn và sau làm thông ngôn ký lục, một tháng cũng đặng ba bốn chục đồng”. Lễ không chịu, nói mình muốn đi trường Latinh sau làm thầy cả mà thôi.

Ấy bởi ông bà cha mẹ đã gia công giúp việc Chúa nên Chúa thưởng lại, khấn chọn trẻ thơ này hầu giúp việc Chúa cao trọng hơn nữa.

Khi con trẻ nầy đặng chừng 12 tuổi thì cha sở là cha Thiriet thấy trẻ nầy nết na hiền lành, trông cậy Chúa sẽ dùng ngày sau mà làm sáng danh Chúa, nên cho di nhà trường.

Phận cha Vêrô nầy lao đao nhiều nỗi lắm; hết cha mẹ chết sớm, nên hễ tời tháng nghỉ hè về, thì nương nhờ khi thì bà cô, khi thì chị em.

Khi học tới lớp ba, thì bị một cluyện rủi ro mà xiêu lưu hơn ba năm. Số là nhằm lúc học trò đi dạo chơi trong lăng Đức thầy Vêrô, khi ấy mấy thầy phải một con thuẩn thả chơi, đang khi thuẩn lên tủ tu tủ tu, học trò ai nấy vỗ tay ngó nhìn con thuần (Con diều thuẩn: con diều dáng hình tròn như cái thuẩn.): rủi đâu một con trâu chạy vào đám thả thuần, bỡi Vêrô Lễ che cây dù nẻn trâu a lại xốc Vêrô lên theo thuẩn, Vêrô  rụng rời buông dù, mình văng lên trên rồi té xuống nhằm lưng trâu, đoạn trâu bán cây dù rách ten ben.

Từ ấy Vêrô phải về dưỡng bịnh lâu ngày nhiều tháng, khi lành mình rồi,  thì bà cô biểu thôi, lo kiếm chỗ mần ăn, Vêrô làm thinh không chịu mới lần mò theo xuống ở với cha Hậu dạy trường họ Mỹ Hội đâu chừng lối một năm, nên trót ba năm trôi nổi  lẫn lộn giữa thế gian, trong mấy năm ấy trong nhà trường chẳng ai còn còn nhắc đến Vêro nữa; mà Đ C T chẳng bỏ quên Vêrô đâu.

Vậy một ngày kia Vêrô trở vẻ thăm cha bề trên Thiriet, chẳng khác chỉ chim bồ câu xưa ông Noe thả ra khỏi tàu, mà bồ câu bỡi thật thà thanh tịnh, bọt nước không dùng xác chết không ưa, nên bay về tàu lại. cha Thiriet chẳng khác chi ông Noe giơ tay nưng đỡ rước Vêrô vào lại nhà trưởng, cùng cho ngồi lại lớp ba. Khi ấy tóc tai Vêrô dài tới vai cùng bịt khăn xéo nhiểu đỏ; hình thủ coi lạ như khi nhành cây oliva che khuất mặt chim câu xưa, song nhìn tỏ lại sự hiền từ ngay thật hãy còn trong trẻo nơi mặt mày.

Vốn cha Vêrô từ bé tâm tính hiền lành hay nhịn nhục lắm, khi có đều chi biết anh em bất bình cùng mình, thì người không dám nói nữa, một nhịn mà thôi, dầu mình trộng tuổi hơn mặc dầu, phần xác người ốm yếu lắm, hay đau, bỡi đó anh em hay kêu Vêrô là anh tổn thì cũng tỏ mặt vui vẻ không giận hờn.

Khi đến lớp cách vật cùng sách đoán, nhứt là lúc các cha nhà trường bỏ bổn Gury tóm vần, mà chọn bổn Tanquerey có dài hơn, thì việc học khó nhọc hơn, phần thì lớp nầy ai cũng trộng tuổi hết. hễ khi anh em mê mệt kế lại hỏi thử thầy Vêrô: học theo Tanquerey thì làm sao; thì thầy Vêrô hai tay ôm ngực, lắc đầu, nói mình mệt, ăn ngủ không đặng thở gán chẳng ra hơi.

Thật buồi ấy ai nấy tưởng thấy Vêrô không bền nồi tới chức thầy cả; song Chúa muốn gìn giữ thầy Vêrô tới chức thầy cả trước anh em khác, và cho làm việc bồn phận chừng hơn hai  năm; đầu hết ở họ Cải Mơng, mả khi mang bịnh rồi thì Đức Cha dem người về ở tại Saigon cho gần thuốc men, như vậy người làm việc thêm đặng 8 tháng nữa, đoạn từ ấy tới sáu năm sau người làm việc gì không nổi, nằm một chỗ chịu đau đớn mà thôi.

Bịnh cha Vêrô trầm trệ lâu năm nhiều cơn xung yếu, mà người không chết thì ai ai cũng lấy làm lạ, còn kẻ giúp đỡ lâu thét cũng sờn lòng thối chí.

Nói tắt một lời: Trong hai năm người còn lại việc tại Cái Mơng và Saigon, thì bồn đạo ai nấy đều thương mền và lấy người làm dễ; nhứt là mấy bà phước Cái Mơng. cùng mấy thầy dòng dạy trường Taberd, hễ khi nghe nhắc đến tên cha Vêrô  thì đều tỏ một vui vẻ cùng khen cha thật hiền lành cùng rộng phép, ai xin đều gì thì ừ mau mau.

Còn khi bịnh hoạn thì nằm một chỗ, thì hằng nhịn nhục chịu bằng lòng luôn, không nghe người năn nỉ khi nào, thiệt người có đức nhịn nhục chẳng phải thường.

Mấy năm ở trên giường đó, hễ ai tới thăm thì người tỏ mặt vui vẻ cám ơn cùng an ủi người ta, còn an ủi mình thì hay lấy gương bà thánh Lidvida nằm 24 năm một chỗ; người cũng xin người ta cầu nguyện cùng đấng nọ đấng kia cho mình.

Còn tôi là bạn thầy cả lại là anh em một lớp cùng cha, hễ mấy khi tới thăm cha, cha tỏ cho tôi biết đều cực trí cha hơn hết; là người ở một mình như vậy và xin tôi cầu nguyện cho người.

Cơn bịnh phong giựt lần sau hết đây, thì cha liệt nằm thim thíp năm bữa không nói gì được, chỉ còn một hơi thở hoi hóp đó mà thôi, đàm khạt giổ không đặng nó trào ra luôn.

Sớm mai ngày thứ hai 6 Novembre cha tắt hơi êm thấm không ai hay; qua chiều thứ ba Đức Cha chánh và nhiều cha cùng đô hội bồn đạo họ nọ họ kia, tựu tại nhà thờ Chí Hòa hát kinh Vesperas; Đức cha làm phép xác, cha kỷ lục Tòng đưa xác, có người có thỉnh rạp họ Chợ Quán

Ớ cha Vêrô

Đôi lời đồng liêu doãn tích hạnh cha, công đức cha thấy đã làm cao dày, mà phần thường cha nào ai biết đặng.

Vậy ngày nào cho đặng kề gần Chúa, thì xin nhớ riêng bọn anh em mình là lớp lao đao gặp hồi bỉ cực, vả cha hãy cầu thay đáp ngỡi cho những người đã giăng tay thay phiên mà trợ giúp cho hơn bảy năm trường.

J. L.

. Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1916


Nữ tu Madeleine Théodora Thì

Nữ tu Madeleine Théodora Thì

-         Sinh năm 1861

-         Tại họ Búng

-         Nữ tu Dòng Thánh Phaolồ Sài Gòn

Phục vụ:

-         Phục vụ hội dòng và đổi đi Bắc Kỳ đã lâu năm

-         Qua đời ngày 17. 07. 1925 tại Hải Phòng

-         Hưởng thọ 64 tuổi.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Sự tích Cha Philípphê Sau

SỰ TÍCH CHA PHILÍPPHÊ SAU

----------------------

Kể từng ngày lập tờ nhựt trình Nam Kỳ Địa Phận, đã hơn mười năm nay, các vị khán quang đã rõ, gần không tuần nào mà chẳng có bài ký tên Bến Gỗ. Từ rày không còn ông Bến Gỗ thủ ký nữa, vì người đã tị trần lui về bến thường sinh. Nhiều kẻ đã hẳn ông Bến Gỗ ấy là cha sở họ Bến Gỗ (Biên Hòa), là cha Philípphê Sau.

Người là em ruột cha Phaolồ Qui, đã sinh ra tại Đầu Nước, trong năm 1856. Những kẻ một bổn sở, hay là quen biết, hãy còn nhớ cha Phaolồ sinh ra năm 1855, cha Philípphê thì sinh ra năm kế đó, có khi lấy làm lạ sao thường nghe kêu cha Phaolồ là cha năm, còn cha Philípphê là cha bảy. Là tại mẹ người song thai, khi mãn nguyệt sổ ra một đứa con gái đặt tên là Trước, kế sổ thêm một con trai, kêu là Sau. Cậu người là cha Philípphê Phiên, đã đỡ đầu cho người khi chịu phép rửa tội.

Về gốc tích cha mẹ người thể nào, đã chạy giặc xuống Cái Nhum, mà cha người đã qua đời tại đó, sau mấy mẹ con đã đem nhau sang Định Tường mà lập nghiệp, thì đã có doãn lại trong “N. K. Đ. P” năm 1914, trang 693, trong sự tích cha Phaolồ Qui.

Philípphê khi nên 16 tuổi, thì đã muốn bắt chước anh mà dưng mình cho Chúa, nên cha Lũy (P. Lize) đã gởi con trẻ ấy vô Nhà trường Latinh, là năm 1872. Trong chuyện học hành và việc tập tành đức hạnh, thì người những soi gương anh mà lo cho đặng tấn tới luôn. Trong năm 1879 thì người đã đặng phước cỡi lốt thế gian mặc áo dòng cắt tóc mà bước vào cung thánh.

Nhưng mà bỡi phần xác không có đủ sức, thầy Philípphê mắc bịnh nên nhiều lần phải ngưng việc học hành mà uống thuốc và nghỉ cho bổ sức lại.

Năm 1884, thầy đặng bốn chức, tới kỳ đi dạy, thì thầy đi giúp cha Thạch, phía Hóc Môn. Qua đến năm 1885 thì bị một trận nguy hiểm, phải không ơn trên che chở, ắt đã phải bỏ mạng.

Số là lúc ấy trên Cao Miên dấy ngụy, nhà nước langsa cho binh lên tiếp viện, nên rút hết lính thành Saigon, còn lại 130 tên giữ trại mà thôi. Có tên Nguyễn văn Bường thấy sơ lậu thể ấy, quyết tùng dịp mà hãm thành cho được, bèn kéo cờ ngụy. Tối Chúa nhựt mồng 8 Février, (24 tháng chạp, năm Giáp Thân) quân ngụy đã đem nhau tới tại Hóc Môn mà giết quan đốc phủ Ca cùng đốt nha môn. Nó cũng quyết chém giết bổn đạo và đốt nhà thờ, vì nói rằng quân đàng nội theo tây. Đêm ấy cha Thạch mắc đi khỏi, chỉ một mình thầy Philípphê coi nhà. Thầy nghe thấy chuyện hỗn độn hiểm nghèo quá. Thì lo bề tháo lui mà tị nạn; bỡi bất cập quính quáng, thì xách theo mình đặng hộp calicê mà thôi.

Thầy ghé một nhà ngoại kia quen mà ẩn mình, chẳng hay chủ nhà là đàng cựu, cũng làm quan lớn, và ngụy đã có bọn lưu tại nhà ấy mà thông tin cùng mật lịnh cho nhau. Chủ nhà có nhơn không muốn cho ngụy thấy thầy đạo, và cũng không muốn cho thầy biết mình một lòng với ngụy, thì để cho người nghỉ một giây, rồi nói có tin ngụy sẽ ghé nhà mình, nên biểu người lén ra sau vườn kiếm thế lánh thân, kẻo phải khốn. Lại nó cũng nghi và sợ, thấy hộp chén calicê, tưởng là hộp súng sáu thầy xách theo mà giữ mình.

Thầy ra khỏi vườn, lần hồi tới mé rạch, thời may gặp ghe bổn đạo đang đi trốn, thì thầy quá giang, bảo chèo thẳng đến Rạch Dứa, là chính chỗ thầy dạy. Khi bớt rộn trí, thầy mới trực nhớ sợ cho nhà thờ, không biết ra thể nào, nhứt là vì có Mình Thánh Chúa giữ trong nhà tạm. Nên qua ngày sau thầy lật đật trở lại Hóc Môn cho hẳn dạ. Tới nơi thấy nhà thờ và nhà cha sở còn một đóng tro mà thôi. Nhưng vậy coi lại, thì thấy trên bàn thờ, nhà tạm hãy còn và áo nhà tạm cũng không cháy. Thầy lật đật lấy chén thánh ra mà chịu hết hình thánh hãy còn trong ấy, đoạn cầm chén thánh mà băng bộ thẳng về Saigon.

Cha Bề trên Thi, khi ấy là bề trên Nhà trường, tưởng người đã phải chết trong đêm cực dữ ấy nên khi thấy thầy về chẳng phải nao, thì mừng rỡ và cảm ơn Chúa kể chẳng xiết.

Qua năm 1890, ngày 22 tháng Mars, Đức cha Colombert đã phong chức linh mục cho thầy Philípphê, mẹ người vui mừng phỉ chí là ngằn nào, ta không nói đặng, vì thấy hai con mình đặng bước lên bàn thờ tế lễ Chúa. Bà ấy chẳng còn ước ao điều gì nơi thế trần nữa, âu là cũng đã xin Chúa đem mình ra khỏi đời nầy, như thánh Simêon xưa. Nhưng mà cũng còn để bà ấy sống đến gần cuối năm sau mới đem người về. Phước cho mẹ đặng Chúa chọn hai con mình về phần Chúa, mà phong làm kẻ giúp việc Chúa, làm tông đồ Chúa; thật người đã trở nên giàu có vô song, trúng theo tên người, trước mặt Chúa cùng trước mặt kẻ có đức tin! Phước khi còn sống, vì đã tế lễ cho Chúa trót hết của mình dấu yêu; phước khi mong sinh thì, vì hai con ở kề bên mẹ mà đưa linh hồn ra khỏi xác phàm; phước khi chết đoạn, vì linh hồn mỗi ngày đặng hưởng nhờ phần công ơn bỡi lễ misa hai con hằng dưng cho Chúa!

Lãnh chức linh mục vừa rồi, Đức cha sai Cha mới đi giúp Cha Bính (P. Laurent) trong sở Cái Bè. Người đã ở tại Trà Tân mà lo cho mấy họ nhỏ xung quanh, cho đến cuối năm 1894. Đoạn người đổi xuống Mặc Bắc giúp Cha Phụng (P. Fougerouse) cho đến năm 1896. Rồi Đức cha lại đem người qua ở tại Thanh Sơn cho đến năm 1903. Từ tháng Mai 1903, thì cha Philípphê lãnh sở Bến Gỗ mà coi sóc cho dến chết.

Dầu ở nơi nào thì người cũng hằng cử chỉ một mực ân cần làm việc bổn phận cho sáng danh Chúa và linh hồn giáo hữu đặng ích. Xác người ít sức mạnh, mà người không dong cho nó nghỉ ngơi thong thả: khi làm việc bổn phận xong mà rảnh rang, thì người chẳng hao phí giờ ngày mà ở không nhưng, một chuyên xem sách hữu ích, và lựa những truyện hay, mà dịch ra tiếng annam, hầu in trong nhựt trình mà dạy dỗ ủi an kẻ xa người gần, dầu không phải thuộc về đoàn chiên người. Trong mười năm nay biết là bao nhiêu linh hồn đã đặng phần ích bỡi những lời người thinh lặng mà giảng giải khuyên lơn thể ấy! Người không ham tìm cách cao kỳ chuốt ngót lời nói mà phô tài khôn ngoan ngôn ngữ, một dùng tiếng đơn sơ, dầu con nít và đứa ngu si cũng hiểu đặng tỏ rõ.

(Luôn dịp xin kẻ xem nhựt trình N. K. Đ. P chớ nỡ quên đấng đã dày công thể ấy, xin nhớ mà nhiều khi bố thí cho linh hồn người nhiều lời cầu nguyện, giúp cho mau khỏi chốn luyện hình, hầu về chầu Chúa mà phù hộ cho các kẻ người đã thương giúp bấy lâu dưới thế nầy.)

Cũng nên kể lại Cha Philípphê có lòng dấu yêu, kính vì, tin cậy, vưng lời, giúp đỡ anh người tận tình thể nào. Người xem anh như bề trên, như cha mẹ; không làm chuyện gì trọng một chút, mà không bàn tín cùng anh, và cứ lời anh bày biểu. Dầu xa xuôi, cách trở, dầu mắc bua việc vàng, cũng năng tới lui thăm viếng, nhứt là lúc anh người yếu liệt, có khi ở lại nhiều ngày mà giúp đỡ ủi an cho phỉ tình Huynh đệ. Khi anh người đã tới giờ lìa thế, thì người cũng lo gởi tiền xin lễ cho anh khắp cả và địa phận; và hằng năm cũng còn lo xin thêm nhiều lễ như vậy, không lấy nể nang anh tôi là người thánh, không ở luyện tội bao lâu, mà tiếc tiền bỏ việc xin lễ thể ấy đâu. Mình đã làm lễ còn xin thêm nhiều lễ khác với nữa, còn sống thì còn lo luôn, vì chẳng biết phép công bình Chúa đoán định phân xử làm sao. Biết mấy kẻ khi cha mẹ hay là người thiết nghĩa qua đời, thì lo chuyện chôn cất bề ngoài cho trọng thể rỡ ràng, mà không chịu tốn hao cho đặng giúp linh hồn trong nơi luyện tội, hết sức thì xin một lễ cùng hai, rồi thôi.

Tuổi thêm, thì những chứng bịnh yếu đuối cũng thêm, mà Cha Philípphê cứ một mực cang dõng vững chí bằng lòng chịu theo ý Chúa, chẳng hề phàn nàn than thở với ai, để một mình Chúa biết. Cuối năm 1918 thì chứng suyển hành người nặng hơn, lại thêm nóng rét nhức mỏi nhiều. Người không còn gượng dậy được, thấy giờ lâm chung mong đến, thì đã gởi ít chữ cho Cha Sidot, chánh sở Biên Hòa, đặng hay. Cha Sidot vội vàng xuống Bến Gỗ, mà làm các phép bí tích sau hết cho người. Người tỉnh táo và chịu các phép, và phú dưng mạng sống mình tế lễ Chúa. Qua sớm mai mồng hai Janvier linh hồn người ra khỏi xác bằng an. Qua ngày mồng 4 có Cha Bề trên Cao (P. Delignon) lên Bến Gỗ làm lễ, lại có ít Cha ở Saigon cũng đến mà mai táng người. Táng xác người tại đất thánh họ Bến Gỗ, cả và họ lớn nhỏ đều để tang cùng than khóc thương tiếc người, và đã hiệp nhau mà xin lễ cho linh hồn người.

Cúi xin Chúa nhơn từ cho linh hồn thầy Philípphê kíp vào nơi Tiêu sái.

Mátthêu Đức

. Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1919

 

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Nữ tu Anê Linh - Cựu Bề trên Nhà phước Chợ Quán

Nữ tu Anê Linh

-         Sinh năm 1864

-         Tại họ Búng

-         Vào Dòng năm 1880

-         Khấn Dòng năm 1886

Phục vụ:

-         1886: đi dạy học tại họ Gò Công 06 tháng

-         1886 – 1890: Giúp việc tại Nhà Phước Chợ Quán

-         1890 – 1915: Bề trên Nhà Tập và làm Thơ ký Bề trên Nhà Phước

-         1916 – 1919: Phụ trách việc xây cất các cơ sở của Nhà Phước

-         1919 – 1925: Bề trên Nhà Phước Chợ Quán

-         1925 – 1927: Phó Bề trên Nhà Phước Chợ Quán

-         Qua đời ngày 12. 06. 1927, tại Nhà Phước Chợ Quán.

-         Hưởng thọ 63 tuổi, khấn Dòng 41 năm.

-         Mai táng tại đất thánh nhà phước Chợ Quán.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Tích Cái Hố Cha

 TÍCH CÁI HỐ CHA

Cuối xóm Bến Sắn dựa cái hố kia, có một cái hờm rộng lớn ăn khuyết sâu trong gò cao, trên thì rừng chồi đầy những săng, coi im lợp, cùng những bụi mây, táo, xen lộn đã nên một chỗ rất hiểm nguy khó thấu cho đặng. Dựa theo thì tre rừng cùng tre le mọc láng phủ, lợp dày bịt, xem như tảng che, cản mật trời không giội thấu. Dầu đứng bóng chỗ nầy cũng im mát như buổi mai. Bốn phia bực gò hầm cao gần giáp vòng, đứng sầm sầm như vách rất vững, ngó vào thì thấy những rễ cây lăng líu xoi xỉa khắp nơi, còn trên thì những cây xỏ rễ giăng ngang giăng dọc, đua giành kiếm chỗ leo, chỗ thật là kỳ dị! Một bên lại có cái hố sâu ăn vô trong rừng lớn, và thường có nước trong ngọn rỉ rén xẻ xoi nên một rỗng, ăn quanh quẹo dọc theo hố ấy mà chảy ra suối lớn. Chỗ nầy xem phải nơi thú dữ ở, đã vắng vẻ lại cả năm hằng có nước, nên qua mùa nắng khỏi kiếm đâu xa cho đã khát.

Muốn vào cái hờm nầy thì phải đi dọc theo cái hố sâu như mới nói đó, tới trước thì thấy chồi bụi giăng qua như hàng rào cản ngang rất kín, cho nên muốn vào chẳng phải là sự dễ, vì phải vạch chồi chen lách theo bụi, song có đây là một chỗ vào dễ mà thôi.

Đất Bến Sắn tuy nay không còn tiếng như xưa, vì đâu đâu có người ta cất nhà ở và khai phá rừng, đốn cây mà hầm than, hay là bán củi, song chỗ nầy còn sầm uất rậm rạp, như ai phải đi ngang qua đó thì phải chậm chơn ngừng bước, mắt những giớn giác ngó chừng xa trước; tai mảng lo nghe tiếng nhành khô gảy hay là lá ủ khua, như xảy nghe cheo chồn hay là chuột rảo kiếm ăn tuôn động ngoe chả, thì liền cẩn thủ giữ thân; người dầu dạn ở trong bổn xứ cũng chẳng dám vào chỗ rừng nầy một mình.

Ấy là một chỗ đáng sợ vả lạ, lại cái tên càng lạ, vì người trong xứ đều kêu là Hố Cha.

TÍCH HỐ CHA

Tên nầy làm cho những kẻ nghe phải sững; mắt bắt ngó kẻ nói, miêng hỏi phăn cho rõ đầu đuôi thể nào.

Những người trong xứ rằng: Trong những cơn cấm kín, khi vua hạ chỉ bắt đạo thì các quan vưng chỉ lo tầm bắt cho đặng đạo trưởng. Ý người đời rất hiểm sâu, vì chắc hễ  hủy giết đặng kẻ làm đầu, thì mọi kẻ tùng phục đều sẽ vở tang. Chẳng nói cho cùng những đều độc ác quan quân làm khi ấy, vào nhà nào thì kểm thảo trăng trối ép biểu chỉ Đạo trưởng. Có một nhà kia gần “Hố Cha” đã bị gong cùm trăng trói, cùng bị tịch hết gia tài, lại bị giam trong khám Biên Hòa, sau bị chết thiêu trong ấy, cũng vì không chịu chỉ và dẫn đàng cho quan quân đi bắt các cha trong hố. Phước cho kẻ ấy! các linh mục cứ lời Êvang đã dặn: Hễ nó bắt bớ bây thành nầy, thì bay trốn sang thành khác”. Ở giữa xóm làng hay là trong nhà dân sự chẳng đặng, vì sợ bổn đạo cùng làng xóm liên lụy phép quan, tịch ký gia sản cùng muôn đều khổ khác, vì tội chứa đạo trưởng, thì các linh mục liều thân vào ở lộn cùng muông thú dữ giữa rừng rậm cùng xa xóm làng. Mà phải xưng ngay: là những đứng ấy đã luôn bình an, như: Cha Công, Triêm, Kiêm, Điện cùng nhiều đứng khác.

Cọp hùm đời ấy cũng nhiều và hay ra xóm phá phách bắt chó bắt heo, đến đỗi theo lời người ta nói: hễ xế qua rồi thì không ai dám ra khỏi nhà, vì thú dữ chẳng kiêng dè ai; song chẳng khi nào mà nó vởn vơ phia rừng nầy, dường như có lịnh riêng nào cấm ngăn nó rảo dạo phá phía “Hố Cha”. Kẻ chẳng có đạo cũng từng biết đều nầy, nên nói đến những cha ẩn trốn trong hố ấy thì liền rằng: “Lạ! Lạ thay! các cha hằng “ở bình tịnh và không khi nào cọp hùm tới phá”. Sự bình an ban ngày cho đi không lạ; một đôi lần có cha làm lễ ban đêm cho bổn đạo chầu và cho kẻ rước lễ, hễ chật trong hờm thì có kẻ ở ngoài ẩn núp theo chồi bụi mà xem lễ; song dầu đang khi xem lễ, hay là khi đi dọc đàng giữa đêm tối, thì cũng chẳng nghe ai bị sự gì rủi ro tai nạn.

Đây chẳng có ý nói về những đều gian nan lao khổ những cha đã trốn ẩn trong hố, vì nói sao cho xiết! bút chép cũng chẳng cùng.

CÂY CẦY BÔNG TIÊU

Người ta còn chỉ một cây cầy mọc trên gò gần “Hố Cha” mà thuật rằng: Nhờ cây cầy nầy mà kẻ ở xa đi khỏi lạc. Phía bên Biên Hòa, Tân Triều qua, hay là Bà Trà, Búng đi vào, Bến Đồn, Trau Trảo ai đi tới, thì nhắm vọi cây nầy: thấy tăm tăm, thì trong lòng vui mừng không xiết. Như kẻ đi biển giã đêm tăm tối mà thấy đặng cái đèn vọng đăng chỉ cữa cho mình vào, thì lòng hớn hở nói sao đặng! Thấy vọi cây cầy nầy bắt vui trong lòng mà hối hả đi mau, vì sẽ đặng nghỉ an và khỏi tay quan quyền tầm bắt; có kẻ khác lại mừng sẽ đặng an trí an lòng, vì linh hồn sẽ đặng gội nhuần ơn thánh; sẽ thêm sức lực mà chịu cơn bão bùng khốn khó. Cây cầy nầy nay cũng còn đứng sầm sầm trên gò cao vọi vọi một mình, lại càng lâu năm thì càng thêm vững chắc, chẳng sợ chi giông bão tư bề.

Ấy ít lời về “Hố Cha” cho kẻ đồng bang khán quang “N. K. Đ. P” coi cho biết các đứng tiên sanh đã chịu lao khổ thể nào, mà lưu truyền đạo Chúa lại cho kẻ đời nay.

Thảo Lâm Hưng

. Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1911

 

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

Nữ tu Agatha Đoàn Thị Đạo

 Nữ tu Agatha Đoàn Thị Đạo

-         Sinh năm 1901

-         Tại Lương Hòa

-         Con ông bà: Phêrô Đoàn Công Đăng và Luxia Trần Thị Tròn

-         Tu sĩ Dòng Kín Cát Minh Sài Gòn ( Sœur Agathe du Carmel de Saigon)

-         Qua đời ngày 17. 05. 1926, tại Lương Hòa

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

MỘT SỰ BUỒN THẢM MÀ DỊU DÀNG

Ai tín! Cô Elisabeth-Thérèse Đoàn-thị-Điểu, ái nữ của ông bà Pierre Đoàn công Đăng, là vị khán quan N. K. Đ. P.; mới qua đời tại Lương-hòa (Cholon), đêm 17 rạng mặt 18 mai 1930.

Xin chư vị giúp lời cầu nguyện cho linh hồn Y-sa-ve đặng kíp vào nơi tiêu sái!

Cô Elisabeth-Thérèse Đoàn thị Điều xán bịnh không đầy một tháng, mà vội li trần, mới vừa đặng 18 xuân thu, để một khối sầu thảm thương tâm cho cha mẹ, anh em, bà con, xứ sở, cùng kẻ tình nghĩa xa gần hết thảy.

Hôm lễ Phục sinh này cô đang đi học tại nhà trắng Chợlớn, kế ngã bịnh chở về nhà cha mẹ ở Lương-hòa mà uống thuốc, ai cũng ngỡ rằng sẽ thuyên dũ trong ít ngày; nào hay ý Chúa nhiệm mầu tính rước cô về cùng Chúa, đang lúc tuổi xuân, đầy những sự trông cậy về sau!

Bỡi vậy khi trong Nhà trắng Chợlớn, là nơi nhi nữ nầy đi ăn học, nghe tin buồn thảm nầy, thì mọi người nhứt là bà Elisabeth là thầy dạy dỗ cũng là bạn thiết của cô (bà thuật rằng): nghe tin Elisabeth Điểu qua đời thì dường nghe sét đánh trên đầu! Sự thương tiếc là vô hạn. Thật một mình Chúa thấu rõ hai linh hồn nầy: Elisabeth thầy và Elisabeth trò trắn tríu nhau bao nhiêu mà thôi.

Hết thảy bà con quen thuộc cả họ Lương-hòa đều ưu sầu than thở; nhứt thiết tội nghiệp cho bạn đồng nhi nữ Lương-hòa-hạ châu lụy chứa chan, vì yêu dấu cô Elisabeth Điểu lắm; từ đây mất bạn chí tình ra như buồn chán sự đời. . . .

Còn dễ ai hiểu đặng sự sầu thảm của tang quyến ông bà Pierre Đoàn công Đăng, tuy không tỏ ra bề ngoài bỡi những tiếng khóc kể than van, vì là nhà đạo đức có đức tin vững vàng biết bằng lòng vưng theo thánh ý Chúa. Ôi! mà sự sầu thảm nầy ắt khó nguôi, vì cô Elisabeth Điểu là gái út, còn lại mình cô là gái, nên dễ hiểu được sự cha mẹ cùng mấy anh trân trọng yêu quí cô bao nhiêu. mà nay mất cô, thì khác nào mất một bửu vật mà Chúa đã giành lấy cho mình vậy!

Tội nghiệp nhứt là anh mười của cô! … cô đau nằm trăn trở những trông gặp anh mười yêu dấu ... anh cũng mong về cho đặng thấy em! Thương hỡi! khi anh gặp em thì em đã lạnh lẻo, nằm thíp thíp một bề, hồn đà lìa xác.

Nói tắt một lời, chẳng ai biết cô Elisabeth Điểu mà chẳng yêu chuộng cô: Mất Elisabeth Điểu, thì họ Lương-hòa chúng tôi, người người đều ngùi thảm thương tiếc; có kẻ lại nói chớ phải để mình chết thế cho cô ...

Cô Elisabeth Thérèse Đoàn thị Điểu tạ trần: ai cũng đều thương tiếc; mà nói được: ai thấy cô chết tốt lành làm vậy, thảy đều muốn chết như cô. Nhi nữ nhơn đức nầy qua đời: ấy một sự buồn thảm; nhưng buồn thảm đây không phải cách cực lực ngã lòng, bèn là đầy sự dịu dàng trông ước.

Ai cũng cho cô là có phước, vì đặng chết trước khi vương vấn sự đời, hay là phải gánh phần trách nhậm nào: ấy là một sự nhẹ nhàng cho cô trước Tòa phán xét. Cô thường nói với chị em bạn đồng nhi rằng: cô muốn ở trong đứng bực nầy cho tới chết. Hẳn cô đặng chết như lòng cô trông ước, là chết khi còn đồng nhi, đang tuổi xuân, ai ai cũng mến.

Không cần nói, thì ai cũng biết cô Elisabeth Điểu chết đặng ấm cúng phần xác bề ngoài, vì phần thì cha mẹ cùng mấy anh và bà con cô, đều hiệp vày mà lo cho con út; phần thì, quí nữa là tình liên lạc của quí hữu họ Lương-hoà với cô và gia thất cô, nên đến rất đông đắn mà cầu hồn kinh nguyện cho cô trong mấy ngày. Ai cũng phục khen cái tình ái của hai hội hát nam nữ họ Lương-hòa- hạ với cô Elisabeth Điểu từ lúc cô còn sanh tiền, nay đến lúc cô đau liệt trên giường, khi tắt hơi, và cho đến nơi phần mộ, thì tình bậu bạn ấy lại càng khắn khít hơn nữa. Ai cũng trầm trồ thầm khen cái nghĩa của bọn đồng nhi, và cho cô Elisabeth Điểu là rất có phước. Nhi nữ nầy chết có phước vì chết ở giữa những kẻ thương mến. Khi chết đoạn xác cô tuy đau ốm mà mặt lộ vẻ thanh nhàn, chẳng thấy dấu âu sầu cực lực như ai; đặt để nằm giữa nhà, trang phục toàn đồ trắng, lúp trắng, tràng hoa trắng nằm trên khăn, niệm trắng, trên mình rảy hoa trắng, như dấu chứng tuổi đồng nhi vẹn sạch; mặt trở vào bàn thờ như nằm yên đó mà nguyện cầu cho các kẻ dấu yêu còn bỏ lại nơi trần thế...

Đến giờ để xác Elisabeth vào săng, thật rất động lòng. Anh mười yêu dấu của cô lại để một cái hôn trên trán em út đã ra lạnh lẻo, mà từ biệt muôn thuở, đoạn cất lấy tràng hoa trắng đã đặt trên đầu cô, để dành làm dấu tích; có kẻ cũng cắt chút tóc, hoặc áo, hay là lượm bông đã rẩy xác cô để mà nhớ cô về sau khi khuất mặt.

Mủi dạ thay! thấy mẹ lại nựng nịu vuốt ve con một lần sau hết, mà con chẳng còn biết mẹ. Đoạn chính tay mẹ cùng năm anh (đã tựu về đủ mặt), nâng để Elisabeth vào quan tài... Từ nầy nhi nữ nầy như nghỉ em một giấc thiên niên vĩnh biệt! Ớ Elisabeth dấu yêu! thôi ta hết còn gặp nhau nơi trấn thế nữa., nhưng trông ơn Chúa nhơn từ cho ta sum hiệp đời sau mà chẳng sợ lìa nhau nữa!... Sự cảm động khôn cùng! Tiếng khóc nức nở nghe đầy nhà...

Thế là đã xong: Elisabeth Điểu chẳng còn thuộc về dương thế nửa. Có cái lạ nầy: là Chúa rước nhi nữ nầy đi cũng trong một tháng Mai và gần cũng một giờ như khi mới sinh ra. Lạ hơn nữa cô qua đời trúng cũng một đêm 17 rạng mặt 18 Mai như chị cô (Sœur Agathe, carmélite) qua đời cách bốn năm trước.

Từ khi cô tắt hơi, thì để xác cô ở ngoài khoản trên 20 giờ đồng hồ; đến nửa đêm giữa ngày 18 và 19 Mai, mới liệm vào săng, rồi còn để tại tang gia đến tối ngày thứ hai 19 Mai mới đem xuống nhà thờ Lương-hoà hạ. Trong mấy bữa, chẳng ngớt giáo hữu Lương hoà lớn nhỏ lui tới dập dều mà chia buồn cùng tang quyến và đọc kinh cầu hồn cho Elisabeth luôn đêm luôn ngày. Việc cất táng thì giao cho “Hội Tống chung” họ Lương-hoà thượng.

Khi động quan, thấy cha Phaolồ Xuân là anh hai của cô Elisabeth Điểu, mặc áo các phép và dây Stola đen, cùng với anh mười cô là thầy Pierre Charles Chánh mà đọc kinh De profundis; đoạn M. Giáp Thể than ca vịnh thứ 50 (Đavít thánh vương thống hối); kế ông Paul Đoàn-kim-Hướng là anh thứ sáu của cô xướng “Exultaburt Domino”, đoạn mấy anh cô cùng với đồng nhi nam nữ họ Lương- hoà-hạ hát đối đáp kinh Miserere mei Deus đưa linh cửu cô xuống ghe. Khi đi dưới sông, thì đọc kinh cầu lễ cho linh hồn Ysave.

Quan tài đến bến nhà thờ, thì cha sở Lương-hoà-hạ, là cha Joseph Khánh, y phục áo mão đã chực sẵn với học trò giúp lễ mà rước xác. Mấy chuông trên gác trổi tiếng vang dậy giữa đêm thanh lặng. Đồng nhi hát lại xướng tiếp ca vịnh Miserere đưa quan tài từ bến cho đến nhà thờ. Vừa vào nhà thờ, các dì và đồng nhi xướng kinh Sulvenite theo lễ phép Hội thánh. Mọi đều thảy nghiêm chỉnh và cảm động.

Sáng ngày thứ ba 20 Mai, làm lễ qui lăng rất trọng thể tại nhà thờ Lương-hoà-hạ hầu đưa Elisabeth ra nơi phần mộ. Nầy là lễ trong họ làm mà trả ơn cho một đồng nhi hát. Cha sở Lương-hoà-hạ là cha Joseph Khánh, làm chánh tế; cha Raphael Linh, phó sở Tân định làm phó tế, (cha Raphael Linh là cháu kêu Elisabeth Điểu bằng dì, lại cũng là đồng hương, đã về mà đưa đám dì út !) tiểu phó tế, thì có thầy Pierre Charles Chánh, là anh mười của Elisabeth. Có cha Phaolồ Xuân là anh hai của Elisabeth, lại cha Antôn Luật là cha sở họ Lương-hoà-thượng dự chầu. Bổn đạo xem lễ đông đắn.

Đang buổi lễ, đồng nhi hát nam nữ họ Lương-hòa-hạ hát lễ Requiem rất hay, rập ràng, cảm động, có lúc lại hát bốn phần, nghe thâm trầm oai nghi lắm: thật xứng đáng mà đưa bạn một lần chót. Lễ đoạn, cha Joseph Khánh còn tiếp làm phép xác. Đoạn cha Antôn Luật là cha sở họ Lương-hoà thượng đứng đầu đưa linh cửu ra nơi phần mộ.

Đến huyệt, cha làm phép huyệt, đoạn hát Ego sumBenedictus theo lễ phép Hội thánh, đồng nhi và hát và khóc nên cung cách nghe thêm sự đau thương sầu thảm...!

Bấy giờ cha sở Lương-hoà-thượng, là cha Antôn Luật, mới nói một bài điếu văn vắn tắt, đại ý như vầy: “Ho die mihi, cras tibi” “Bữa nay phiên tôi, ắt mai ai nấy!”.... Ngày 8 Mai 1912, chính “tay tôi đã rửa tội cho nhi nữ nầy mà đem vào sổ con cái Hội thánh, nay Chúa lại khiến tôi về đây trước, để nay đưa nhi nữ nầy đến nơi phần mộ... Sự buồn thảm nầy nên như bài gẫm cho chúng tôi về sự chết. Phải quan phòng chẳng biết giờ Chúa đến khi nào! …Ấy nhi nữ nầy mới 18 tuổi, còn đang thì xuân xanh, đang đi học, ai cũng ước còn sống lâu dài... Ai hay giờ chết đã đến, cho ta rõ biết dầu tuổi nào, bực nào thì cũng chết được, chẳng ai dè trước. Ta phải dọn mình chết luôn...

Ai ai đều sa nước mắt, vì vốn ai thấy sự chết của một gái đang xuân như vậy, thì cũng đà thầm nghĩ đến giờ chung mạng của mình, cũng một trật, lại buồn tiếc gái lành! ...

Bổn đạo trẻ già, nam nữ đưa đám rất đông; mẹ và mấy anh cô Elisabeth Điểu đều đủ mặt, tội nghiệp các cha, dầu đường ra đất thánh tháng mưa lấm láp cũng đều đi đưa nhi nữ nầy ra phần mộ.

Anh em, thân bằng, quyến thức rấy nước thánh trên quan tài mà từ giã... Hạ rộng... Theo thói quen bổn đạo annam, có kẻ lại đợi đọc kinh “Tin kính” tới chỗ “chết và táng xác” thì bỏ nắm đất trên hòm... lấp huyệt... đất khoả !... Thôi đã phủi xong một kiếp hồng nhan! Gái nầy chẳng còn dính dấp chi với trần thế nữa, chỉ gởi nắm xương gần bên mồ chị (Sœur Agathe) đây mà đợi ngày sống lại...

Đây mới trúng lời thánh kinh rằng: “Phước thật là kẻ đặng chết trong Chúa.” Tuy phần xác, cô đã mất rồi; nhưng đức tánh cô còn khắn vào lòng trí mọi người, lâu phai. Cô chết lành, bỡi vì cô đã sống lành.

Elisabeth Thérèse Đoàn thị Điểu vốn sinh bỡi dòng đạo đức, lại nhờ kẻ giáo huấn tập tành đức tánh, nên sớm trổ tài lành. Khi chưa đầy bảy tuổi, đã đặng rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng, từ ấy sự sốt sắng siêng năng xưng tội rước lễ của gái nầy thì chẳng ai chối đặng.

Ở nhà cha mẹ, nên con trọn thảo giúp đỡ mọi việc trong ngoài tùy sức, nhứt là cô càng lớn lên thì càng biết chịu khó mà làm việc, có khi là việc nặng việc hèn, cô cũng chẳng quản chi; chẳng theo tánh nhũng nhiễu, hay là ỷ mình con nhà danh giá mà khi thị ai; chòm xóm đều mến phục cô.

Trong họ, cô nên gương một đồng nhi nhơn đức, siêng năng việc nhà Chúa, chẳng nệ đi sớm về trưa mà tập hát xướng để ngợi khen Chúa và rỡ ràng trong họ. Cô rất tận tình với chị em bạn lớn nhỏ, nhứt là biết lo cho mấy em bạn nhỏ đặng đồng ý nhau mà làm việc Chúa. Elisabeth Điểu lại có lòng niềm nở mến yêu các cha các thầy. Thật cô là một nhi nữ giữ đạo rất sốt sắng đáng làm gương cho ai nấy. Ít có ngày nào nhứt là trong lúc tháng nghỉ, mà không thấy cô Elisabeth Điểu chẳng kể đường xa trắc trở cùng với anh đi xem lễ, rước lễ tại nhà thờ họ Lương-hoà-hạ. Cô tríu mến họ mình cách riêng!

Nơi trường học, thì cô rất siêng năng việc bổn phận học hành, nên cô thường đặng thứ nhứt luôn; chăm chỉ giữ luật, chẳng ham chơi nhởi hay là xài phá vô ích.Tắt một lời, thật cô nên gương một học trò lành, thầy dạy dấu yêu, chị em mến phục. Những chốn cô ăn học, và nay đương còn buồn tiếc cô, thì rõ hơn tôi về sự cô là một học trò lành là thể nào. Cô có tánh đãi buôi, vui vẻ, ăn nói bặt thiệp khôn ngoan, mà nghiêm trang nết na đúng phép. Kẻ lớn yêu mến cô như em cháu, kẻ trang bạn hoặc nhỏ hơn cô, kể cô khác thế ruột rà... ôi! bụi trần đã chôn cây ngọc!... Ấy là lời một người cật ruột thương tiếc cô Elisabeth Điểu mà nói vậy, nghĩ cho thậm phải. Song, như thấy trên, cô mất mà gương lành cô còn, nhứt là để cho bạn đồng nhi soi lấy.

Kẻ viết bài nầy có ý: trước nhớ gương một nhi nữ nhơn đức đạo công giáo, ở họ Lương-hoà-hạ, thuở sống làm lành, chết đặng an rỗi; sau cũng thông phần đau đớn cùng tang quyến. Xin các thánh Thiên thần dẫn cô về thiên đàng. In paradisum deducant te Angeli... Khi cô vừa đến cữa trời, xin các thánh Tử đạo hãy rước lấy cô mà hộ đệ đến thành thánh Jerusalem; xin hội hát các thánh Thiên thần rước lấy cô cho nhập cùng phô Đấng mà ca hát khong khen Chúa trên trời, như xưa cô đã ca ngợi Người dưới đất... thôi, rày cô hãy cùng thánh Lazarô khó khăn xưa mà nghỉ ngơi thanh nhàn đời đời!... mà xin có đừng quên các kẻ yêu dấu cô còn để lại thế gian... ớ Elisabeth dấu yêu, xin cầu cùng Chúa cho chúng tôi cùng.

“Lạy Chúa chí từ, xin cho linh hồn nầy vào sổ các Thánh Chúa đời đời Cum Sanctis tuis in æternum”.

P. T. C. T.

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1930


Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

Sự tích cha Dumas - Cựu Bề trên Nhà trường Latinh

SỰ TÍCH CHA DUMAS

CỰU BỂ TRÊN NHÀ TRƯỜNG LATINH

------------------

Cha Jean Dumas

Năm 1873, ngày mồng 2 Juillet, có mười thầy cả, còn trẻ mới chịu chức, hăm hở đem nhau xuống tàu tại Marseille, mà sang qua rốt Phương Đông, cho đặng giảng đạo thánh cho các dân ngoại đạo bên nầy. Trong mấy cha ấy, có một cha đi nước Birmanie, bảy cha qua Nhựt Bổn, và hai cha sang Nam Kỳ, là cha Greset (Hòa) đã qua đời năm 1899,—và cha Dumas (Đủ) ta biên tích đây.

JEAN DUMAS đã sinh ra ngày 26 Janvier 1848, tại làng Caudecos-te, trong tổng Astafort, tĩnh Lot-et-Garone, về địa phận Agen. Cha mẹ là người thường, làm thợ giầy, trong nhà đủ ăn, song là kẻ ngoan dạo, biết ân cần lo lắng, dạy dỗ, tập luyện, xem sóc, sửa trị con cái theo phép đạo, noi gương các thánh, những thuở niên ấu lo cho nó biết mến Chúa, sợ tội, ham làm lành, ưa nhơn đức. Vì vậy Chúa thưởng công hai ông bà, mà chọn một đứa trong con cái vào hàng đạc đức, lên bực tông đồ, đi xứ xa xuôi giảng rao danh Chúa giữa kẻ ngoại đạo.

Trẻ Gioang nghe lời mẹ dạy dỗ, như đất tốt chịu giống lành mà trỗ sanh một ra trăm; chưa kịp hưởng lộc đất, mà đã mong lộc trời, chẳng sá chi chức quờn vui sướng thế gian, một ước trông dưng mình cho Chúa, chọn phận hèn mọn cực khổ làm tôi tớ trong nhà Chúa. Nên dầu chưa được mấy tuổi, mà đã xin cha mẹ cho mình làm thầy cả. Cha mẹ thấy ơn Chúa kêu gọi con mình lên bực cao trọng dường ấy, thì rất đỗi vui mừng, đã không cảng trở như nhiều cha mẹ khác, lại vội dưng con vào cung thánh, như bà Annà dưng trẻ Samuel xưa, cùng cầu nguyện lo lắng cho con đặng theo ơn Chúa cho trọn. Vậy hai ông bà đã giao trẻ Gioang cho cha sở dạy dỗ tiếng latinh và tập bề đức hạnh.

Trẻ nẩy sáng dạ, mau hiểu, mau thông, lại siêng năng, dễ ăn dễ biểu, ái mộ đàng lành, nên cha sở đã gởi nó nhập trường latinh,

Nhà trường là vườn riêng Chúa yêu dấu, cho trẻ học tập đó, là trẻ Chúa đã lựa, trong muôn đặng một, như cây giống tốt, Chúa ương riêng để sau mà nhờ, đêm ngày ưu cần vun quén, săn sỏc, ấp yêu, Gioang vào đó khác nào cây mới mọc, bứng trồng dọc theo dòng nước im mát đượm nhuần, bèn vượt lên sởn sơ diềm dà tốt tươi rất mực, quá hơn nhiều trẻ trang tác.

Vì vậy bề trên đã vội mừng và trông cậy: hồi đang ngồi lớp tư, thì các cha nhà trường đã đồng ưng thuận, cho trẻ Gioang lột lốt thế gian, mà mang áo dòng, là áo thánh, chỉ chết cho xác thịt cùng thế tục dương gian, hầu sống cho Chúa và chuyên lo về chuyện Chúa mà thôi.

Dễ hiểu từ ngày lãnh y phục tôi tớ Chúa, thì Gioang càng âu lo tấn tới trong đàng lành là thể nào, đáng chúa thêm ơn trọng hơn nữa. Vốn đang hồi dọn mình chịu chức thánh, Gioang đã xem những thơ từ các cha giảng đạo bên rốt cõi Đông Dương gởi về bốn quán, thấy hãy còn muôn muôn vàn vàn linh hồn đang phải khô hạn, đợi chờ trông ước mưa ơn thánh Chúa, đang phải bóng tối sự chết che phủ, chưa đăng sự sáng Êvang chiếu ra ban sống; thấy hằng ngày ma quỷ nhiễu hại linh hồn thiên hạ trong những miền ấy trùng trùng điệp điệp, mà không ai ra tay cứu vớt... Gioang bèn chạnh lòng áo não, và theo ơn Chúa soi, quyết dứt bỏ quê vức, cha mẹ, bà con, mà dưng hồn xác, cùng liều mạng sống mình, cho đặng cứu giúp những linh hồn khốn nạn ấy.

Khi đã lo xong mọi sự cùng cha thiêng liêng, và đặng cha mẹ phần xác ưng thuận chúc lành, lại có bề trên Địa phận ban phép, thì Gioang bèn sang thành Paris, vào Trường Dòng Sai, xin vô sổ tông đồ giảng đạo ngoại quốc.

Tại chốn nầy, nói sao cho xiết Gioang đã vui mừng phỉ chí cám ơn Chúa ngằn nào !... Biết việc mình toan làm ngày sau là cao trong bội nhiều, thì Gioang lại càng nông công dọn mình cho xứng đáng. Các lái toan vượt biển đàng xa, chẳng những lo thu tích lương phạn hành lý cần dùng, dự phòng cho đủ ngày tháng phải ở giữa vời, cho khỏi thiếu thốn, lại thêm lo chở hàng hóa xuống tàu, cho có đủ hầu đổi chác bán buôn trong xứ mình toan di tới. Cũng như vậy, thầy Gioang ở tại trường Paris, thì những lo sắm đủ khí cụ về việc giảng đạo, cứu chuộc linh hồn: hằng ngày lo tấn tới trong việc học hành thông suốt, thường bữa rán bước thêm trong néo đức hạnh vẹn toàn, hầu mãi sau thông qua cho kẻ khác, mà mình chẳng thiệt thòi khuy khuyết.

Xác thì kém tác, mà trí thì lại càng cao sâu lực lượng sắc sảo, học đâu ghi đó, nhất là ưa hạp sách đoán chí thiết, nên chóng làu thông. Không đều chi khúc mắt mà người bỏ qua, chẳng dò cạn lẽ, giải minh bạch, ý Chúa tiền định thể ấy, vì cả đời ngày sau nầy toàn chuyên dạy dỗ sách đoán cho tới chết, mỗi ngày học thêm và tìm thế cho học trò cũng thông tỏ như mình: quam sine fictione di-dici, et sine invidia communico (Sap,. VII, 13).

Trí càng thông hiểu sách đoán dạy về Chúa, lòng càng thêm mến yêu, thờ kính, ái mộ noi dõi theo gương Chúa; nên các nẻo nhiệm về đàng trọn lành người đều trải qua thông thuộc và hằng nắm giữ kỷ cang, làm cho người đẹp lòng Chúa, cùng đủ sức làm tướng dẫn đàng chỉ lối cho các trẻ người sẽ dắc vào cung thánh, đưa đến bàn thờ.

Học hành tập luyện vừa đủ kỳ, thì người lãnh chức chánh tế, ngày 7 Juin 1873. Kế bề trên định cha Gioang phải sang qua Địa phận Nam kỳ, kêu là Đàng Trong phía Tây. Người vui mừng vui vẻ lên đàng: phải giã từ biệt ly cha mẹ, cô bác, cữa nhà, quê vức, không trông gặp lại nữa, mà người chẳng chút bịn rịn, lại hăm hở cho mau tới nơi, lòng những mong mỏi thấy đất Nam Kỳ, cầm bằng đất Chúa hứa.

Người xuống tàu cùng mấy anh em, như ta đã nói ban đầu, mà vượt biển một tháng tròn. Tàu tới nơi, ghé bến Sàigòn là mồng 2 Août.

Chơn bước lên bờ nhậm lẹ gọn gàng, lòng thầm nghĩ lời Thánh Kinh, thề nguyền sống chết cũng náu nương tại đất nầy, chẳng hề dời buớc: hic habitabo, quoniam elegi eam (Ps., CXXXI, 14). Mà hẳn thật, hơn 42 năm người chẳng hề bỏ quê vức mới nầy mà về quê cũ bao giờ.

Hồi người tới nơi, Hội Thánh Nam Kỳ mới đặng an thạnh mấy năm, mọi sự đã sắp đặt thứ tự yên bài; Đức Cha Gioang Miche còn sống ít tháng cho đến gần cuối năm ấy, có Đức Cha phó Isidôrô Colombert, mới chịu chức năm trước, phụ giúp trong việc sửa sang Địa phận, các cha Dòng Sai xem sóc các họ đặng ba mươi lăm đấng, có mười tám cha an nam giúp việc chăn giữ đoàn chiên; bổn đạo nhơn số ngoài ba muôn bảy ngàn. Mọi sự đều kém thua và khác xa những sự cha Gioang đã quen thấy từ thuở bé, song người chẳng lấy làm lạ, chẳng nao núng, vì biết chốn nầy mới khỏi bắt đạo, mãn lúc cấm kín chưa được bao nhiêu năm, và mình sang đến cho đặng mở rộng. nước Đức Chúa Trời ở giữa thành trì ma quỉ.

Vừa tới nơi, người liền lãnh tên annam, cứ thói quen trong Địa Phận. Đức Cha dựa theo tên tây của người, lấy vần đầu mà đặt là Cha Đủ: thật tên rất xứng hạp, vì người đủ tài, đủ đức, đủ sức lực, đủ ý lành, còn chờ cho đủ công nghiệp, đủ ngày giờ mà lãnh triều thiên sáng láng vinh hiển đời đời.

Đức Cha biết cha Dumas thông minh, nên đặt người ở nhà trường latinh làm thầy dạy sách đoán. Việc nầy cực trọng hơn mọi việc khác, là việc nhứt trong đời người: Chúa đã sắp đặt trước, như ta mới thấy, cho người đặng làm việc ấy một cách toàn hảo.

Đang lúc ấy cha Wibaux, là Bề trên nhà trường, mắc đau đi dưỡng bệnh bên Hongkong, có cha Caspar quyền làm bề trên, đã mừng rỡ tiếp rước tân sư, là kẻ Chúa gởi đến giúp mình trong việc rất thánh, là dạy dỗ tập rèn những trẻ sau nầy phải làm đầu mục trong đoàn chiên Chúa. Cha Đủ cũng vui lòng phụng mạng theo ý bề trên phân định, lãnh việc dạy dỗ, cũng lãnh việc lo thuốc men cho những học trò đau ốm về phần xác nữa.

Ta thường thấy các cha tây nam đổi dời, sở này qua sở khác, chẳng ở bền một nơi, có một mình cha Dumas, từ ngày chơn đạp đất an nam, cho đến khi dời chơn khỏi thế, những ở nhà trường luôn, chẳng hề dời đổi. Công việc trong nhà trường, ngày sau giống bữa trước, năm nầy chẳng khác năm xưa, ai chẳng bền chí, mau phải nhàm lờn; ở lâu ngày, có khi chịu không nỗi; phần thì xác thịt yếu đuối, việc làm phải hao tốn tâm thần, khí trời thêm bất thuận... Cha Dumas, ất ghe lần cũng phải cực lực, vì không phải thịt đồng xương sắt, nhưng bỡi đã tế lễ mình, chẳng nghe tiếng xác thịt, một thìn lòng vưng ý Chúa, chẳng xin đổi dời, chẳng từ chịu khó: Chúa đặt đâu, cứ an phận đó.

Bước qua năm 1878, người thôi dạy sách đoán, mà lãnh lớp thử tư, và từ ấy người dạy trường nhỏ, năm thì lớp nầy, năm thì lớp khác. Tới năm 1885, cha bề trên Thiriet mang bịnh về tây, thì người quyền làm bề trên và dạy sách đoán lại trót năm ấy. Đoạn dạy lớn nhỏ luôn, cho đến khi cha Thiriet qua đời, là năm 1897. Chừng ấy người lãnh qui mô làm bề trên nhà trường và dạy sách đoán lại luôn cho đến cùng.

Việc dạy dỗ thì người kỹ cang lắm. Dầu sách đoán người đã nằm lòng, song người hằng xem đi xem lại, và học thêm luôn. Trong phòng người có hơn hai chục thứ sách đoán, người hằng lục, hằng coi, cho đặng cắt nghĩa cho học trò. Khác chi ong kia ân cần khôn khéo, lựa những thứ hoa thơm hơn, ngọt hơn mà hút mật, đem về làm mật ong: người cũng vậy, coi trong các sách có danh hơn, lựa những lẽ trúng nhằm , chắc chắn, lấy những cách phân giải minh bạch hơn, dễ hiểu hơn, mà dạy học trò mình. Lừa lọc rồi người biên chép vào tập riêng, thì còn sửa đi sửa lại nhiều lần nữa. Dầu người dạy lâu năm, mỗi chuyện đã dạy đi dạy lại nhiều lần, mà tới chừng phải cắt nghĩa lại, thì người cũng dọn lại kỷ cang như lần thứ nhứt, chẳng kể chắc mình đã thuộc đủ.

Thường ngày khi lót lòng sớm mai đoạn, thì người dọn bài riết cho đến giờ trả bài. Đang lúc ấy người không muốn rước khách: ai có chuyện gì cần gấp, thì người cực chẳng đã nói sơ qua đôi lời, rồi xin để qua giờ khác.

Vật thực quí báu, ngon lành, nếu dọn sơ, hoặc vụng nấu, bèn hóa ra đồ dỡ, có khi sinh hại, chậm tiêu; dọn kỹ, khéo nấu, dầu vật thường cũng hóa nên tốt, ngon, lành, sinh ích cho kẻ ăn, và lấy làm vui mà ăn. Cùng một lẽ ấy, cha Dumas, bởi chịu khó dọn bài vở chín chắn như vậy, nên học trò, dầu chậm trí, cũng hiểu đặng, và khi nghe người bày vẽ đạo lý phân minh, cắt nghĩa những đều mắt mỏ, thì ai nấy cũng làm vừa ý, ham nghe. Thấy chịu cực, thì học trò sướng: ai có ý tứ chăm chỉ nghe người cắt nghĩa bài phải học bữa sau, thì đã thuộc bài phân nửa rồi, chẳng cần phải học lâu dài, vì lời người nói cặn kẽ, nghĩa lý đành rành.

Chẳng những người lo giải những sự khúc mắt, mà lại lo dùng những tiếng, những lẽ, những cách nào cho kẻ ít trí hơn cũng vừa hiểu kịp. Người lặp đi lặp lại, đổi cách cắt nghĩa, cho đến khi chẳng còn ai mà chưa hiểu, Người chỉ quyết cho học trò hiểu rõ, thấy tường tận mọi điều như mình thấy vậy. Gặp chuyện khó, thì người dặn phải có ý tứ hơn. – Vốn tánh người nóng nảy, nhậm lẹ, song người ép mình nhịn nhục chịu khó với những kẻ chậm lụt. Nên dầu đã phân giải chuyện gì hết thế, mà nếu còn ai hỏi lại, vì chưa hiểu, thì người cũng không bỏ lấy, cũng rán cắt nghĩa lại, cho tới khi nó bằng lòng. Ghe phen có kẻ hỏi đều cớ trêu, kỳ cục, phi lý, có khi vụng về, dầu người la rầy, mà cũng không bỏ qua, cũng lo hết sức cho nó hiểu và xét cho chính đính. Dầu đang giờ trả bài, dầu trong phòng người, thì người sẵn lòng luôn mà cắt nghĩa và phân giải mọi sự cho ai muốn cơ vẩn.

Về việc học hành sách đoán, gương người đà tỏ rõ, mà người còn năng nhắc nhở răn khuyên ai nấy ân cần chuyên lo việc ấy, nhứt là khi hết học trong nhà trường rồi. Người rằng: “Trong chúng con nhiều người cũng giỏi, song đừng ai tưởng mình đã trọn hảo rồi: phải coi đi coi lại sách đoán, phải học thêm luôn... Trong nhà trường chủng con học sách đoán, thì là tập cho biết cách học mà thôi; chừng làm thầy cả rồi, chúng con cứ theo phép ấy mà học hoài cho tới cùng, vì dầu già đời cũng chưa biết hết đặng...”

Lời dặn dò khôn ngoan, ăn rập cùng lời các tấn sĩ và các thánh dạy, cũng là luật đứng bực riêng buộc kẻ làm thầy. Ai nghe và giữ, mới tường là chơn thật và cần kíp dường nào: càng học thêm, càng thấy mình còn thiếu, càng gặp nhiều đều mình chưa biết, thấy thêm những lẽ mình không dè, càng tỏ rõ những đều mình đã biết rồi .. Việc học trong nhà trường chẳng qua là như mình mua lúa mà trử trong kho, còn phải xay, phải giã, giần, sàng, vo, nấu, mới ăn đặng và phân phát mà nuôi con chiên Đức Chúa Trời. Các chuyện văn minh bác vật những đấng thượng trí còn học hành, dò xét, tra vấn cả đời, chẳng hay rồi, phương chi sách đoán gồm cả bao lao muôn chuyện về loài người với Chúa, với nhau, với mình ai nấy, há dễ ngờ là học năm bẩy năm, mà nên thông thạo đặng đâu.

----------------------

Vốn cha Dumas đã bỏ quê vức, quyết sang xứ nầy cho đặng giảng rao đạo thánh Chúa cho những dân còn đang ngồi trong bóng tối sự chết. Song từ ngày người tới đất Nam Kỳ cho đến giờ lâm chung, không biết người có gặp một dịp nào mà nói về Chúa, về phần rỗi cho một người ngoại đạo nào chăng. Có lẽ tưởng không ngơ. Vì người những ở nhà trường luôn, không hề đi đâu; dầu cho một hai khi trong tháng nghỉ người có đi chơi, thì là đi đến cùng các cha mà thôi; phần thì tảnh người tịch mạc, chẳng hay ra mặt, chẳng muốn nói khó cùng kẻ lạ, dầu trong bốn đạo cũng không muốn làm quen, phương chi là kẻ ngoại. Vậy thì phải nghĩ làm sao? Người đã trật việc toan làm, đã hụt chuyện mơ ước quyết lo sao? Không đâu. Thật chính mình người không ra mặt mà giảng giải mở mang đạo thánh, mà người đã dạy dỗ tập rèn đông số kẻ phải lãnh lo việc ấy. Các con cái người bỡi nhà trường mà ra, làm việc ấy thế cho người: người chẳng dùng miệng mình mà giảng đạo, mà người đã dùng năm bảy chục miệng khác mà cao rao danh Chúa. Người chẳng ra mặt, mà người hằng thông công cùng những con cái người đã luyện tập cho đủ công đức thông minh, hầu lãnh việc giảng đạo nầy.

Ta đã thấy phép người dạy dỗ cần quyền chín chắn là thế nào. Song một chuyện học hành cho thông minh mà thôi, thì chưa trọn việc luyện tập tông đồ, chưa xong chuyện dọn con trẻ cho xứng lãnh quờn linh mục. Đó là một cánh mà thôi, cho đặng bay phải có một cánh nữa, là tập tành đức hạnh, rèn tính, sửa nết, uốn tâm tình.

Việc này cha Dumas cũng nên một vì lịch lãm. Người đã tập mình trước, mới tập kẻ khác sau. Đều gì người dạy biểu con cái mình trong đàng thiêng liêng, thì người bằng giữ trước mà làm gương, theo cách Đức Chúa Giêgiu đã làm: Cæpit Jesus facere et docere . (Act . i . 1. ) và theo lời thánh Vêrô, người đã nên khuôn cho bầy chiên mình, forma factus gregis ex animo, làm cho nó đặng in hình ảnh Chúa.

Đều tỏ rõ, thấy trước hết trong cách người ở, là sự giữ luật, giữ ngày giờ theo thứ tự, chẳng khi sai chạy.

Mỗi ngày người thức dậy sớm, đoạn bỏ phòng ngủ, xuống nơi phòng làm việc, đóng cữa lại, chẳng muốn cho ai thấy người. - Người lo cho học trò thức dậy đúng giờ, theo luật; nếu kẻ đánh chuông ngủ quên, thì người kêu liền, có khi chính mình người giựt chuông cho học trò dậy, chẳng chịu trễ phút nào, cho học trò có đủ giờ lo việc bổn phận ban mai.

Một ít phút trước giờ nguyện gẫm, thì thấy người đà tới gần: phòng sách đoán, chờ giờ vào nguyện gẫm chung với các thầy. Bao lâu người còn khỏe mạnh, thì trong giờ gẫm, nửa mùa trước, người quì gối, đoạn đứng thẳng luôn, nửa mùa sau mới ngồi xuống. Gần mãn giở gẫm thì người vào nhà thờ trước, dọn mình làm lễ. Cách người làm lễ thì đằm thắm, nghiêm traug, gọn gàng, chẳng vội vàng lật đật cũng không chậm trễ. Lễ đoạn cám ơn Chúa cách sốt sắng thâm trầm; đúng giờ thì người lui ra, đi lót lòng.

Lót lòng đoạn, người truyện vãn nghỉ sơ một chặp, rồi lo dọn sách đoán, như đã nói trước.

Trả bài rồi, người về phòng cất sách đoạn, việc thứ nhứt người làm là đọc minores horas trong kinh officium dioinum tức thì. Xong rồi mới nghỉ chút đỉnh. Đoạn vào phòng làm việc đến trưa. Khoản này là lúc người sẳn mà ra khách luôn. Trong học trò, lớn bé, ai muốn đến cùng người, thăm viếng, thưa hỏi sự gì, đều thì thong thả; nhứt là các con linh hồn đến nói chuyện thiêng liêng cùng người, cho đặng nghe lời lành người chỉ bảo. Giờ ấy cũng là giờ người làm phước cho những ai muốn xưng tội.

Ăn cơm trưa và chuyện văn rồi, người vào phòng đóng cửa, mà nghỉ. Vừa mãn giờ nghỉ trưa, người liền lấy sách Breviarium mà đọc kinh chiều, Malatinum và Laudes.

Buổi chiều người không dạy. Mỗi ngày thứ sáu, lối ba giờ, người vào nhà thờ đi Đàng Thánh Giá. Mấy năm sau hết, thì mỗi ngày người mỗi đi Đàng Thánh Giá giờ ấy.

Đang giờ học trò làm việc xác, thì mấy ngày phải giảng cho các thầy, người lo dọn bài giảng. Cách người giảng cũng rõ ràng thứ tự, như khi người dạy. Nhưng đều người giảng giải phân minh chắc chắn, có ý cho học trò hiểu trúc mứt sự trọn lành, nhất là lo kết hiệp cùng Chúa trong lòng trí luôn, bởi năng tưởng nhớ đến Chúa trong mọi việc làm cả ngày.

Giảng đoạn - và những ngày không giảng, người cũng cứ giữ giờ nầy - vào nhà thờ viếng Chúa. Xong rồi mới về phòng, cứ làm việc, làm phước, dạy con linh hồn..

Khi mặt trời chen lặn, thì người lần hột.

Chẳng khi nào thấy người đi dạo chơi. Dầu những ngày nghỉ, như Chúa nhựt, lễ cà, thứ tư, ai nấy đi dạo, thì người cũng cứ ở nhà lo công việc mình như mọi ngày khác. Có mấy lúc sau hết, khi người yếu mệt nhiều, thì mỗi ngày ông Naquard đem xe đến rước người đi hưởng gió một hai chút.

Khi dùng bữa tối rồi người vào phòng, đóng cữa ở đó cho đến khi học trò đọc kinh tối rồi và đi ngủ yên lặng hết, lối chỉn giờ người mới bỏ phòng làm việc mà lên phòng ngủ. Khi người lên phòng - cũng như sớm mai khi người xuống - thì người đi và mở cữa nhẹ nhàng êm ái, chẳng khua động, kẻo khuấy giấc ngủ con cái mình.

Cách người giữ ngày giờ thứ tự thể ấy bền luôn, mấy mươi năm cũng như một, chẳng khi sai chậy, làm chứng người hãm mình là thể nào, chẳng theo lúc vui khi buồn mà đổi dời, thêm bớt.

------------------------

 

Trong cách ăn mặc người giữ sự hãm xác, chẳng tìm sự dễ hay là sướng cho mình. Dầu đang những tháng nóng nảy nực nội, người cũng cứ ăn mặc một thế, cứ dùng áo dòng tày luôn, chẳng muốn dùng đồ khác cho nhẹ, cho mát mẻ hơn.

Người có lòng yêu sự tịch mạc thanh vắng cách lạ: hằng tránh những chỗ, những đám đô hội om sòm, e những tiếng tăm inh ỏi bề ngoài làm cho lòng xao lảng, khó hồi tâm an tịnh mà gặp và nói khó cùng Chúa. Người chẳng ưa ra vào cùng thiên hạ, chẳng muốn phô mình, chẳng ham cho người ta biết mình, chẳng mộ làm quen lớn với người thế gian, nhớ lời đã ký chép trong Gương Phước: Quoties inter homines fui, minor homo Tedii: Có ra mặt với người thế, khi về phái hư hao, và những lo giữ lời Ama nesciri, chẳng cần ai biết tới mình. Hắn thật, không phải bởi đông số kẻ quen người biết mà mình dễ chuyên cần việc bổn phận hơn, hay là tiện bề làm sáng danh Chúa hơn, một sinh dịp hao tổn ngày giờ, sinh có nhiều chuyện lo ra; là quen biết với Chúa và rảnh rang một mình mà nắm giữ bổn phận cho trọn thì hơn

Cha Dumas tránh thế gian, không phải vì bổn tánh buồn quạu, không chịu bậu bạn; vốn bổn tính người mau mắn, vui vẻ, dịu dàng, hay thường giúp nên hễ ai quen biết người, thảy đều đem lòng mến yêu, kính chuộng. Ai đến cùng người, thì người tiếp rước, lo cho kẻ ấy đặng thong thả dễ dàng, chẳng cúm núm nghi sợ. Người giữ đức yêu người một cách ý tứ, lo cho khỏi mất lòng ai nấy. Vì đức yêu người, thì người  không sợ hao tổn, không kể công lao khổ nhọc. Muốn cho học trò vui, thì người chụp hình, làm pháo bông, sắm máy nói... Kẻ khó khăn thiếu thốn, thì người giúp đỡ tận tình, một cách kín đáo mọi đàng, không cho tay tả biết việc tay hữu làm. Với kẻ bịnh hoạn thì người chẳng kể thân mình: phải chịu khó nhọc, làm thuốc, xức thoa, săn sóc, thì người sẵn lòng luôn, không khi năn nỉ phàn nàn, chẳng hề tránh sự cực khó nào: nói được về người lời ông thánh Phaolô đã nói về mình rằng: « Libentissime impendam et superimpendar... ", vì người hằng sẵn lòng mọi đàng mà chịu hao tổn, và thêm hao tốn tâm thần cho đặng giúp kẻ mình phải lo giúp.

Người giữ sự khiêm nhượng, không ham chức quờn, chẳng muốn lấn hơn ai, nhớ chức quờn là gánh nặng: honor, onus, mà không xem sao tới sự vinh vang bề ngoài. Khi cha bề trên Thi chết, thì ai nấy kể chắc cha Dumas sẽ thế quờn. Một cha kia đến khi dùng bữa, thấy người cũng cứ chỗ mình mà ngồi như thường, không lên chỗ chủ nhà, thì thúc người bước qua ngồi nơi đầu bàn; người không chịu mà rằng: “Làm chi lật đật? nếu tôi phải ngồi đó, thì thiếu chi ngày mà ngồi!”.

Khi Đức Cha Colombert mãn phần, các cha Dòng Sai đang lo chọn kẻ thế quởn cai trị Địa phận, có nhiều cha chọn cho Dumas. Người hay vậy, thì cứ chối dài, và toàn tỉnh rằng, hễ là mình đặng đủ thăm, mà Toà Thánh trao qườn Giám mục, thì tức thì sẽ xuống tàu trốn về tây. Phải mà đủ tiếng chọn người, ắt là người làm hẳn như vậy. Người đã dưng mình làm tôi Chúa, bắt chước Quan Thầy trong sự khiêm nhượng, mà cũng chẳng quên sự chịu cực khổ, khó khăn thốn thiểu. Người sang xứ nầy chẳng phải có ý tìm vinh vang, không cầu gặp sung sướng, người sẵn lòng chịu mọi nỗi gian nan tàn khổ cho dặng giữ bực mình, cho đặng chí tín vưng ơn Chúa. - Từ khi Tây lấy Nam Kỳ, bỡi các quan đã nhờ các cha Dòng Sai giúp trong việc dẹp an sửa trị nhơn dân, nên Nhà nước đền ơn trả thảo cấp lương phụ giúp các cha hằng năm, đến cuối 1881 Hội Đồng Quản Hạt đã nghị định bãi tiền lương ấy.—Cha Dumas đặng tin nầy thì người nói tỏ tường rằng: “Dầu cha phải ăn mắm, thì cha cũng bằng lòng mà ở lại với chúng con”. (Cũng vì dịp ấy mà nhà trường phải bớt ra hết một ít học trò, vì không còn tiến đủ mà chịu phần sở tổn. Thì cha Dumas đã lãnh mà chịu tiền nuôi một hai học trò cho tới chức thấy cả. )

Người bằng lòng chịu khó bởi người ta làm cực, mà người lại càng bằng lòng khi Chúa gởi sự đau đớn. Khi người còn sức lực, ghe phen người đã phải đau đớn quá cực lắm, bởi bịnh ké hành người, song người đóng cữa phòng chịu một mình. Khi thêm tuổi, bớt sức, các chứng bịnh tới: ngtrời mang chứng nhức gân chơn nhiều năm luôn cho tới chết; người thọ bịnh diabete, phải mòn sức, phải kiêng cử nhiều về của ăn; cùng chịu những sự mệt mỏi hao mòn khác, mà người hằng vưng ý Chúa luôn. Người hay dạy con cái mình rằng: “Ta sống lâu, thì thêm số tội phải đền nhiều thật, mà ta lại có dịp mà chịu khó lập công thêm cho ngày sau sáng láng vinh hiển hơn.” Người lo giữ theo lời ấy cho công nghiệp người đặng đầy hưởng đủ số mà lãnh phần thưởng trên trời.

Người lo giữ mọi nhơn đức làm cho linh hồn mình nên đến thử tốt lành, đẹp đẽ cho Chúa ngự, mà người chẳng quên lo sự sáng danh Chúa bề ngoài. Thiên hạ thường lo sắm cho có những thứ đồ đạc trau giồi nhà cữa mình rỡ ràng. Cha Dumas lo cho có những đổ xinh tốt, quí báu, trong việc tế lễ Chúa, nên chẳng sợ tổn hao mà mua đồ lễ, khăn thánh, áo thánh, chén thánh cho xứng, tùy sức mình. Khi người chưa làm bề trên nhà trường, thì chính mình giặt khăn thánh của người, chẳng chịu để cho các thầy giặt, và giữ hết trong phong cách kỹ lưỡng, mà thay đổi theo bực ngày lễ, chẳng để cho kẻ làm từ lo việc ấy, kẻo có khi vô ý hay là trễ nải mà sinh sự chẳng xứng đáng. Người chẳng sợ hao tổn mà mua đồ mạ bàn thờ cũ nhà trưởng lại, mà chính mình ra tay hết nhiều ngày mà sơn phết bàn thờ ấy. Đến sau, khi liệu đặng, thì người đã đặt bàn thờ khác bên tây, tốt lành xứng đáng hơn. Bao lâu người làm bề trên, thì những lo tìm cách nào mà trau giồi nhà thờ cho vển vang rực rỡ hơn.

Lược qua một ít đều cho hẳn người cần mẫn bề trong bề ngoài thế ấy, cho dễ thấy người đã tập rèn môn đệ theo thể thức nào, cho đặng sai nó đi làm việc trong vườn nho Chúa thế cho người. - Nhiều lần Tòa Thánh đã phán tỏ rõ lời nầy: “Khi nghe tin một con trẻ bồn quốc trong phương ngoại giáo đặng lãnh qườn thầy cả, thì ta vui mừng hơn là nghe muôn vàn người ngoại đặng chịu phép rửa tội”. Này là phần phước Cha Dumas, là tập rèn dạy dỗ đặng đông con trẻ bốn quốc, cho tới chức thầy cả, ngõ dắc nhiều linh hồn ngoại đạo đến cùng Chúa, Thể ấy người đã dắc và toàn công việc người đã có ý sang đây mà làm.

------------------------

Khi người lãnh quờn bề trên nhà trường, thì người biết là gánh nặng nề, bỡi sự vưng lời thì người chẳng chổi, một ra sức làm cho sáng danh Chúa. Cách người cai trị nghiêm trang công bình, lo ích chung trước hết. Khi phải trừng trị kẻ có lỗi, thì chẳng thiên tư, cứ luật phép, mặt mũi oai nghi, mà gia phạt cho nó chừa, cho kẻ khác đừng noi theo. Phải là lỗi nặng mà loại chiên ghẻ ra cho khỏi chiên lành, kẻo bịnh truyền nhiễm loán ra, thì người dầu phiền não châu mày, cũng cứ thẳng tay chẳng nới.

Người cứ theo lòng đại độ rộng xét, chẳng hay mọn mạy vạch lá tìm sâu, chẳng chịu rình mò bắt bớ. Những chuyện nhỏ thì người làm lơ, chẳng phải là vì khinh dễ những sự nhỏ mọn, song vì có con mắt khác thay mặt người mà xem xét, chẳng cần người phải lo, lại kẻ có lỗi thường cũng hiểu đặng lỗi mình kịp và lo sợ mà tìm đàng cải quá, chẳng đợi cho tới chừng mở miệng la rầy.

Cha Dumas cũng đã lãnh việc giúp Nhà Kín nhiều năm, trước hết thì người làm lễ, làm phước, sau lại làm bề trên nữa. Cách người đơn sơ, chơn chất, ngoan ngùy, sẵn lòng giúp tận tình, làm cho các chị thảy đều đem lòng trìu mến, tin cậy, cung kính và biết ơn chẳng khi khuây. Đển sau dầu người không còn lo việc Nhà Kín nửa, thì người cũng hằng sẵn lòng giúp đỡ tùy thì tùy thế, chẳng bỏ qua dịp nào mà chẳng tỏ tình ân hậu.

Trước nầy đã nói cha Dumas đã mang nhiều bịnh đau đớn khốn cực. Có bịnh thuốc trị thuyên được, như bịnh có bịnh bất trị, càng thêm tuổi, càng gia tăng, như chứng nhức mõi gân cốt, chứng chóng mặt. Hai chứng nầy thêm khó chịu cho đến nỗi, năm 1913, vài tháng sau lễ Ngũ Tuần Nhà Trường, người không còn làm gì nổi, phải chịu phép mà ở nhà thương. Thêm rủi nữa, là một lượt ấy cha Humbert cũng đau nặng: hai rường cột nhà trường phải lụy xuống với nhau, nên Đức Cha Quinton (mới chịu chức giữa tháng Avril) phải đến ở nhà trường mà lãnh việc cai trị chạy dỗ tạm để cho đến khi bãi trường nửa năm.

Chuyện ấy bịnh phát ra thể nầy: Đêm kia cha Dumas thức dậy, trên giường bước xuống, thì thấy cả mình nhức mỏi quá chừng, lại thêm chống mày chống mặt, chẳng còn biết ngỏ nào, phải nhào xuống dưới rầm bất tỉnh, nằm đó, chẳng rên la, cũng chẳng lên tiếng mà kêu ai đặng. Phải mà Chúa cất cha khi ấy, ắt là phải chết nguội lạnh một mình, chẳng ai hay biết. Chẳng hẳn phải nằm thể ấy bao lâu; lần lần tỉnh hồn lại, thì cha rán chổi dậy, lò mò vịn vách rờ đàng, bước xuống thang lầu, đi tới phòng làm việc, đoạn lại lụm cụm mà xuống nhà thương. Quan thấy Angier đến thăm khám bịnh, chỉ thuốc men, và biếu cha phải cứ ăn thứ bột avoine mà thôi. Dầu đau đớn cực khổ và nhàm lờn, thì cha cũng cứ vưng lời thầy thuốc. Các thầy lên xuống viếng thăm, mỗi lần thấy cha hai hàng nước mắt muốn tuôn rơi , vì tình thương con cái, tưởng chẳng còn thấy mặt các thầy nữa: rày thấy mà miệng phải làm thinh, chẳng nói chi được. Cách một tuần, bịnh giảm ít hơi, người mới thuật lại được tích cớ mình thọ bịnh là như vậy.

Thẩy mình đi già cả, thêm bịnh hoạn ương ế quá, chẳng còn sức mà gánh nỗi qui mô, thì người xin thôi việc cai trị nhà trường, để rán lo một chuyện dạy sách đoán mà thôi. Nên khi tựu trường tháng Août năm ấy, đã có cha bề trên Delignon về nhà trường, mà lãnh việc sửa sang chế trị.

Qua tháng 0ctobre 1915, khi các thầy di dạy hết, thì người cứ ở nhà trường nghỉ ngơi dưỡng sức. Gần cuối năm ngirời tính đi hưởng gió biển tại Phan Thiết, trông cậy mót thêm được một hai chút sức, hầu đến chừng tựu trường năm sau dặng dạy dỗ phấn chấn hơn. Người ra đi trước lễ Sinh Nhựt, mà trong mấy lời người nói khi ấy, và trong cách dọn dẹp sắp đặt mọi sự trong phòng, Xem ra như người dè rằng mình đi luôn không trông thở lại. Tưởng người sẽ về mà cấm phòng làm một cùng các cha Tây, ngày 9 Janvier, song mắc rét, không về nổi.

Bịnh một ngày một thêm, nên qua tới thứ năm, 20 Janvier, đã rước quan thầy coi, thì quan thầy nói còn chở cha về Sài Gòn được, song phải đi lập tức. Thương hỡi! ý người ta sao qua ý Chúa! muốn cho người về nơi dã ẩn dật hơn bốn mươi hai năm, cho đặng thấy mặt con cái cùng kẻ thiết nghĩa quen biết một phen sau hết, mà Chúa đã định khác, cho cha phải tế lễ ý mình một lần sau rốt, không dặng nếm sự an ủi bề ngoài, ngõ cho sự chết xứng đối với sự sống: sống tịch mạc, chết quạnh hiu ...

Vậy nên chưa kịp liệu chở cha về Sài Gòn, thì bịnh đã trở: ngày thứ sáu, cha phải hạ huyết nhiều, vì lở trong ruột. Thấy bịnh thức, sức mòn, cha liền biết ý Chúa, và bằng lòng tế lễ mạng sống mình, mà rằng: Chúa muốn cho cha chết ngoài nầy, thì thôi. Chết đâu cũng vậy!

Người đã chịu phép Xức dầu thánh cách sốt sắng tỉnh táo. Đoạn nằm liệt luôn. Đến ngày thứ hai, 21 Janvier, người không còn nói năng đặng nữa; qua 10 giờ tối, linh hồn ra khỏi xác một cách êm ái dịu dàng, khác nào trái chín muồi lự nhiên rụng xuống. Thiệt đã đầy đủ ngày giờ, cùng đầy đủ công nghiệp! …

Đang lúc ấy cũng có cha bề trên Delignon và cha Delagnes với một ít cha có mặt tại Phan Thiết. Khi vừa hắn người đã tắt hơi, các cha bèn lo mặc áo lễ cho người, đoạn liệm xác vào quan cửu (đã có ông trùm mua sẵn, đáng 50$), nhưng mà chưa là đậy nắp. Sáng ngày quan thầy khán tử rồi, mới đậy lại, mà đem xác vô nhà thờ.

Cha Ngôn đã lo cho bổn đạo hay mà tựu đến cầu lễ cho người.

Qua sớm mai thứ tư, cha Delignon đã hát lễ trọng thế, có thầy năm thầy sáu giúp. Chầu lễ đặng bốn cha tây, bốn cha An Nam; có một thầy sáu ở Sài Gòn đem đồ lễ ra và thay mặt các thầy và các học trò nhà trường. Lại có mấy người trong gia thất bà huyện Sĩ, đang nghỉ tại đó, cũng đến trong cuộc nầy,

Cùng có tin cho các quan Tây Nam, thì phô kẻ ấy đã sẵn lòng đến chầu lễ, quan tây đặng bốn ông với quan Khâm sứ; còn quan ta, thì có quan án, quan bố, quan phủ và một ông nữa. Quan Khâm sứ có cho một tên đội và bảy tên lính hầu quan tài đang mùa lễ và khi đi chôn: coi cũng ra thể oai nghi xứng đáng. Lễ đoạn các cha và viên quan cùng bổn đạo hết thảy đều đưa người cho tới nơi phần mộ, gởi xương người cho đất thánh Phan Thiết.

Một thầy nhà trường gởi lời than kể cha rằng: “Thương ôi! Sao cha sống giữa các con, rày cha chết một mình nơi xa xác! Khi chúng con lìa cha mà đi lo phần rỗi kẻ khác, tưởng là ít tháng về sẽ gặp cha nữa, hầu nghe lời cha dạy dỗ cho cùng: ai dè rày chúng con tựu đây, mà cha lành đâu mất! Thảm thiểt ngần nào!... Sao cha chẳng để các con báo đáp ơn cha... nhiều chẳng đặng, ít nữa một chút trong giờ sau hết.... cùng cực nứa là đưa xác cha đến phần mộ, hầu khóc than cùng cha đôi lời cho phỉ tình hiểu tử “... Đã mấy năm nay nhờ cha dắc díu, nưng đỡ chúng con đặng lên núi thánh, đến khi cha liệt lão mệt mõi cực lực trong cơn bịnh sau hết, cha chịu một mình, chúng con chẳng giúp đặng chút nào... tức tối lòng con, nói sao xiết..

“Tưởng là cha đi nghĩ cho mạnh, hầu trở về dạy dỗ chúng con, nào hay cha đi gởi thân cho đất xa chốn khuất! Một phen cha đi, ngàn thuở hết trông thấy cha trở lại...

“ Nguyện xin Chúa đem cha vào nơi tiêu sái, hầu nghỉ ngơi đời đời cho xứng công cha!...”

Mấy lời thảm não chi tỏ con cái cha thương tiếc cha dường nào. Mà không phải một mình các thầy còn đang ở nhà trường tríu mến mà thôi; các cha An Nam đã nhờ cha dạy dỗ xưa, chẳng hề quên ngãi người. Các cha chẳng những là lo đền ơn trả ngãi cách riêng, mà lại cũng đã hiệp nhau xin một lễ hát trọng tại nhà trường, ngày 15 Mars mới rồi đây. Cha François Tam Assou đã hát lễ ấy, có Đức Cha già và 17 cha Tây với 37 cha ta đến chầu lễ.

Tôi đã ký chép bấy nhiêu đều trước nầy cũng vì là có ỷ đền ơn trả thảo cho đấng đã cao đầy công nghiệp dưỡng ẩy. Et si quidem bene.., hoc et ipse velim; sin autem minus digne, concedendum est mi-hi (Mach., XV, 39).

Mátthêu Đứe.

 

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1916