ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

Họ Bến Tre

 KỂ LẠI GỐC TÍCH MỖI HỌ TRONG CÁC SỞ

ĐỊA PHẬN NAM KỲ

-------------------

ĐỊA SỞ BẾN TRE

-------------------

HỌ BẾN TRE

------------------

Bến Tre ở tại rạch Bến Tre, cách sông Hàm Luông hai ngàn thước, là một cánh đại giang Mékong. Bến Tre là nơi tĩnh thành; trong năm 1869 thì có đâu chừng 10 người có đạo ký ngụ, trong năm 1871 số thêm được 42 người, năm sau là 1872 được 30 người. Những bổn đạo nầy gốc ở tại Bến Tre hay là ở đâu mà đến?. Trong ngày 20 Septembre 1869, cha Báu (P. Leprince) đã rửa tội cho vài chầu nhưng tại nhà quản Lành tại đó; còn những bổn đạo khác là những thông ngôn ký lục giúp việc Nhà nước ở xứ khác đổi về đó, và thê tử những kẻ ấy. Hồi đó thì tại Bến Tre chưa có nhà thờ, lại cũng không có cha nào coi họ nầy, tới thăm viếng làm phước làm lễ cũng không.

Cho đến năm 1875, họ Sốc Sải mới lập, và cha Bình coi họ nầy cùng coi luôn họ Bến Tre. Cha Bình hễ khi tới viếng bổn đạo Bến Tre, thì làm lễ trong nhà mấy thầy; là thầy Gia (anh rể quan Đốc Lộc); thầy Thanh cựu thầy giảng ở Hà Nội, làm thông ngôn; thầy Dưỡng (sau là ông phủ Dưỡng).

Qua năm 1879, họ Bến Tre nhập về họ Mai Dầm (Thanh Sơn), cha Trung cai. Bến Tre khi ấy số bổn đạo còn chừng 40 người, mà hơn 30 trễ nải. Cho nên cha Trung đã lo lắng cho họ nầy đặng vững kẻo chưa thành mà phải rả.

Vậy cha đã cất một nhà thờ nhỏ nơi đất của ông Lê Quang Hậu dưng, miếng đất nầy chật hẹp và ở nơi không tốt gì. Cha cũng xin hai dì phước Cái Mơng tới ở dạy học, còn cha thì ở tại Thanh Sơn, qua lại viếng thăm. Những bổn đạo có danh tiếng ở Bến Tre khi ấy là: Thầy Oai, thầy Sang, biện Cần, thầy Dưỡng, thầy Hiền, anh của ông Lê Quang Hậu, là quan Đốc phủ Hiền bây giờ, và ông câu Nhan.

Tới năm 1885 cha Trung thôi coi họ Bến Tre, giao cho cha Lại, cha nầy về ở tại Bến Tre, cùng lo cất nhà thờ khác thế cái nhỏ trước, cất lại nơi phải thế hơn, trong miếng đất của thầy Hiền (khi ấy lên huyện rồi) dưng, ở gần quan lộ; làm nhà thờ mới nầy sở phí hết 800$. Tưởng không phải là bạc của trong họ chịu hết mà làm nhà thờ nầy, vì cha Lại có xin Nhà chung giúp. Nhà thờ đó khá rộng, cột cây, trên lợp ngói.

Vậy họ Bến Tre đã lập nên xong, trong năm 1887, có hai ông biện và số chung bổn đạo hơn 70 người.

Tới năm 1889 thì thêm đặng số 136 người giáo hữu.

Trong lối lúc nầy ông phủ Hiền và ông Lê Quang Hậu đã dưng cho nhà thờ Bến Tre một cái chuông nổi chừng 100 kilô, chuông nầy bây giờ hãy còn.

Cuối năm 1890, cha Thích đổi về Bến Tre thế cho cha Lại, thì số bổn đạo tính được 154 người, trong họ khi ấy có 1 ông trùm, 1 ông câu và 1 ông biện; trường họ dạy chung nam nữ số được 46 học trò; việc sắp đặt sửa sang trong họ lần lần đã đặng thạnh, cũng trong lúc nầy bà phủ Dưỡng đã dưng cho nhà thờ 1 tượng ảnh Đ C Bà Lourdes.

Tới năm 1894 cha Hoàng (P. Frison) làm cha sở Bến Tre thì có nhiều người ngoại xin vô đạo, cho nên cuối năm ấy cù lao Bến Tre và mấy họ thuộc về Bến Tre đã tách ra không còn thuộc về Địa sở Cái Mơn nữa, cùng lập nên Địa sở họ Bến Tre là từ đây. Khi cha Hoàng tới Bến Tre, thì số bổn đạo được 188 người, Nhà thờ trước của cha Lại đã cất, không phải tốt gì, nên cha Hoàng lo làm một nhà thờ khác cho xứng đáng hơn, nên đã kiếm chỗ khác và lo cho có bạc tiền mà làm, vậy ông Lê Quang Hậu trước đã có dưng đất đặng cất cái nhà thờ đầu hết, nay dưng cho nhà thờ một miếng đất khác gần châu thành Bến Tre, được hai mẫu. Và ông huyện Sở lo giúp cha Hoàng mà xin tiền bạc đặng mà làm nhà thờ mới. Nhờ có hai ông nầy nên cha đã khởi lo xây dựng nhà thờ, là nhà thờ còn bây giờ.

Qua cuối năm 1895, cha Vị (P. Danvy) đổi lại Bến Tre thế cho cha Hoàng, cha lo tiếp làm nhà thờ cho rồi, cho tới tháng Avril hay là trong tháng Mai 1896, thì mới bỏ nhà thờ cũ, dở đem lại chỗ nhà thờ mới cùng cất làm trường học. Đức cha Mão (Mgr. Mossard) đã làm phép nhà thờ Bến Tre trong năm 1904 và chọn Đ C Bà chẳng hề mắc tội tổ tông làm bổn mạng nhà thờ, có tượng ảnh Đ C Bà Lourdes đứng phía trên bàn thờ chánh.

Theo sổ năm 1910 -1911 thì bổn đạo họ Bến Tre số đặng chừng 250 người, đó là kể số những kẻ giữ đạo tử tế, còn số những kẻ đã có chịu phép rửa tội tại Bến Tre hay là tại mấy làng xung quanh thì tới 400, mà những người nầy có tên là có đạo có chịu phép rửa tội, chớ việc giữ đạo xem lễ đọc kinh thì không còn lo tới.

Nhà thương. - Nhà thương tại tĩnh Bến Tre, thì đã giao cho các bà dòng ông thánh Phaolồ từ khởi sự lập là trong năm 1908, và nhà nuôi con nít nữa. Tại nhà thương, có nhiều người có đạo mà đã bỏ, chừng liệt lào vô đây mới gặp lại đức tin cùng lo trở lại trước khi chết.

--------------------

Các cha coi họ Bến Tre

Cha Bình, ở tại Sốc Sải cùng coi luôn họ Bến Tre, lối năm 1876.

Cha Trung ở tại Thanh Sơn, cùng coi họ Bến Tre, lối năm 1879.

Cha Lại về ở tại Bến Tre, từ năm 1885 tới 1890.

Cha Thích từ năm 1890 tới 1894.

Cha Hoàng (P. Frison) từ năm 1894 tới 1895.

Cha Vị (P. Danvy) từ năm 1895 tới 1912.

Lối tháng Mars 1912 cha Vị về Tây, thì cha Lân (P. Bourgois) coi họ Bến Tre cho đến năm 1915, kế cha đau phải về Tây dưỡng bịnh và qua đời tại quê nhà ngày 18 Juin 1915.

Khi ấy cha Mẫn (P. Ackermann) đang ở Vĩnh Long đổi lại coi họ Bến Tre thế cho cha Lân, cha đã làm nhà cha sở lại vững vàng phải thế. Đến năm 1919 cha Mẫn đau phải về Tây dưỡng bịnh thì cha Báu (P. Brugidou) thế coi họ nầy..

-------------

Họ Phước Hựu

Nơi đường Bến Tre đi Mỹ Tho, gần sông Ba Lài, là một cánh nhỏ sông lớn Mékong, thì có họ Phước Hựu, cách xa Bến Tre bảy ngàn thước, họ nầy đã có trong năm 1893, ngày 27 Août năm ấy đã rửa tội cho những bổn đạo trước hết tại họ. Cách ít năm sau, có nhiều nhà ở tại Phước Thịnh vô đạo chịu phép rửa tội, cùng nhập về họ Phước Hựu.

Theo sổ năm 1910 -1911 thì số bổn đạo đại tiểu đặng chừng 80 người mà thôi. Tại Phước Hựu thì có nhà thờ nhỏ.

-------------

Họ Phước Thành

Họ nầy đã lập trong năm 1895, ngày 27 Août năm ấy cha Hoàng (P. Frison), cha Thích và cha Trình đã rửa tội cho 80 chầu nhưng lớn nhỏ tại họ. Có nhiều nhà đã chịu phép rửa tội trước một ít lâu và còn nhiều nhà xin đình lại sau. Ngày ấy tại làng Phước Thành lớn bé thảy đều hỉ hoan vui vẻ, kẻ ngoại tuôn đến mà xem các lễ phép đạo cùng chung vui với trong họ.

Những kẻ trong họ ấy trở lại đạo là bỡi cớ nầy: Khi ấy có một ông quản ở Mỹ Tho, quan biện lý sai qua đó mà tìm bắt ăn cướp. Mà ông quản nầy dữ dằn lại quá hơn ăn cướp nữa, tra xét làm hung bạo trong mấy làng cùng phao cho nhiều làng chứa ăn cướp. Người tới tại Phước Thành mà tra xét nhiều phen, không có ai là ăn cướp mà cũng bắt; làm cho trong làng ấy và mấy làng khác phải sợ hãi lắm. Bỡi vậy cho nên quan nầy sau đã bị kiện ở tù và đày ra Côn Nôn.

Dân trong làng khi ấy vì sợ quản nầy, nên mới xin vô đạo cho có kẻ binh vực chữa bàu mình..

Những bổn đạo đã chịu phép rửa tội trong năm 1895, cũng có một ít kẻ không bền đỗ, mà có nhiều người ngoại vô đạo từ ấy, và sau trong mấy kẻ đã nghỉ đạo có ít nhà trở lại; cho nên theo sổ năm 1910 -1911 thì họ Phước Thành đặng 190 người giáo hữu. Cuối năm nầy thì đã lo xây dựng nhà thờ họ lại nơi khác thị tứ hơn chỗ cũ, trong một phần đất của bà phủ Dưỡng dưng; bà nầy trước đã có dưng cho nhà thờ một sở đất đặng hai mẫu.

Cha Bổn qua đời tại Kim Ngọc, đã sinh ra tại Phước Thành, cha người gốc ở Chợ Quán và đã bị bắt bớ tù rạc vì đạo hồi cựu trào, đến chừng binh Langsa qua Nam Kỳ thì ông nầy đi ở tại Sốc Sải gần Phước Thành.

Có hai dì phước Cái Mơng dạy học tại họ nầy, số đồng nhi nam nữ chừng 20.

Những bổn đạo ở tại Quan Điền, Phú Quới và Bình Lợi, Chúa nhựt thì tựu xem lễ tại nhà thờ họ Phước Thành.

Trong năm 1917, cha Mẫn (P. Ackermann) đã làm nhà thờ họ nầy hoàn thành, nhỏ mà tốt; cha Vị (P. Danvy) trước đã xây nền. Trong ngày 13 Mai năm ấy Đức Cha Quinton đã đến ban phép Xức trán và làm phép nhà thờ mới trọng thể, cùng kính dưng cho ông thánh Giude.

Bây giờ cha Nhạn đang coi họ Phước Thành và mấy họ xung quanh.

------------

Họ Phú Quới

Họ Phú Quới hay là Thuộc Đạo, trong năm 1875 có 82 người giáo hữu (Theo trong sổ của cha Bề trên Quí (P. Gernot) ghi lại). Gần vàm sông Phú Quới thì có một cái mả cũ lâu, có khi đó là mả của người có đạo tên Thuộc. Tưởng người ấy là kẻ danh tiếng và cố cựu có đạo tại đó, cho nên trước họ ấy có tên là họ Thuộc Đạo, và cái rạch cũng kêu là rạch Thuộc Đạo. Mà người bổn đạo ấy là ai? Bỡi đâu mà tới đó? thì không ai biết cho rõ được.

Khi trước Á thánh Lựu nhiều lần đã ghé tại Phú Quới mà viếng thăm thầy cai tổng có đạo quí danh là Phạm quan Huê là cha ông câu trong họ bây giờ. Đến sau ông cai tổng nầy đặng vua annam ban tước Bá hộ cửu phẩm mà thưởng vì có công giúp nước. Mà ông bá hộ Huê gốc ở đâu thì con người cũng không biết rõ. Mà cha ông bá hộ ấy hồi qua đời thì đã chôn tại Phú Quới, cho nên tưởng ông Thuộc mồ mả còn ở gần vàm đó, là một tổ phụ của ông bá hộ Huê, mà con người làm ông câu tại họ bây giờ không biết cho hết.

Ông bá hộ nầy đã bị bắt vì đạo cùng bị giam tại Vĩnh Long mà chưa có bị xử; bỡi vì người là một cai tổng các quan tại tĩnh yêu chuộng, nên đã bỏ qua việc người, nên người bị giam trong chừng 6 tháng thì đặng tha về Phú Quới. .

Vậy như đã kể trước, con ông bá hộ nầy là ông câu trong họ bây giờ. Lại hồi tân trào mới qua thì có nhiều gia thất có đạo ở mấy nơi khác tới trú ngụ tại Phú Quới, trong số những kẻ nầy thì có ông Phạm văn Nhựt, gốc ở Chợ Quán, đã bị bắt vì đạo, mà người vượt khỏi ngục, ông nầy là ông già của cha Giude Bổn.

Đó là những bổn đạo đầu hết ở tại Phú Quới, sau lần lần có người ngoại vô đạo thêm số.

Từ trước năm 1875 thì các cha sở ở tại Cái Nhum qua lại coi họ Phú Quới. Tới năm 1875 thì có lập họ Sốc Sải, nên Phú Quới thuộc về họ nầy, cha Bình ở tại Sốc Sải hai năm rồi qua ở tại Phú Quới trong năm 1877; và cha đã bỏ chỗ nhà thờ cũ, mà cất một nhà thờ mới nơi đất của ông bá hộ đã dưng. Nhà thờ nầy sau cha Thu (P. Tournier) đã có sửa lại và bền vững cho tới hồi bão lụt năm 1904.

Trong năm 1880 số bổn đạo họ nầy đặng 110 người. Tới năm 1883 cha Bình đổi đi, thì cha Lại tới coi họ cho đến năm 1886. Từ năm 1886 tới 1895 thì họ Phú Quới giao lại cho cha sở Cái Nhum (P. Tournier) coi. Trong năm 1895 cù lao Bến Tre mới lập nên Địa sở, thì họ Phú Quới nhập về sở ấy.

-------------

Họ Sốc Sải.

Trong năm 1875, họ Sốc Sải là như chánh sở cho các họ ở ngoài bìa cù lao Bến Tre. Theo trong sổ cha Bề trên Quí (P. Gernot) ghi lại, khi ấy số bổn đạo họ nầy đặng 135 người. Song không rõ họ ấy đã lập hồi năm nào. Trong năm 1868 thì có cha Lập ở tại Quản Điền mà dạy một ít chầu nhưng, thì cha có làm quen với một người ở tại Sốc Sải tên là Công, và lối năm 1870 thì có ít kẻ ở tại đó xin học đạo, nên tưởng đây là góc lập họ ấy. Lối năm 1874 thì số chầu nhưng thêm đông, thì có cha Bình tới dạy. Cha Đậu cũng đã có đến đó trong năm 1871. Vậy năm 1876 thì số bổn đạo tại họ đặng 135 người.

Tới năm 1879 thì lại bớt số, còn có 124 người với một ông câu và hai ông biện, Ông câu nầy là tên Công nói trước, người đã làm đầu trở lại đạo, và sau cũng làm đầu mà nghỉ đạo, cho nên theo sổ năm 1882 ghi lại, họ Sốc Sải có 3 nhà rối và 90 người bỏ đạo.

Tới năm 1885 thì số bổn đạo còn 35 người mà thôi, và lần hồi sau đó thì họ nầy tan nát hết; năm 1893 có lo lập họ nầy lại mà không thành được. Tưởng là cớ bỡi tại câu Công. Mà không phải là bổn đạo họ nầy bỏ đạo hết đâu, vì có kẻ qua ở Cái Mơn, nhiều nhà dời qua Phước Thành cùng cứ giữ đạo tử tế; còn lại một hai nhà tại Sốc Sải cũng còn giữ đạo, nhưng không đặng siêng sống mà thôi; và chừng ai đau liệt thì xin rước cha tới làm phước cùng ban các phép cho, không dám bỏ qua.

Bỡi vậy cho nên hột giống đã ương trồng không phải mất hết; lại thường trong mấy họ lớn thì có nhiều bổn đạo của những họ nhỏ tới mà nhập vào.

-------------

Họ Bình Lợi

Họ Bình Lợi ở ngang Cù Lao Năm Thôn, trong năm 1876 có 58 người có đạo

Gốc họ nầy, là có một nhà có đạo tên là biện Thành đến lập gia cư tại đó trước hết, con ông biện Thành nầy sau đã làm phó tổng. Cả và gia thất nầy đông, nên đã thành ra họ Bình Lợi, và bây giờ các con cháu của gia thất nầy, thảy đều đạo hạnh tử tế tại họ.

Lần lần có vài nhà ngoại trở lại đạo, trong những nhà nầy thì có nhà ông câu Thắm, con cháu ông nầy còn giữ đạo tử tế; có một ít nhà đã bỏ đạo, mà đó là kẻ đạo mới mà thôi.

Họ nhỏ nầy ban đầu khi thì thuộc về Cái Nhum, khi thì về sở Cái Mơn, cũng như họ Phú Quới, cho tới chừng sau, mới nhập về sở Bến Tre.

------------

Họ Quản Điền

Trong ngày 1er Juin 1870, cha Trí đã làm phép rửa tội cho 27 người chầu nhưng trước hết tại Quản Điền, có chú Quí là kẻ làm đầu những đạo mới ấy. Cha Lập trước đã có ở đây 2 năm, dạy dỗ những kẻ nầy; sau kế đó có ba bốn nhà có đạo, kẻ ở Phú Túc (Mỹ Tho), người ở Cái Mơng tới ở tại họ nầy sinh con đẻ cháu ra đông cùng giữ đạo chín chắn cho tới bây giờ; còn những đạo mới cha Trí đã làm phép rửa tội hồi trước đó thì sau đã tứ tán hết, không còn ở đây.

Những đất ruộng tại làng nầy, hồi cựu trào thì vua annam để cho một cơ lính làm ăn, những lính ấy làm ruộng vừa đủ nuôi mình, còn mấy chỗ không làm thì bỏ hoang vu cho cỏ cây mọc. Chừng cơ lính nầy rút đi, thì đã bán lại cho cha Lập hết những đất ruộng ấy, có lẽ tưởng những đạo mới đầu hết đã đi mất không còn một ai, là trong những quân lính nầy; sau có những nhà có đạo ở nơi khác, đến ở làm ăn, cùng cầm vững họ cho tới ngày nay. Những đất ruộng nầy thuộc về Nhà chung và sau đã bán lại cho ông Đốc phủ Sở (Gia Định).

Theo sổ năm 1917, thì tại Quản Điền còn 44 người có đạo.

(sẽ tiếp)

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1920

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

Cha Phêrô Nguyễn Công Chính

 CHA VÊRÔ  NGUYỄN CÔNG CHÍNH

Linh mục bổn quốc

1867 – 1897 – 1912

------------------


Cuộc đeo sầu nầy chưa khuấy dứt, kế luồng ai bi nọ xảy tiếp liên; hèn chi Hội thánh gọi thế gian là nơi sủng khóc lóc, là chốn trần phiền, chẳng khi ráo đặng nước mắt!

Mới hôm đầu tháng chín tây, họ Hanh Thông Tây phải lịnh Bề trên thiên đời cha sở, là cha Vêrô NGUYỄN CÔNG CHÍNH qua họ Chí Hòa. Nay mồng mười tháng chạp, lịnh Chúa chỉ định đổi cha sở hai họ tân cựu nầy về Thiên hương.

Cha Vêrô NGUYỄN CÔNG CHÍNH là con ông trùm họ Mỉ Hảo, hạt Thủ Dầu Một. Ông trùm nầy dõi đàng ông bà lưu truyền, lo việc Nước Cha trị đến, ông trùm hằng lo giúp các cha sở trong mọi cơn gian nan, mọi chốn hiểm trở, nhiều khi lên đèo xuống ải thì người cũng vui lòng; các cha địa sở Thủ buổi ấy, đều biết và mến ơn ông trùm..

Ông trùm sốt sắng việc Danh Cha Cả sáng, cho đến đỗi người có tám người con, thì đã dưng giúp việc Chúa hết bốn: người con lớn là Vêrô Lễ đã chịu đến chức Lectoratus trong Hội thánh, rồi thọ bịnh thổ huyết, qua đời tại nhà trường Latinh Sài Gòn 1885. Người em là Vêrô Bổn chịu chức Ostiaritus rồi cũng qua đời trong nhà trường 1889; người út thì bỡi Chúa không chọn, vào nhà trường ít lâu, kế cha già mất phải trở về lo giữ lấy gia thất. Còn một Vêrô Chính là con thứ tám, đặng bước lên bàn thờ trong ngày tháng ba 1897.

Cha Vêrô Chính đã sinh ra năm 1867, qua năm 1876 người vào học trường d’Adran Sài Gòn với các thầy dòng. Qua năm 1877 ông già người xin đem người qua trường Latinh, thì cha Humbert là cha sở Thủ khi ấy xét cùng dọn cho Vêrô vào trường. Vào trường học đặng sáu tháng kế mẹ người thọ bịnh, Vêrô phải về giúp mẹ cho đến khi mẹ qua đời, thì Vêrô trở lại nhà trường là năm 1878. Mà từ đây về sau thì hằng đi theo lớp mình luôn, dầu trong lớp có nhiều trò trí hóa sắc sảo, thì Vêrô cũng cầm đặng mực trung chẳng sút.

Cùng lên lớp lớn thì bài vở càng nhiều càng khó, mà vóc dạng Vêrô ốm yếu, sức lực mỏng mảnh; rán nên sau cũng đã phải thọ bịnh đau ngực như hai anh. Qua lớp Cách Vật sang trường Lý Đoán, chịu những chức Hội thánh thì bịnh đau ngực một ngày một tăng, thầy Vêrô năng ho năng mệt; nên quan thầy dạy phải lo điều trị cho cần chẳng nên chậm trễ. Dầu vậy song việc học hành thầy cũng chẳng giảm chẳng bớt, vì người đã biết câu: “Quia tu scientiam repulisti, repellam te ne sacerdotio fungaris mihi. Bỡi mầy đã chê việc học hành thì Tao cũng từ chê mầy, chẳng cho làm thầy cả Tao”. Người học sách đoán cũng theo kẻ mạnh luôn, hằng năm có thi ôn thì người hằng đặng số tốt nhứt hoài.

Trong nhà trường thấy thầy Vêrỏ ưa giúp kẻ liệt lào bịnh hoạn, cùng làm nhiều việc tỏ thương yêu anh em. Mấy năm làm thầy ở trường thì người lãnh việc coi sóc nhà bịnh luôn, mỗi ngày mỗi đến viếng thăm kẻ bịnh, dầu cho bịnh nhẹ thì người cũng chẳng bỏ qua. Còn nói chi kẻ liệt thì người ân cần là dường nào, sớm thăm chiều viếng, đêm lóng tai nghe, tiếng tiếp ứng chẳng đừng. Chẳng những lãnh nhà bịnh lại còn lãnh việc từng lúc miếng ăn của uống cho học trò, người năng xem sóc kẻo bạn bè làm thuê ở mướn, biếng nhác nấu nướng không kỹ lưỡng, thiếu dư không chừng, không độ. Trong phòng ăn bàn ghế lớp lang thứ tự, lại sạch sẽ vén khéo, rát rến quét tước ung đốt vển vang.

Khi thầy Vêrô thăng quờn Chánh tế thì người dùng hết tài năng, sức lực Chúa đã ban cho người, mà lo việc Chúa và giúp bổn đạo. Đầu hết người dạy nhà trường Latinh An Đức sau về dạy trưởng Sài Gòn. Nhưng mà phần xác người yếu đuối, Đức Cha thấy không lẽ người gánh vác việc nầy cho nổi, thì Đức Cha định người nhậm họ Hanh Thông Tây là 1899.

Họ Hanh Thông khi trước là họ nhánh của An Nhơn, bổn đạo thưa thớt, nhà thờ nhỏ nhít khó khăn, không vườn tược, chẳng ruộng nương, không rẫy bái; có nội nhà thờ mà rừng bụi cỏ rác, chẳng sinh huệ lợi gì. Cha Vêrô Chính phát gốc dọn gai, sắm sửa nhà thờ, trường học, nhà ở, nhà Dì phước; nói tắc một lời tân tạo gần hết mọi sự đang có ngày nay...Phần thiêng liêng cha nhóm quới chức bàn tính, qui bổn đạo khuyên lơn, tựu đồng nhi luyện lập; nên cuộc Hanh Thông mau ra vển vang vui vẻ. Việc họ thứ lớp, Chúa nhựt, lễ cả đủ đồ trần thiết, sớm xem lễ dồng nhi ca ngợi, chiều phép lành xướng hát đủ kinh. Cha biết dùng phương giục lòng bổn đạo thêm sốt sắng, giữ tánh nết dồng nhi; cha lập nhiều hội trong họ, hội Môi Khôi, hội các Đẳng, hội con Đức Mẹ.

Bỡi cha ân cần đỉnh đoạt thì tiếng người bay ra nhiều chỗ, rủ được thêm nhiều người, nên người ở đó chưa đầy sáu năm, mà nhà thờ đã chật, phải nối thêm mấy căn nữa mới vừa. Việc nầy cũng là việc đại sự: ở đất Sài Gòn cất một căn nhà ngói gạch mà thôi thì đã phải tốn nhiều, huống chi đôi ba căn thì làm sao. Song người cũng lượng trí nối thêm cho được như ta thấy bây giờ; lại còn sắm tống chung, dựng lầu chuông, chuông đổ vang lừng, lập phố cho có huê lợi cho nhà thờ xây dụng.

Nhà thờ đã vậy, còn bổn đạo người người đều mắc ơn cha Vêrô; chẳng nói chi đến những sự người an ủi răn khuyên, những khi người giảng dạy làm phước, cùng khi người rước cha nẩy cha nọ thay đổi, cho dễ bổn đạo trần tình việc riêng; mà nói về sự người thăm viếng giúp đỡ phần xác, thì nói làm sao cho xiết, anh nầy chủ nọ đặng sở mần, gặp nghề làm ăn, tiền ra vốn liếng; ấy chẳng phải cha đã chỉ vẽ bày lời? Tuy không tiền giúp đủ mọi người, song sự lo tìm phương chỉ thế, thì là quá nuôi quá giúp, nên nhiều nhà bây giờ rảnh rang vui vẻ.

Phải lo việc họ mà cha cũng không quên nhà trường, là chốn cha hằng cầm hằng tưởng là nhà cha mẹ, là quê hương; nên chẳng có tháng nào mà người chẳng về nhà trường ít là một bữa, thăm cha Bề trên cùng các cha. Người quen nói, nhắc nhà trường với anh em bạn rằng: “Mình ở nhà trường nhiều hơn ở nhà cha mẹ.. nhớ lại lúc còn ở trường thật vui quá...”. Bỡi lòng cha mến mộ nhà trường thì cha chẳng quản công giúp đỡ nhiều chuyện.

Còn bề ở với anh em lương bằng: miệng người nói sao thì lòng người cũng vậy, không ly sai một mẩy, nên anh em đã rõ biết, hằng năm tuần cấm phòng vô ra thăm viếng; mấy bữa ấy khách trong nhà cha chẳng ngớt, nơi ăn chỗ nghỉ sẵn sàng, vô ra thong thả, chẳng chút chi ngại đặng. Cha Vêrô tình thiệt ở ngay, bụng tốt lòng rộng, xuất chỗ nầy không cậy chỗ khác, nên nói đặng tay mặt người làm tay trái chẳng biết chi!

Mười ba năm cha Vêrô lao lực nơi đất Hanh Thông vì đoàn chiên Chúa cho đến khi chẳng còn gượng đặng nữa; y lời Chúa phán: Bonus Pastor animam suam dat pro ovibus suis (St J. X. 11). “Đấng chăn lành liều sự sống mình vì chiên.”

Đức Cha thấy cha Vêrô đã hết sức, tiếng nói đà tắt có hơn mười tháng rồi, vì phổi phế đã hư, thì Đức Cha đem cha về Chí Hòa cho nhẹ việc mà dưỡng bịnh. Song hỡi ôi! dưỡng sao cho lại; thuyền chở khẳm giáp đà mười ba cõi, không kéo; mà xẩm sao cho khỏi phá nước. Nhưng mà chẳng qua Chúa đã tiền định cho cha Vêrô đặng nghỉ an một lần, Cha Vêrô về đây vắng vẻ cho dễ dọn mình, ra vào đủ mọi đều nhắc nhở, từng trên có kẻ đau, từng dưới có người bịnh, trước nhà có mồ các Cha nằm đợi ngày sống lại.

Bịnh cha Vêrô một ngày một tới; Đức Cha dạy cho Long Gabriel đến giúp. Cha Long tận lực hết tình lo, vì chẳng những là lương bằng mà đây là hữu ái kim bằng thuốc tây thuốc ta, nói tắt một lời, thầy tây mỗi ngày tuần mạch hai buổi thì còn thiếu chi đặng nữa. Đức Cha đã đi thăm hai lần, cha Humbert đến làm phước, các cha lân cận chuyền nhau thăm viếng; cho đến ngày 12 mới tựu chung một bữa trên 30 cha, mà đưa cho Vêrô ra phần mộ mà từ giã người. Đức Cha đứng làm phép xác, bổn đạo Hanh Thông điệu linh cữu mà từ tạ báo đáp.

MỈ THIỆN.

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1913

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

Hạnh tích Cha Bề trên Delignon

 

HẠNH TÍCH CHA BỀ TRÊN DELIGNON

----------------------

Cha Urbain-Marie-Anselme Delignon

Cha Anselmô Delignon sinh ra ngày 21 tháng Avril năm 1865, tại Saint-Urbain, tĩnh Haute-Marne, địa phận Langres, bên nước Phalangsa. Khi lớn khôn cha mẹ cho vào ăn học tại trường Latỉnh thành Langres. Cách ít lâu sau, người vô trường lớn, lúc đó cha cai trường là thầy cả Perriot, là một vị linh mục thông thái, dã lập tờ báo L’Ami du Clergé, là một tờ báo có tiếng, đã giúp ích cho hàng linh mục, trong cả hoàn cầu đều biết.

Anselmô có trí sáng lại ham học hành, nên bề chữ nghĩa thì rất tấn phát. Còn bề đạo đức, thì những chuyên lo giồi mài tánh nết, lại nhờ cha Perriot, là cha linh hồn coi sóc dìu dắc, nên Anselmô đặng chóng mau tấn tới trong đàng lành. Nhờ đó mà sau đây, Anselmô đặng nên một linh mục đích đáng, đủ tài đủ đức, nên gương chói rạng trong hàng đạc đức.

Khi Anselmô đặng 23 tuổi, thì bề trên kêu người chịu chức linh mục, là ngày mồng sáu tháng Mars năm 1888. Chịu chức rồi, người làm phó họ Notre-Dame de la Noue tại Saint-Dizier.

Học trò cựu một lớp học với cha Anselmô, bây giờ còn Đức cha Moissonnier, bề trên địa phận Langres. Địa phận nầy có tiếng, vì sinh đặng nhiều linh mục thông thái đạo đức, làm nhiều ích cho Hội Thánh.

Cha Anselmô làm cha phó đặng một năm, song lòng không thích, vì quyết định dưng mình cho Chúa, để đi giảng đạo xứ xa. Người cầu nguyện cho biết thánh ý Chúa; và bàn tỉnh cùng cha linh hồn, là thầy cả Perriot, đoạn qua năm sau là năm 1889, cha Anselmô xin nhập trường Hội giảng đạo ngoại quốc, tại kinh Thành Paris. Lúc đó tại trường Hội giảng đạo, có cha Mutel, là đấng lãnh việc coi sóc các thầy trong trường. Cha Mutel thấy Anselmô có lòng sốt sắng và đặng trí khôn sắc sảo, thì yêu dùng lắm. Đến sau cha Mutel đặng thăng quyền Giám mục địa phận Séoul, bên nước Corée. Cách ít năm trước đây, lúc Đức cha Mutel đi thành Rôma, chầu lễ phong bực Á thánh cho các đứng tử vì đạo bên nước Corée, ghé Saigon. Lúc đó cha Bề trên Delignon ở tại nhà Đức cha. Khi Đức cha Mutel gặp lại con yêu dấu người, thì Đức cha rất đỗi vui mừng, nói nhiều lời khen ngợi, nhắc lại tánh nết, lòng sốt gắng đạo đức của cha, lúc còn ở học tập tại trưởng Paris. Trong tháng Décembre rồi đây, Đức cha Mutel có việc gởi thơ cho Đức cha Isidôrô, thì cũng còn nhắc nhở và nói nhiều lời rất thiết yếu về cha Bề trên Delignon. Thấy đó thì biết, lúc khi cha ở tại trường thành Paris, thì đã ăn ở thế nào, nên mới đặng kẻ bề trên yêu chuộng như vậy.

Cha Anselmô ở tại trường Hội giảng đạo đặng một năm, qua năm sau, bề trên sai người qua giảng đạo bên xứ Nam-kỳ. Vậy người giã từ cha mẹ bà con, xuống tàu ngày 15 Octobre năm 1890, cách một tháng sau, cha tới Saigon, thì Đức cha Colombert sai người xuống Cái-mơng, ở với cha Bề trên Quí (P. Gernot) mà học tiếng annam. Ở đó một năm, cha học tiếng annam, cùng dòm xem phong tục tánh tình người bổn quốc, thì cha liền đem hết dạ mến yêu. Và cha đã giữ lòng đó luôn cho đến chết! Cha Anselmô nói tiếng annam rành rẽ lắm, cung giọng y người annam. Cha ham học cùng coi sách vở chữ annam, Đến sau, dầu đã lớn tuổi rồi, lúc cha rảnh, thì cha coi nhựt trình, truyện tuồng chữ annam. Trên bàn viết cha thì thấy để nhiều sách chữ annam luôn.

Cha ở Cái-mơng đặng một năm, qua năm sau là năm 1892, Đức cha đổi về làm giáo sư, dạy tại trường Latinh Saigon cho đến năm 1894, thì cha đổi về nhà thờ chánh Saigon, làm cha phó, ở với cha già Le Mée và cha Phanxicô Assou.

Cha ở đó đặng 4 năm, qua đầu năm 1897, lối tháng Mars, thì Đức cha Dépierre đổi cha về coi nhà phước và họ Chợ-quán. Lúc đó cha đặng 32 tuổi, sức lực mạnh mẽ, trí khôn sắc sảo, tướng mạo đầm thấm nghiêm trang. Ngó thì biết là một người mực thước, tánh tình nghiêm thẳng.

Khi cha vừa lãnh họ, thì ngày Chúa nhựt, cha lên tòa giảng, ra mắt cùng bổn đạo, cha nói ít lời như vầy: ớ anh em, Đức cha sai cha về đây mà cai trị anh em, nên anh em phải giữ lời cha... Lễ rồi quới chức, bổn đạo tựu lại chúc mừng cha, khi xong xuôi các cuộc, ai nấy lui về. Lúc đó ông huyện sáu, Trịnh khánh Tấn, là một nhà nho sĩ, náng ở lại thăm cha, ông huyện bèn thưa với cha như vầy: Thưa cha, sớm mai cha giảng tiếng annam, cha nói nghe rõ ràng, Song rủi lời cha nói có ý cứng một chút, khó nghe, cha nói Đức cha sai cha đến đây mà cai trị anh em... Phải chi cha nói như vầy: Đức cha sai cha về đây coi sóc lo lắng cho anh em, như vậy thì nghe có ý vị thâm trầm hơn. Cha nghe ông huyện nói, thì không hờn, lại hết lòng cảm ơn nữa. Đến sau chính mình cha thuật truyện ấy lại và thêm rằng: còn nhỏ ai cũng lấy sự khẳng khái làm phải, song đến sau khi có tuổi rồi, mới rõ, sự hiền lành, lời dịu dàng thì là quí hơn. Một muỗng mật ngọt thì quí hơn một thùng giấm chua. Mà thật sự, từ đó cha đã giữ như lời cha nói.

Cha coi họ Chợ-quán đặng 16 năm, tận tình lo lắng, nhứt là kẻ nghèo người bịnh tật, thì cha rộng tay trợ giúp. Khi cha đi kẻ liệt, trúng người bịnh nghèo khó, thì cha giúp tiền bạc cho uống thuốc. Khi thấy người liệt không có mền chiếu, thì lúc cha về nhà, cha dạy trẻ ở mau mau lấy chiếu mền của cha, đem cho người liệt. Kẻ nghèo khó thiếu quần áo đến thăm cha, thì cha mau mau dạy xuống nhà phước 1ấy vải đem lên phát cho.

Cách cha ở với bổn đạo thật rất tận tình, cha tiếp trước, truyện vãn vui vẻ với hết mọi người, kẻ giàu cũng như người khó. Cha hay đi viếng thăm bổn đạo, cùng khuyên lơn an ủi. Bổn đạo họ Chợ-quán thấy cha ở như vậy, thì ai nấy đều đem lòng mến yêu kính chuộng.

Cha có lòng thương kẻ nghèo, nên đến sau cha ở chỗ nào, thi cũng thấy nhiều người khó chạy đến cùng cha.

Cha cũng tận tâm lo cho nhà phước Chợ-quán, tuy cách cha ở nghiêm thẳng cùng nhặt phép, song cha biết chế độ, tùy thì tùy thế, làm cho quyền hành cha không nên gánh nặng cho kẻ bề dưới. Cho đến bây giờ nhà phước Chợ-quán cũng còn nhớ công khó cha, hay nhắc nhở cùng năng đến viếng thăm cha. Đến sau khi cha qua đời rồi, thì trót hai ngày, các dì thay phiên canh xác cha và lo tẩn liệm cho cha.

Khi ở Chợ-quán, thì cha đem cha Louvet về ở với cha. Cha Louvet khi đó đã già yếu, hai chơn bị tê bại đi đứng không đặng nữa. Cha Anselmô tận tình lo nuôi dưỡng. Mỗi chiều tối thứ 7, thì chính mình cha lo tắm rửa cho cha Louvet.

Đến sau cha cũng xin Đức cha cho cha Vàng, là em cha Phan vô ở với cha mà dưỡng bịnh.

Cha cũng có lòng thương kẻ bịnh hoạn, hễ vừa nghe có cha nào đau ở nhà thương, thì cha mau mau đến viếng thăm. Cha ưa sự đi viếng kẻ liệt. Đó cũng bỡi lòng mến Chúa yêu người mà ra!

Qua năm 1909, chiều ngày áp lễ Bổn mạng cha, là ông thánh Anselmô, thì Đức cha Mão vô thăm cha như mọi năm. Song lần nầy Đức cha tỏ dấu vui vẻ hơn thường, và trước khi ra về, thì Đức cha nói cùng cha Delignon rằng: Cha Bề trên Lallement qua đời, vậy Ta muốn chọn một cha lên thế cho cha Lallement, vậy cha tưởng cha nào lãnh việc ấy đặng. Cha Delignon bèn chỉ cha nầy cha khác, song Đức cha lắc đầu có dấu không phục ý. Sau hết Đức cha mới nói rằng: người mà Ta muốn chọn làm Bề trên thế cho cha Lallement, là cha sở họ Chợ-quán. Đức cha nói vừa dứt lời liền ôm hôn cha Delignon cách rất thiết yếu. Bổn đạo họ Chợ-quán bày lễ rất long trọng mà mừng cha sở đặng thăng quờn Bề trên địa phận.

Lúc đó cha cùng tính với quới chức lập hội Các Đẳng, để giúp nhau trong giờ sau hết. Hội nầy giúp nhiều ích cho con nhà có đạo, hiện nay nhiều người đã vô hội nầy và có vẻ tấn phát lắm.

Đang lúc cha tận tâm lo lắng công việc trong họ, cha tưởng còn ở lâu dài với con chiên bổn đạo, ai hay Chúa định cách khác, là qua năm 1913, cha Dumas già yếu, nên xin từ chức bề trên. Vậy Đức cha Mão bèn chọn cha Bề trên Delignon, về thể cho cha Dumas, mà coi sóc cùng dạy các thầy trường lớn? Nên ngày 15 Août năm 1913, cha giao gánh lại cho cha Laurent, rồi ra khỏi họ Chợ quán mà về trường Latinh.

Cha đổi về làm Bề trên trường Latinh, tuy cha sẵn lòng vưng lời bề trên, song bỡi cha coi họ đã lâu năm, lại tuổi cũng lớn, phần sự dạy dỗ trong nhà trường có hơi nặng cho cha. Song cha không thở than, một ép mình làm cho trọn ý đấng Bề trên. Tuy cha đổi về nhà trường, chớ thật sự thì lòng cha còn ở lại Chợ-quán, đổi chỗ chớ không đổi lòng, nên hễ tới ngày nghỉ, thì cha lụm cụm xách dù trở về thăm viếng nhà phước cùng bổn đạo.

Cha ở trường đặng ba năm, kế cha lâm bịnh, lương y dạy phải trở về tây điều dưỡng. Vậy đầu tháng Mai năm 1916 cha xuống tàu trở về Đại-Pháp, cha ở nghỉ tại quê nhà đặng hai năm, qua đầu tháng Mars năm 1918, cha trở lại xứ Nam-kỳ. Tới Saigon, Đức cha Mão sai cha vô coi họ Tân-định. Cha lo cất nhà trường, rước các Thầy dòng đến dạy trẻ con trong họ. Cha cũng là cất nhà cha lại cho vững chắc, Cha coi họ Tân-định cho đến năm 1924, lúc Đức cha Quinton lâm bịnh về tây, thì cha làm Bề trên coi sóc địa phận cho đến ngày 26 tháng Mars năm 1926.

Lúc cha coi địa phận thế cho Đức cha, thì người khéo ở, nên bề giao thiệp cùng quan trên có vẻ rất thâm tình. Ai nấy đều khen ngợi cha là một đấng khôn ngoan thông thái, hiền từ đức hạnh. Nhiều người pháp quen biết cha, thì đem lòng thương mến tin cậy, đến sau trong lúc bịnh hoạn, thì xin mời cha đến làm phước giải tội cho mình. Tại nhà thương Angier, cha lo cho nhiều người bệnh đặng ơn trở lại trong giờ sau hết. Các bà và quan thầy thuốc biết ơn cha, nên trong khi cha lâm bịnh lần nầy, thì quan thầy tận tình lo lắng, mỗi ngày đến viếng thăm tuần mạch cho thuốc.

Khi Đức cha Isiđôrô thăng quyền Giám mục, là ngày 26 tháng Mars năm 1926, thì xin cha Bề trên Delignon xuống coi nhà phước và họ Cái-mơng thế cho Đức cha. Song cha ở Cái-mơng không đặng bao lâu, vì qua năm sau, cha Bề trên Hay qua đời, thì Đức cha chọn cha Bề trên Delignon về làm bề trên nhà trường Latinh, cùng dạy sách đoán cho các thầy trường lớn. Qua tháng Avril năm 1930, cha đau nên xin từ chức bề trên nhà trường, song còn ở lại đó mà dạy sách đoán, cùng lo dạy các chị ở nhà tập mình bên nhà phước trắng. Cha cũng lãnh ngồi tòa cho các bà phước trắng, làm lễ bên nhà kín, và mỗi bốn mùa thì cha đi ngồi tòa cho các bà phước trong nhiều chỗ. Cha Bề trên Delignon làm các việc ấy một cách sốt sắng và vui lòng, nên ai nấy đều đem lòng cảm mến công đức cha.

Qua lối tháng Septembre năm rồi, cha coi trong mình một ngày một yếu, ăn uống không tiêu, sắc diện một ngày một xanh xao, tuồng như có bịnh chi nơi ruột gan. Tuy vậy, bề ngoài cha cũng vui cười và làm các việc như thường, cho đến cuối tháng Octobre, cha thấy không thể làm đặng nữa, thì cha xin Đức cha đi nghỉ một ít lâu lấy sức lại. Cha đi Phan-thiết ở ít ngày, rồi đầu tháng Décembre cha lên Dalat, ở không đặng một tuần lễ, phải trở về Saigon, vào nằm nhà thương nhà trường Latinh cho đến chết! Từ ngày cha đi Dalat về, thì bịnh một ngày một thúc tới, cha không ăn uống đặng nữa. Cha biết bịnh bất trị, giờ lâm chung gần tới, nên cha hết lòng dọn mình. Qua ngày thứ sáu trước lễ Sinh nhựt, lối bốn giờ chiều, cha chịu phép xức dầu thánh một cách sốt sắng, trí tỉnh tuồng như người mạnh vậy. Lúc cha Soullard xức dầu thánh cho cha, thì có Đức cha, các cha nhà trường, và một ít cha khác. Xức dầu rồi, cha nói ít lời rất cảm động từ giả và cám ơn cùng xin ai nấy cầu nguyện cho cha đặng ơn chết lành.

Một ít ngày trước khi cha qua đời, thì cha không còn muốn ai thăm viếng nữa. Cha sẵn lòng phú trót mạng sống trong tay Chúa. Cha nói với bà giúp việc, cha bây giờ đặng bình an trong lòng trong trí, cha nằm đó mà đợi giờ Chúa kêu! Chúa định thế nào, cha sẵn lòng theo ý Chúa.

Vậy sáng ngày mồng sáu tháng Janvier, lễ Ba Vua, cũng là ngày thứ sáu đầu tháng, lối chín giờ sớm mai, có dây thép nói cho hay, cha ngặt mình, nên tức thì Đức cha và một ít cha liền đến đọc kinh dổi, cầu cho cha trong giờ sau hết. Lúc đó cha không còn nói đặng nữa, song trí còn tỉnh. Khi đó coi trong mình cha cực lực lắm. Thấy cha lấy tay chùi nước mắt nhiều phen. Khi Đức cha an ủi và giải tội cho cha lần sau hết, thì Đức cha xin cha sẵn lòng dâng mạng sống cha mà cầu nguyện cho địa phận Saigon. Lúc đó thấy cha gật đầu, tỏ dấu ưng chịu như lời Đức cha nói. Cha ngặt mình như vậy cho đến năm giờ chiều, thì mới qua đời, linh hồn lìa xác cách êm ái, không có trở trăn chút nào hết. Lúc cha qua đời, thì có cha Frison, cha Delagnes và cha Phaolồ Vàng, đứng một bên giường cầu nguyện cho cha.

Khi sửa soạn mặc áo lễ cho người xong xuôi rồi, thì đem xác cha lên phòng khách tại trường Latinh. Qua sáng ngày sau và trót ngày Chúa nhựt, thì nhà phước Chợ-quán, Thủ-thiêm, bà phước trắng, bổn đạo họ Chợ-quán và bổn đạo các họ gần Saigon, thay phiên đến viếng xác và cầu hồn cho cha.

Qua 4 giờ chiều thứ 7, có mặt Đức cha và các cha, có quan thầy thuốc tây, ông cò thành phố sai đến thị chứng, thì liệm xác cha vào quan tài. Các dì phước Chợ-quán xin phép Đức cha, đoạn đỡ xác cha mà để vào hòm, rồi có thợ sẵn đó hàn chì và đậy nắp lại.

Cả đời cha Bề trên Delignon gồm tóm trong một câu nầy: là nhơn từ, hiền lành, đó là nhơn đức cha đã giữ trót đời. Đó cũng là một cớ làm cho hết thảy kẻ quen biết cha, đều đem lòng mến yêu Cha. Lúc khi cha còn làm bề trên trường Latinh, mỗi tuần lễ cha xuống dạy các thầy ba phen. Vậy trong vòng sáu tháng, cha nói có một câu nầy, mà chưa cùng nghĩa: “Soyez doux”. Chúng con phải ở hiền lành!

Vừa đặng tin cha Bề trên Delignon qua đời, thì ai nấy ngậm ngùi thương tiếc! Thương tiếc vì là một đứng nhơn từ hiền hậu. cả đời trải dạ mến Chúa yêu người, tận tâm giúp lo linh hồn kẻ khác.

Các báo vừa đăng tin cha qua đời, thì nhiều quan trên gởi thơ cho Đức cha mà chia phần tang chế cùng địa phận Saigon.

Tờ báo Le Courrier de Saigon có để ít lời sau nầy mà tặng tài đức cha Bề trên Delignon: “Le Père Delignon était un érudit, un homme d'une haute intelligence, un grand coeur”.

Ta thương nhớ kẻ đã quá vảng, song chớ quên nguyện cầu cho linh hồn người đặng kíp mau hưởng phước cùng Chúa trên thiên đàng.

Chúng tôi cậy vì danh Chúa nhơn từ cho linh hồn thầy Anselmô đặng lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phước vui vẻ vô cùng. Amen.

Hiếu Tử.

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1933

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

Họ Gò Công

 KỂ LẠI GỐC TÍCH MỖI HỌ TRONG CÁC SỞ

ĐỊA PHẬN NAM KỲ

-------------------

ĐỊA SỞ HỌ GÒ CÔNG

-------------------

Gốc lập Họ

Tĩnh Gò Công thuở đời cựu trào kêu là Huyện Tân Hòa hay là Huyện Gò Công, thiên hạ ở tại đây không có một ai có đạo, cho nên không có dấu tích gì nhắc việc đạo thánh tại đây, vì không có chòm xóm gì của bổn đạo đã ký ngụ trong huyện nầy. Cho tới khi nhà nước Langsa qua trị Nam Kỳ, lúc ban đầu thì cũng không có cha nào tới lo lập họ tại Gò Công, bỡi các cha khi ấy làm việc vàn, mắc lo sửa sang tạo lập lại các họ đã phải cựu trào bắt bớ cùng đốt phá tan hoang.

Nhưng vậy lúc ấy có nhiều thông ngôn có đạo và mấy kẻ giúp việc cho các quan tây ở tại Gò Công, cho nên mấy cha ở các họ xung quanh hay tới lui mà làm phước cùng là làm lễ cho những kẻ ấy, như cha Dư, cha Nhu, cha Triệu ở Nha Ràm, hay qua lại Gò Công, cha Nhu có an ủi đặng một người tên là Nguyễn văn Triều trở lại đạo, và cha đã cho đi nhà trường Latinh Saigon mà sau đã ra; người nầy đem một phần bà con trở lại đạo nữa, bây giờ còn tại Sơn Qui. Còn dưới Thủ Ngữ thì có cha Hiền (P. Favier) và nhứt là cha Đức (P. Moreau) hay qua lại Gò Công. Khi ấy Đức cha dạy cho Đức phải coi luôn họ nầy lâu năm, và hễ khi cha tới thì ở cùng làm lễ tại nhà thầy Vọng cùng là thầy Minh hay là nhà của Phan văn Chư. Trừ ra việc các cha tới viếng đây; thì đã có bốn phen khác, có những cha tới giảng đạo lo lập họ, là từ năm 1868 tới 1891, trước khi có cha tây tới ở luôn coi họ..

Phen thứ nhứt là cha Trí, đã qua đời tại Mỹ Tho trong năm 1876, cha qua lại cùng ở Gò Công khi lâu khi mau mà lo việc mở mang đạo thánh, có khi là lối năm 1869 cho tới năm 1871, và cha đã rửa tội đặng chừng 30 người, mà lần lần sau những kẻ nầy đã bỏ đạo, và tưởng khi ấy cha Trí dùng nhà một thầy thông cùng là nhà của một thầy giáo có đạo, khi ấy ở tại nhà dây thép bây giờ mà làm phước cùng làm lễ.

Phen thứ hai là cha Thành, Đức cha Mỹ (Mgr. Colombert) sai tới Gò Công trong năm 1886, cha ở đó đặng vài tuần, thấy không có việc chi mà làm, nên cha đã trở về.

Phen thứ ba là cha Thi (P. Hamm) ở Chợ Quán; ông Đốc phủ Ký quen biết ông huyện Nguơn là một tay giàu có ở Gò Công, nên đã xin cha xuống đó. Vậy cha Thi đã đi với ông Đốc xuống Gò Công nhiều lần. Khi ấy quan tham biện chủ tĩnh là M. Albaret, ước muốn cho có một cha tây ở tại Gò Công; ông huyện Nguơn là người  rất giàu có lại thân thế lắm cũng trông ước như vậy; lại khi ấy cùng tính lo lập một nhà thương cho người bổn quốc, giao cho các bà dòng ông thánh Phaolồ coi; phải mà khi ấy cha Thi làm xong đặng các việc thì chắc đặng thành, nhưng tính đó mà thôi, chứ chưa khởi lập việc gì.

Phen thứ tư, là khi cha Thi ở Chợ Quán qua đời rồi, thì cha Linh (P. Moulins) ở Mỹ Tho, phải lo việc mở mang tại Gò Công, cha xuống đó đâu được một lần, rồi thì giao cho cha Lịch khi ấy ở Tân An. Vậy cha Lịch đã qua ở tại Gò Công lối đầu năm 1889; cha đã an ủi đặng thầy Sang là thầy năm ở ngoài Bắc Kỳ vô đó đặng trở lại; lại cha lo cho một phần gia thất tên Triều đặng vào đạo. Khi ấy nhờ có năm sáu thầy thông ngôn có đạo phụ giúp, nên cha đã cất một nhà lá tốt, sau nhà ông huyện Nguơn, đặng làm nhà thờ, nơi đất ông huyện dưng, và một nhà nữa làm trường học, giao cho hai dì nhà phước Chợ Quán lo dạy, vừa mở trường có con trẻ tới học đông.

Trong lúc ấy có ít số chầu nhưng đang học đạo, và cha Lịch đã rửa tội đặng chừng 15 cùng là 20 người.

Đến lối giữa năm 1890, cha Lịch đau rét nên xin đổi, cha đi rồi thì không có cha nào tới thế tại Gò Công, có hai dì dạy học còn ở đó dạy con trẻ mà thôi, và cha Y (P. Errard) ở Chợ Quán cùng là cha Mão (Đức cha chánh bây giờ Mgr. Mossard) ở Chợ Lớn lên xuống Gò Công mà làm phước làm lễ cho bổn đạo.

Khi cha Bổn (P. Abonnel) đang dạy tại trường Latinh Saigon, trong tháng Octobre năm 1890, đã đi với cha Hương (P. Joubert) và cha Mão xuống viếng họ Gò Công, và tới lễ Sinh Nhựt, bổn đạo xin Đức cha Mỹ cho cha tới làm lễ, thì Đức cha đã dạy cha Bổn xuống làm lễ Sinh Nhựt tại họ năm ấy.

Đó là kể qua những việc các cha đã lo lắng lập họ tại Gò Công trước khi cha Bổn (P. Abonnel) tới nhậm sở và ở luôn đó.

Trước tại đây có quan lớn danh tiếng lắm tên là Lãnh binh Tân, quan nầy tin hết các đạo mà không theo đạo nào, lại người cũng làm lầu nhỏ để tượng ánh Đ C G trong chỗ người chưng các đồ thờ phượng. Việc quan nầy có lòng kính như vậy mà thôi, chớ không phải là mở mang sự gì về đạo, cho nên sự cần là phải mà có một cha tây ở tại Gò Công khi ấy, có thân thế với quan nầy, thì việc đạo đặng thạnh lắm chẳng sai, vì thiên hạ đã lâu xem quan Lãnh binh Tân như ông vua xứ Gò Công vậy.

Bỡi vậy cho nên cuối năm 1890, không rõ bỡi ý muốn riêng hay là bỡi lời vài bổn đạo cùng mấy thầy giúp việc nhà nước tại Gò Công xin, nên Đức cha Mỹ đã tính đặt cha Tôn (Đức cha phó bây giờ Mgr. Quinton) xuống nhậm sở Gò Công, mà bỡi cha Mão khi ấy là cha sở Chợ Lớn, phân lại cho Đức cha rõ, vì cha Tôn bên tây mới qua vừa được một năm, biết tiếng và thói phép annam chưa đủ, cho nên Đức cha đã định lại là đặt cha Bổn (P. Abonnel) làm cha sở Gò Công. Vậy ngày 14 Janvier năm sau cha Bổn đặng lịnh Đức cha dạy và qua ngày 21 tháng ấy thì người xuống lãnh sở Gò Công, có cha Mão đi nữa. Ngày ấy nhằm Chúa nhựt là Kính Tên Rất Thánh Đ C G,.

Vậy khi cha Bổn tới nhậm sở Gò Công, trước hết cha đã dò xét coi mở mang đạo thánh tại đó dễ khó thế nào. Sự khó trước hết là dân sự tại Gò Công trước đã muốn giữ luôn hiệp với cựu trào, vì tại đây có những mồ mả to lớn kêu là những lăng vua; lại bà hoàng thứ của Thiệu Trị là hoàng đế nước Annam, quê ở tại Gò Công: nhà cữa bà nầy ở khi trước là nơi chợ bây giờ, cũng có vườn đất ở tại giồng Sơn Qui. Vua Thiệu Trị yêu mến bà nầy lắm, cho nên đã chọn con thứ (con bà nầy) là ông hoàng Nhâm kế vị cho mình, phế con bà hoàng hậu chánh là hoàng Bảo. Vậy khi ông hoàng Nhâm tức vị hoàng đế thì lấy hiệu là Tự Đức, và tôn mẹ lên làm thái hậu, bỡi đó cho nên gia quyến bà nầy đã đặng quyền phép và nổi danh.

Những thân tộc và bà nầy qua đời thì chôn tại Sơn Qui, và thiên hạ kêu là những lăng của tông thất vua. Khi vua Tự Đức còn sanh tiền và cho tới sau, mỗi năm thì có sứ tại triều Huế đến Gò Công viếng mồ mả nầy cùng cúng quẩy theo lệ, và phát bạc tiền cho mấy kẻ coi giữ tại đó. Bây giờ cũng còn một phần hương hỏa chừng 30 cùng là 40 mẫu ruộng, để cho trong con cháu tông thất nầy ăn mà gìn giữ sửa sang mấy mồ ấy.

Các sự nầy thật thì không có chi ngăn trở cho việc mở mang đạo thánh, song nhơn dân hằng ghi tích và thấy trước mắt những lăng vua (tombeaux royaux) mà thôi, thì cũng đủ mà nhớ cựu trào và lảng xao về sự trở lại đạo.

Một cớ nữa, khó mà mở mang việc đạo thánh tại đây, là có nhiều chủ giàu có, mà ai cũng mảng lo thâu trử, cho nên có lo chi tới sự đạo; không phải là có ai tỏ dấu chi nghịch, song là dửng dưng (in-différents) mà thôi. Cách lâu năm sau cũng không thể an ủi đặng những nhà giàu có tại đây theo đạo, bỡi mỗi nhà thì có lập hương hỏa, để phượng tự ông bà, con cháu những nhà ấy sợ có vô đạo thì không còn đặng phép hưởng phần hương hỏa ấy, vì hễ đứng tên mà ăn, thì phải lo việc cùng quải giỗ chạp ông bà tổ tiên theo luật. Bỡi vậy cho nên những kẻ giàu mắc lo về của cải gia tài hơn là việc giữ đạo, việc phần rỗi. Tưởng nhờ gương ông huyện Nguơn là kẻ giàu có thân thế, người biết rõ các sự thật trong đạo cùng có lòng muốn trở lại lắm, chẳng dè vợ ông nầy là ngoại thấm cốt, lúc ông huyện đau gần chết xin cha tới rửa tội cho, mà vợ người cản không cho cha đến.

Vậy việc trông cậy gieo giống đạo, là lập một nhà thương, cho nên cha Bổn khởi đoan việc nầy trước hết khi vừa tới Gò Công; cha thân chinh đi phổ khuyến trong các làng tại tĩnh, cho có bạc mà làm nhà thương nầy, và giao cho các bà phước dòng ông thánh Phaolồ coi đã hơn 20 năm nay, và những bịnh hoạn vào nhà thương, phần nhiều

Vậy cha Bổn đã lo cất một nhà lớn đặng rước các bà dòng ông thánh Phaolồ tới lo việc nhà thương; nhà làm vừa rồi, kế cha bị đau rét cho nên phải lên Saigon uống thuốc; cho tới cuối thánh Juillet cha mới trở về Gò Công, và dắc xuống 4 bà, có bà Ignace làm bề trên, cùng khởi đoan lo về nhà thương, khi ấy cha Bổn tuy bịnh rét chưa hết, song nhờ có bà Ignace và các bà lo lắng thuốc men, cho nên lần lần đã đặng dứt bệnh.

Lối cuối năm ấy (1891) thì ông huyện Nguơn qua đời, người có tính ngay lành cùng sẵn lòng vô đạo, nên đã lo lắng cho đặng gặp cha trước khi chết, chẳng dè bà vợ người ngăn cấm không cho ai đi rước cha tới, cho nên ông huyện không đặng phước chịu phép rửa tội như ý ước ao, trông cậy lòng muốn của người mà xin Chúa nhậm như phép rửa tội vậy.

Mấy năm đầu thì cha Bổn lo lắng mở mang nhiều họ nhỏ; trước hết về làng Kiểng Phước, tại đây có hai người có tên là có đạo; là biện Sanh, đạo mới ở Mĩ Hội về ngụ đó, lại có vợ ngoại; một người nữa kêu là thầy Thanh, là thầy thuốc, tánh nóng nảy hay gây tụng, sau nghe nói tên nầy đã chịu phép rửa tội ba lần rồi, cha tưởng là lo cho hai người nầy trở lại mà lập họ song không xong; vì tên Thanh phá phách xóm làng, gạt cha nhiều chuyện, chớ không có lòng ngay chút nào hết. Vậy cha đã bỏ chỗ ấy, dời họ và nhà thờ qua Vàm Láng, tưởng là lập đặng ở đây một hai sự, chẳng dè bữa nọ có tên chầu nhưng sanh sự đốt nhà thờ cháy rụi, nhà thầy ở dạy và mấy nhà chầu nhưng cũng đều cháy hết. Bây giờ tại đó còn chín mười tên bỏ đạo. Tại Vĩnh Hựu cha cũng có lo lập họ, và đặng chừng 30 chầu nhưng chịu phép rửa tội: Chẳng may thiên hạ ở đây bị dịch khí hai phen, nhiều người có đạo chầu nhưng phải chết, còn lại không mấy người. Tại đây có nhà ông câu Sang, sau nhờ ông nầy phụ giúp nhiều nên cha đã lập đặng họ Rạch Cầu, vì người có ruộng đất lớn tại đó, còn nhà cữa thì cứ ở luôn tại Vĩnh Hựu.

Tại Bình Xuân gần xóm Chà Là, cha Bổn cũng có cho thầy tới dạy đạo, có ít số chầu nhưng chịu đi nghe dạy, nhứt là có thợ Nhu đứng đầu, và kể chắc sẽ giữ đạo tử tế; chẳng do tên nầy phải chết thình lình không kịp chịu phép rửa tội. Sau khi thợ Nhu chết rồi, thì mấy chầu nhưng khác đều thối chí trở lui hết, không còn ai đi nghe dạy nữa.

Ba chỗ khác nữa, cha cũng cho thầy tới dạy, là Bình Thạnh Đông, Hòa Nghi và làng Tân Thành; mấy nơi nầy ban đầu thì cũng có nhiều số chầu nhưng học đạo, mà sau rồi phần nhiều thối lui, có một ít người đã chịu phép rửa tội, và giữ đạo tử tế; như gia thất thợ Cang ở Bình Thạnh Đông, sau về ở họ Tân Phước và làm biện trong họ.

Đó là kể sơ qua các họ nhỏ cha Bổn đã lo lập, từ năm 1891 tới năm 1897. Thật thì việc không đặng thạnh sự bao nhiêu, mà phải mệt nhọc cùng hao tốn nhiều, vì những nơi ấy xa xuôi cách trở. Cho nên cha xưng ra, phải chi đã đề tiền bạc công cán mà lo một nơi có thể được việc và vững bền, thì là tốt hơn nhiều nơi mà không đắt việc.

Những Họ còn bây giờ (1911).

Bây giờ thì còn bốn họ chánh nhỏ sau nầy:

1.     Họ Gò Công. (Làng Thành phố).

Kể về các bà phước cùng những con trẻ mồ côi và mấy người ở giúp. Còn nhà thương, thì giao cho nhà nước, ngoài nhà mồ côi, thì có ba bốn nhà ở gần nhà thờ, vài nhà mấy thầy giúp việc nhà nước, rồi tới mấy kẻ ở giúp người tây, và những người nguội lạnh trễ nải, v. v. Trông cậy Chúa sẽ đoái lại, mở lòng cho nhiều người ngoại ở tại đây đặng mở con mắt đức tin, mà vào ràn chiên Chúa cho đặng nhờ phần rỗi mình.

2.     Bình Luông Đông.

Nguyên lối năm 1893, có một người làm nghề thầy bói, đến xin cha vô đạo, cha bèn đi tới nhà người ấy ở tại Long Thanh mà do cho ắt chất, rồi cha sai thầy tới dạy qua năm sau rửa tội được hai mươi ba người. Tới năm 1897 cha mua một miếng đất gần đó, tại làng Bình Luông Đông, cùng sai thầy tới tiếp dạy nữa, số bổn đạo ban đầu thì nhiều, sau bớt lần chừng 100 sấp lại, vì tại đó không có ai thân thế làm đầu, nên có ít kẻ nao lòng mà nghỉ đạo, song thường những kẻ nầy là bỡi lòng dạ không tốt, hay gây tụng, tranh đua, oán hận mà ra. Họ nầy là ở giữa đàng đi qua Rạch Cầu.

3.     Họ Tân Phước.

Gốc lập họ nầy là như vầy: Lối nửa năm 1891, có một đàn bà tới viếng cha Bổn, cổ có đeo dây chuyền vàng và cây thánh giá. Cha thấy vậy bèn hỏi có đạo không. Người ấy thưa rằng có, và nói mình có chồng ở tại làng Tân Phước. Cha nghe lấy làm lạ cùng hỏi phăng tới các việc, mới rõ đàn bà ấy không phải là có đạo, song là chầu nhưng, khi trước có học ít kinh tại họ Kinh Điều, rồi đó trôi nổi đi nhiều nơi, sau hết mới tới ngụ tại Tân Phước, cùng có chồng lại đó. Cha bèn hỏi dọ thử, chồng người ấy chịu vô đạo không, và tại Tân Phước có ai nữa muốn học đạo chăng. Đàn bà ấy chẳng nghi ngại sự gì hết, một trả lời tức thì: Có. Vậy cách ít ngày cha Bổn bèn đi qua Tân Phước mà tìm nhà nầy, gặp hai vợ chồng ở chung một nhà với người bà con. Cha mở nói về sự đạo, có nhiều người lớn nhỏ tựu tới đông mà nghe; hết thảy đều chịu học đạo cùng xin cha tới ở. Cho nên cha biểu cất một nhà cho thầy tới ở dạy. Cách sau đó, thì có thầy Chánh (sau là cha Chánh) tới lo dạy dỗ chầu nhưng, trong ngày 4 Mai 1892, đã rửa tội cho bà tư Tình tại giồng kế đó, bà nầy có con cháu nhiều lắm, và hết thảy đều trở lại đạo, nên như đã nền vững chắc cho họ nầy. Ban đầu thật thì nhờ thầy Chánh hết lòng lo lắng dạy dỗ, kế đó thầy Khánh (sau là cha khánh), cho nên trong 3 năm đầu đã rửa tội tại Tân Phước số tới 50 người. Qua năm 1896 có 2 dì phước Chợ Quán tới ở dạy học, và từ đây thì số bổn đạo tăng thêm, nhờ số con trẻ sinh ra, cũng nhờ lòng sốt sắng của dì Truyện lo mở mang dạy đạo, dì dạy tại họ nầy lâu lắm.

Tới năm 1910 ông cả Quyền là một trong những con của bà tư Tình, còn ở ngoại cho tới khi ấy mới trở lại, và tỏ dấu vững vàng lắm. Ông cả nầy có con tên là hương Hài, trước rồi sau cũng trở lại, người giàu có lại thân thế làm tại làng Tân Phước, cho nên trông cậy chắc họ nầy sẽ đặng sum bổn đạo, trong năm 1911 thì số đã đặng 200 người. Cha Bổn đã lo lắng cho họ nầy hơn hết.

4.     Họ Rạch Cầu.

Gốc lập họ nầy cũng lạ một chút : Nguyên có một người bổn đạo ở họ Bình Đại, trốn nợ nần, nên tới ở tại Rạch Cầu (làng Tân Thới) là một xóm nhỏ, xung quanh thì là những bụi bờ sậy đế, vì chưa có ai khai phá mà làm ruộng nương. Vậy người nầy tên là biện Châu tới đó ban đầu làm thầy dạy học đặng một ít lâu, rồi muốn việc cả thể hơn nữa là lập họ tại đó; nên đã tính với thầy thông Vọng tại Gò Công lo mua giùm một miếng đất đặng mà lập. Mà công việc tính lôi thôi không xong gì hết, cho nên mới đến thưa với cha Bổn (P. Abonnel) các việc, là lối đầu năm 1895. Vậy sự cần trước hết là cha phải đi tới nơi ấy mà xem địa thế thế nào, cho nên cha đã đi ghe với thầy Vọng, biện Châu nầy và vài người bổn đạo nữa qua Rạch Cầu; tới nơi thấy tư bề bờ bụi, không có một đàng sá gì hết; còn nhà biện Châu ở là như là một cái trại nghèo nàn ở gần rạch, nội xóm thảy nhà nào cũng đều nghèo khổ, còn xung quanh thì là rừng rậm khó nỗi thông thương, không có miếng đất nào đã khai phá trồng trặt cùng là làm ruộng nương, lại là nơi những heo rừng, khỉ, cùng cọp hay vãng lai kiếm ăn, không thấy có nơi nào trống trải cho dễ qua lại hết.

Đó là địa thế tại Rạch Cầu khi ấy; còn miếng đất chỗ biện Châu khi mua thì tính chưa xong, nên người chỉ một nơi khác phía trên. người ta muốn bán. Vậy cách sau đó, cha Bổn cho thầy Đoài (sau là cha Đoài) qua dạy tại Rạch Cầu, cùng mua đặng miếng đất trước và miếng đất biện Châu chỉ sau nữa; lại cách ít lâu thầy cũng khẩn được một miếng đất ở giữa hai miếng đã mua trước, khi ấy thầy ở tại nhà hương quản Chu mà lo dạy chầu nhưng.

Chẳng dè tới tháng Mai năm 1895, có dịch khí tại Rạch Cầu, biện Châu và em người phải chết, rước cha tới không kịp. Vậy cha Bổn bèn biểu thầy Đoài về Gò Công, cho nên Rạch Cầu không có ai ở dạy nữa.

Qua năm 1896, cha Bổn khuyên Hương giáo Bản, sau làm ông câu tai họ Rạch Cầu, với một người nữa là sáu Thiệp, qua đó mà ở cùng lo khai phá mà làm ruộng nương, việc khởi sự ban đầu thiệt cũng là cam go lắm. Tới năm 1896 cha Chánh, ở họ Tân Phước tám tháng, rồi qua ở luôn tại Rạch Cầu; cho nên nói đặng việc lập họ nầy là từ đây. Vậy cha Chánh đem vài người bổn đạo tới đó ở lập nhà cữa, cùng lo vỡ đất rừng làm ruộng, cha chẳng sợ khó nhọc, một ra tay làm gương cho ai nấy; cho nên lần lần rừng bụi đã trở nên ruộng, dầu mà đã hai phen bị bão lụt, phá hại nhiều; bây giờ đâu đó đã thành ruộng tốt. Thật thì cha Chánh bỡi nhờ có bổn đạo ở Vĩnh Hựu giúp trong công cuộc nầy lắm, nhứt là ông câu Sang, và sau đó ông câu nầy đã đem nhà cữa vợ con về ở Rạch Cầu; lại từ đây người đã nên giàu có, mua đặng nhiều ruộng đất tại đó; việc đạo hạnh người chín chắn hẳn hòi; thiệt cũng nhờ ông câu nầy đã lo lắng việc mở mang lại họ, và đứng đầu mà giúp các việc họ từ năm 1910 về sau.

Đó là kể sơ qua về họ Rạch Cầu; mà trong năm 1910 phía Vĩnh Hựu có hai nhà đã đặng chịu phép rửa tội, và một ít người nữa tỏ dấu quyết vô đạo, cho nên trông cậy sẽ tăng số thêm. Mà nhứt là tại Tân Phước, lại càng có lẽ trông cậy hơn nữa, vì trong năm ấy ông cả Quyền và gia thất đã chịu phép rửa tội, và số người ngoại xin theo đạo khá đông. Lại tại làng Tân Niên Trung gần họ Tân Phước, lúc ấy cũng đã có nhiều chầu nhưng học đạo.

Vậy trông cậy Địa sở họ Gò Công sẽ đặng mở mang, càng ngày càng sum kẻ thờ phượng Chúa. Cha Bổn lo lắng gieo trồng đạo thánh trong các nơi đã hơn hai mươi mấy năm rồi, mà mùa gặt còn hi thiểu chưa đặng bao nhiêu. Nguyện xin Chúa thương xem đoái lại mà thưởng công khó cha, là soi lòng cho muôn vàn kẻ trong hạt nầy còn ngồi nơi bóng chết, đặng thấy sự sáng thật, hầu vào ràn chiên Chúa mà nhờ phần rỗi mình.

Bây giờ cha Bổn cũng còn ở tại Gò Công; còn cha Duông ở tại họ Rạch Cầu.

Chung về Địa sở Họ Gò Công

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1919

 

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

Cuộc lễ Chánh tế Ngũ tuần Cha Phêrô Nguyễn Đức Nhi & Cha Phêrô Nguyễn Phi Đậu

 CUỘC LẺ CHÁNH TẾ NGŨ TUẦN

CHA VÊRÔ NGUYỄN ĐỨC NHI VÀ CHA VÊRÔ NGUYỄN PHI ĐẬU

Linh mục Địa Phận Nam Kỳ

Làm tại Nhà Trường Latinh Saigon ngày 10 Décembre 1919.

--------------------------

Nhờ lòng quảng đại Đức Cha ban phép, nên cuộc lễ Ngũ Tuần hai cha làm tại Nhà trường rất trọng thể. Ngày ấy có hai Đức Cha, các cha tây nam trong Địa Phận tựu lại ước ngoài bảy chục. Bổn đạo xung quanh Saigon, bà con cùng là thân bằng cố hữu hai cha, nhứt là bổn đạo họ Cầu Kho vì cha sở cựu mình là cha Vêrô Nhi, nên cũng đều sum hiệp.

Tuy việc không tính trước bao lâu, mà khá khen các cuộc trần thiết sắp đặt đâu đó đều nguy nga rực rỡ.

Đúng 8 giờ, khi hai Đức Cha vào nhà thờ thì có bọn nhạc (fanfare) Thủ Ngữ đứng chực trước tiền đàng, đánh một bản trước. Trong nhà thờ đã có các cha mặc áo các phép, bổn đạo vô đầy, nhà thờ chật nứt, không chỗ chen chơn, nên ai tới sau thì phải ở ngoài.

Cha Vêrô Đậu đứng chánh tế hành lễ. Hai Đức Cha ngự thị bên phía Êvang (hữu ảnh). Cha Vêrô Nhi mặc áo lễ vàng quì chầu bên phía Epistola (tả ảnh), có hai cha, là cha Vêrô Thể và cha Phaolồ Quyến là con cái người cho đi Nhà Trường buổi trước, hầu hai bên. cùng giúp người khi đi, khi đứng, khi quì, vì hai con mắt người đã mù tối không thấy được nữa.

Khởi sự làm lễ thì học trò Nhà trường ở trên lầu hát bài Juravit Dominus rất êm ái rập ràng, tiếng nhỏ hát cao thảnh thót rất hay. Nhiều cha nghe bài nầy thì động lòng, nhớ lại ngày mình mới chịu chức.

Làm lễ vừa dứt Êvang, cha Vêrô Đậu bước xuống bàn thờ qua ngồi bên tả ảnh ngang cha Vêrô Nhi.

Cha J. B. Nguyễn bá Tòng là cha sở họ Bà Rịa bước ra xin phép lành Đức Cha, đoạn lên cấp trên phía Êvang mà giảng một bài về cuộc lễ Ngũ Tuần rất nên thấm tháp, nghĩa lý cao sâu đầy ý vị, làm cho ai nấy động tình, châu lụy tuôn rơi. Chẳng phải là buồn bã chuyện chi, song động tình cám đội ơn Chúa, động tình khoái lạc trong lòng, động tình cám ơn mến đức thầy cả công lao khó nhọc. (Như sẽ thấy trong bài giảng.)

Giảng rồi cha Vêrô Đậu bước lên bàn thờ tiếp lễ. Trong mùa lễ, lúc thì hát hồi lại đánh nhạc; đờn trên lầu, nhạc (fanfare) trước tiền đàng, luân phiên đối đáp rất hay. Lễ tất liền hát kinh Te Deum cám đội ơn Chúa.

Qua 9 giờ rưỡi, học trò Latinh có mời hai cha thọ Ngũ Tuần đến chỗ đã trần thiết trước mà chúc mầng.

Hai Đức Cha và các cha có thị cuộc vui nầy. Bổn đạo cũng còn ở lại chia vui cùng sĩ tử. Học trò đờn ca xướng hát nhiều bài, tiếng tây có, tiểng ta cũng có, thiệt là hay, ai nấy đều vỗ tay lừng lẫy.

Học trò Latinh ca hát vừa rồi, thoát chúc thấy bốn năm đồng nam nhỏ nhỏ, đai cân y phục kiêm thời, tay cầm nhành hoa tay dưng bài tặng, bước vô hát một bài thảnh thót liếu lo giọng trẻ. Đó là sứ họ Cầu Kho sai đến thay mặt cả và họ mà chúc mầng cám tạ đội ơn cha sở cựu mình là cha Vêrô Nguyễn đức Nhi, xưa đã lao tâm tổn lực vì họ nầy trong 38 năm trời.

Đến 10 giờ rưỡi. Hai Đức Cha và các cha dự tiệc; lúc ấy có nhạc Thủ Ngữ đánh chập. Bọn nhạc nầy có danh trong Lục tĩnh: tập rèn thuần thục, đánh nhiều bài mạnh mẽ hẳn hòi.

Cuộc lễ xong rồi, ai nấy lui về, thảy đều bằng lòng an trí, vì đặng sự vui mầng khoái lạc trong Chúa.

Hai cha làm lễ Vàng ngày nay, đặag ơn Chúa ban sống đến buổi nầy, tuy đà cao niên trưởng kỷ, song sức lực xem dường tráng kiện. Trông cậy lễ Vàng qua, lễ Ngọc đến. Ấy là đều Bổn Báo chúc nguyền cho hai đứng.

N. K. Đ. P.


Cha Phêrô Nhi ở Cầu Kho trong dịp mừng Ngũ tuần Chánh tế

--------------------------

BÀI GIẢNG

LỄ NGŨ TUẦN CHA VÊRÔ NHI VÀ CHA VÊRÔ ĐẬU

Ngày 10 Décembre 1919

---------

“Euntes ibant et flebant, mittentes semina sua; venientes autem venient cum exultatione, portantes manipulos suos” (Ps. 125, 6).

“Mùa gieo giống, thì những kẻ ấy và đi và khóc; mà tới mùa gặt, đem lúa về, thì những kẻ ấy vui mừng phỉ dạ.”

Nghề làm ruộng, là nghề cực khổ gian nan; việc cày bừa gieo vải, là việc khó nhọc nặng nề. Đêm ngày những dầm mưa dãi nắng, lao lực nhọc nhằn. Cho nên lời Kinh Thánh nói: Những kẻ ấy và gieo và khóc..

Song tới mùa gặt, lúa chín đỏ đồng, đoạn đem về nhà, thì vui mừng khoái lạc ai hầu kể xiết. Hết sợ thất mùa, hết lo thiếu thốn, bao nhiêu công lao khó nhọc bèn trở nên vui mừng phỉ dạ.

Việc giảng đạo cũng là nghề làm ruộng thiêng liêng, là cày bừa gieo vải trong phần đất Đ C T đã ký thác cho mỗi một thầy cả. Cho nên, việc giảng đạo cũng là việc cực khổ gian nan, cũng nói đặng thầy cả và gieo và khóc.

Mà việc giảng đạo lại sinh vui mừng an ủi; vì sinh bông trái tốt lành ngon ngọt, là làm cho dân Chúa thìn từ đức hạnh, làm cho kẻ ngoại đặng trở lại đạo, làm cho thiên hạ thờ phượng kính mến Đ C T ở đời nầy, và ngày sau đặng thanh nhàn vui vẻ đời đời: Đó là mùa gặt thiêng liêng, làm cho thầy cả vui mừng phỉ dạ.

Lạy hai Đức Cha,

Con xin thay mặt hàng đạc đức Nam Kỳ, mà cảm đội ơn Đức Cha rất nhơn từ quảng đại, Đức Cha đã dạy làm lễ Ngũ Tuần hai linh mục bổn quốc, là hai anh cả chúng con. Chúng con hết lòng nguyện xin cho Đức Cha vĩnh viễn miên trường, hầu ít năm nữa chúng con đặng phước mừng lễ Ngũ Tuần Đức Cha, mà đền ơn trả thảo, cho phỉ lòng chúng con cám ơn mến đức.

Kính các Cha, ớ anh em,

Nhơn dịp ngày lễ rất trọng hôm nay, tôi xin dưng đôi lời thuyết nghĩa câu Thánh Vịnh mới trưng đầu bài, mà doãn lại những công lao khó nhọc hai cha đã chịu 50 năm trời, cho đặng giúp việc Chúa trong Hội Thánh Nam Kỳ, – và kể lượt qua những sự vui mừng an ủi, thầy cả thường gặp trong việc giảng đạo; cho đặng giục lòng ta cám tạ đội ơn Đ C T, vì mọi ơn Chúa đã ban xuống cho hai cha, và những ơn Chúa đã dùng hai cha mà ban phát cho thiên hạ trong vòng 50 năm.

I

Việc giảng đạo là việc cực khổ gian nan, là trường để học chịu chết, cho đặng làm sáng danh Chúa, cùng giúp việc rỗi linh hồn người thế.

1) Tiếng chết nầy có nghĩa thiêng liêng. Chết nầy chẳng phải chết phứt một lần, như người chịu chém, một lưỡi gươm qua cổ liền hết đau; cũng không phải như người bị một phát súng giữa chốn chiến trường, ngã xuống liền chết.

Song là chết lần hồi, mỗi ngày mỗi chết: “Quotidie morior” (1 Con. 15, 31). Từ ngày bước chơn vào nhà trường, thì đã tập chết lần hồi, cho đến ngày chịu chức thầy cả, là ngày nên của lễ thượng tiến làm một cùng Đ C G, là ngày chịu đóng đinh cùng Đ C G vào cây thánh giá: “Christo confixus sum cruci,” (GAL. 2, 19).

Chết, là bỏ hết mọi sự: bỏ thế gian, cùng những sự vinh hoa phú quí thế gian; bỏ cuộc đời, cùng mọi sự vui chơi sung sướng ở đời.

Chết, là bỏ cha mẹ họ hàng, bỏ quê hương thân thuộc; bỏ cho tới mình, bỏ ý riêng mình, liều thân, liều sức, liều mạng sống mình vì đoàn chiên Chúa.

Chết, là cam lòng chịu thốn thiếu khó khăn, chịu gian nan cực khổ, cùng nhọc nhằn lao lực, thầy cả thường gặp trong đấng bực mình.

Lại đang buổi xuân xanh, cùng khi mạnh khỏe, thì cực khổ bao nhiêu cũng chẳng nệ, nặng nề mệt nhọc thể nào cũng lướt. Mà khi đã lớn tuổi, đã già yếu, cùng khi đau ốm liệt lào, thì sự cực một ngày một thêm cực, chén đắng càng lâu càng thêm đắng.

2) Đó là những sự cực khổ phần xác, còn những sự cực khổ phần linh hồn càng nặng nề hơn nữa, - Ghe phen thầy cả bị người ta nói hành bỏ vạ; bị bắt bớ cáo gian. Mình những làm ơn, mà bị trả oán; bị trách móc phàn nàn, cùng gièm chê phỉ báng.

Biết mấy lần lại bị nhiều nỗi buồn rầu, đắng cay chua xót, như Đ C G chịu xưa trong vườn Giếtsêmani và trên cây thánh giá; rầu nỗi người ngoại chấp nê cứng cỏi, chẳng chịu trở lại, chẳng chịu nhìn biết Đ C T. - Ôi ôi ! biết là bao nhiêu người ngoại xứ nầy phải mất linh hồn! Mà mất linh hồn một cách rất thảm thương chua xót; nghĩa là khi sống thì nghèo cực khốn khó trăm đàng, rồi khi chết lại trầm luân khốn nạn đời đời!

Rầu nỗi con nhà có đạo, lớp thì bỏ đạo, lớp thì nguội lạnh trễ nải, lớp lại buông mình theo đàng tội lỗi: bài bạc rượu trà, đắm mê sắc dục, làm gương xấu, cách ăn thói ở có khi chẳng bằng kẻ ngoại.

Rầu nỗi Máu thánh Đ C G đã đổ ra cho người ta đặng nhờ phần rồi, mà người ta chẳng chịu nhờ: “Quæ utilitas in sanguine meo?” (Ps. 29, 10), Biết bao nhiêu người uổng phí công linh Chúa chuộc! Biết bao nhiêu người chẳng sá chi phước trọng vô cùng trên trời, cứ lầm lủi tìm sự phù vân dưới đất!

Trong những cơn buồn thể ấy, thầy cả nghe một tiếng trong lòng, là tiếng đau đớn thảm sầu, là tiếng các thánh Tiên tri Chúa sai xưa, đêm ngày những than thở rằng: Ta làm hết sức cứu chữa cho Babylon đặng lành, mà nó không chịu lành,  Curavimus Babylonem, et non est sanata”. (Jer. 31, 9).

3) Còn việc dạy dỗ tập rèn giáo nhơn cho nên người thìn từ đạo đức thì cũng là việc khó nhọc lâu dài. Vì chưng làm cho kẻ ngoại trở lại, thì mới được nữa phần việc giảng đạo mà thôi. Cho nên ông thánh Phaolồ gọi việc giáo huấn người có đạo, là Sinh lần thứ hai: “Fili-oli mei, quos iterum parturio, donec formctur Christus in vobis,” Ông thánh Phaolồ dùng tiếng Sinh “parturio”: sinh con, thì ai cũng hiểu đau đớn cực khổ là dường nào, – Vậy, làm cho kẻ ngoại trở lại, là sinh lần thứ nhứt. Làm cho người có đạo nên nhơn đức trọn lành, là sinh lần thứ hai. Hai lần cũng đau đớn cực khổ hòa hai.

Xưa Đ C T cho tiên tri Ezẻchiel thấy một đồng lớn, và hài cốt kẻ chết trạt đồng. Thánh tiên tri bèn khiến gió thổi trên hài cốt khô ấy, tức thì xương sọ liền hiệp lại mà chỗi dậy, trở nên người sống. - Ít thầy cả được phước như tiên tri Ezẻchiel, mà làm cho muôn vàn người ngoại, là hài cốt khô, rùng rùng chỗi dậy mà trở lại đạo; hay là làm cho người có đạo, mà đầy tính hư nết xấu và chết trước mặt Đ C T, thoát chút đặng sống lại thật, và trở nên nhơn đức trọn lành.

Biết là mấy cơn buồn, biết là bao nhiêu đểu cực khổ gian nan. trong việc lập họ, trong việc coi sóc linh hồn giáo hữu! Ông thánh Phaolồ là đấng giảng đạo, đại thánh và đại tài, người đã trải qua mọi cơn gian nan ấy, đoạn phải ra một tiếng đau đớn thảm thương rằng: Thầy cực trí cực lòng hết sức, đến đỗi dầu sống thì cũng hết muốn sống: “Supra modum gravati sumus, ita ut tæderet nos etiam vivere!” (Cor. 1, 8).

Kể lượt qua bấy nhiêu lời, khì đủ hiểu công lao khó nhọc hai cha. đã chịu trọn 50 năm, cho đặng giúp việc Hội Thánh Nam Kỳ, thì biết công trình lao khổ là dường nào!

4) Hai cha đi học bên Pinang. Lìa cha mẹ quê hương, đàng xa xuôi hiểm trở. Bị chìm ghe giữa biển, một cha khi đi, một cha khi về; nhờ tàu buôn vớt đem đi tới nơi, đem về tới chốn. Khi trở về Địa Phận, thì hai cha theo các cha, mà giúp việc giảng đạo.

Cha cựu Cầu Kho (là cha Vêrô Nhi, bây giờ ở nhà hưu trí, tại Chí Hòa) đi miệt Cái Bè, lập họ Cái Thia, Cái Bèo, Cần Lố, Trà Lọt và Trà Tân. Người ái mộ việc giảng đạo, cùng đã rửa tội được nhiều chầu nhưng đạo mới trong các họ ấy.


Cha phêrô Nguyễn Đức Nhi

Còn cha Vĩnh Hựu (là cha Vêrô Đậu, đang coi họ Vĩnh Hựu và ít họ nhỏ, về sở Gò Công) thì đi miệt trên. Lái Thiêu, Búng và Bà Trà. Sau về Saigon, giúp cha Bề trên Vị (Wibaux), lập nhà trường nhỏ bên Xóm Chiếu, đoạn cất nhà trường lớn đồ sộ tốt lành tại đây, chổ nhà lớn bây giờ, mà đã sửa từng trên.

Thỉnh khoảng và giúp việc Hội Thánh, và chịu chức, Khi chịu chức thầy cả đoạn, thì Đức Cha sai đi nhiều nơi trong Địa Phận, chổ thì coi họ cũ, nơi thì lập họ mới.

Tới đâu cũng tận tâm tận lực lo cho sáng danh Chúa, cùng giúp linh hồn giáo hữu. Lập nhà thờ nhà thánh, lo việc nhà trường nhà phước, giáo huấn trẻ thơ, dạy dỗ chầu nhưng đạo mới, tập rèn bổn đạo nên nhơn đức trọn lành. Trăm việc ngày ngày đắp đổi. Ngày qua tháng lại, thì cực khổ cũng đắp đổi khứ lai, từ ấy đến rày tính đã 50 năm!

Cám thương cha cựu Cầu Kho! tuổi cao mà đàng đi đang còn sấn sướt, công việc còn đang phấn phát như buổi xuân xanh, đang vui vầy cùng đoàn chiên Chúa tại Cầu Kho đã đặng 38 năm, bỗng đâu gãy gánh giữa đàng trở nên đui tối; thiệt là thánh giá rất nặng nề cho đấng ái mộ đèn sách, và siêng năng công việc. Cha ôm lòng vác thánh giá Chúa trao, làm của lễ tế thay vì công linh giảng đạo.

Khen thay cha Vĩnh Hựu! tới tuổi nầy mà còn gắng gượng làm việc Chúa một cách rất đáng thương! Lòng cha hiền lành, thương giúp giáo nhơn, đâu đâu tiếng người đều khen ngợi.

Ấy vậy, ớ hai cha rất đáng kính và rất mến yêu, công hai cha vun trồng gieo vải rất thậm dày. Đất Nam Kỳ dầm thấm ơn thiêng. Nay chúng tôi sum hiệp chốn nầy, là đất sinh hàng đạc đức, mà nhắc công trình lao khổ hai cha.

Bây giờ ta hãy ngữa mắt mà xem các miền trong Địa Phận. “Levate oculos vestros, el videte regiones, quia albæ sunt jam ad messem”. (JOAN. 4, 35), Công gieo vải vun trồng đã trỗ sinh bông trái nơi nơi. Kìa mùa gặt đã tới, ta hãy vui mừng: “Venientes autem venient cum exultatione, portantes manipulos suos”.

Vậy bây giờ ta hãy gẫm: Tại đâu mà việc giảng đạo sinh vui mừng an ủi cho thầy cả.

ІІ

1. ĐỜI NAY. - Mạch vui mừng an ủi thầy cả, thì trước hết thầy cả gặp trong chức phận mình,

a) Thầy cả đã biết Đ C T chọn mình, cho đặng giúp việc cao trọng vô biên, cùng một việc như Đ C G đã làm, là việc chuộc tội cứu thế, việc rỗi linh hồn thiên hạ. Thầy cả ở trong một xử, ở trong một nước, thì một mình gánh hết phần rỗi cả xứ, cả nước. Biết bao nhiêu người phải nhờ thầy cả, mới biết đạo thánh Đ C T, mới trông đặng rỗi! Biết mấy linh hồn phải chạy đến cũng thầy cả, mới đặng chịu ơn Chúa! Dầu trong cả và thế gian còn một thầy cả mà thôi, thì cũng còn đủ đều cần kíp, cho đặng cứu thế gian, vì còn thầy cả thì còn Hội Thánh, còn thầy cả thì còn mạch sống thiêng liêng, làm cho thiên hạ đặng sống đời đời. – Đó là đều an ủi thầy cả, và làm cho người nên vững vàng mạnh mẽ, lướt thắng mọi cơn buồn bực ngã lòng.

Bỡi vậy thầy cả đặng quờn cao phẩm trọng trong Hội Thánh Đ C T, đặng ơn thông minh sáng láng, hầu dạy dỗ cùng dẫn đàng cho muôn dân khỏi chốn lầm lạc tối tâm, mà đem vào chánh lộ và nơi sáng láng đời đời.

Ông thánh Aucuxitinh gọi thầy cả là Vua linh hồn, Đ C T đã phú cho thầy cả quờn phép vô biên, và giao sự sống thiêng liêng mặc tay người ban phát. Người làm tướng, dẫn đàng rỗi linh hồn, người bày binh bố trận cho giáo nhơn đặng thắng ma quỉ xác thịt thế gian, cùng đặng khởi huờn vinh hiển đời đời. - Lời Kinh Thánh gọi thầy cả là Tiền hô Chúa Cứu thế, là kẻ gìn giữ đức tin, cùng là rường cột Hội Thánh.

b) Thầy cả gặp sự vui mừng an ủi trong chức phận mình. Bổn phận thầy cả là làm lành cho thiên hạ, như lời Đ C G phán rằng: Tao đã chọn bay và đặt bay lên, cho bay đi làm lành cho người thế. - Việc giảng đạo làm cho kẻ ngoại trở lại, làm cho người có đạo đặng nên nhơn đức trọn lành. Việc giảng đạo là hột giống, mọc lên cây đạo đức tốt lành, cùng trổ sinh trái trăng ngon ngọt, là sinh các gương nhơn đức, cùng các giống việc lành.

Thầy cả làm cho kẻ ngoại bỏ việc dị đoan giả trá, mà trở lại thờ phượng kính mến Đ C T, thì ai kể cho xiết lòng người vui mừng khoái lạc là dường nào! Khi thấy kẻ đang làm tôi tá ma quỉ, thoát chúc trở nên con cái Đ C T, nhìn đạo thánh Chúa là chơn thật tốt lành, rồi lần hồi cởi tính thư nết xấu, mà mặc tánh hạnh người đạo đức ngoan ngùy, thì thiệt là đều vui mừng an ủi không lưỡi nào kể đặng.

Khi thấy trong giáo hữu, nhiều kẻ nguội lạnh trở nên sốt sắng; nhiều người tội lỗi cải dữ về lành; nhiều linh hồn, khi Chúa kí thác cho mình, thì giống như cọp hùm sư tử, mà bây giờ trở nên chiên lành, thì sự vui mừng ấy Đ C G đã phán tỏ trong sách Êvang, chẳng những là vui mừng cho người dưới thể, mà lại vui mừng cho thần thánh trên thiên đàng nữa: “Gaudium erit in coelo super uno peccatore penitentiam agente” (LUC, 15, 7). Ất là thầy cả cũng nói đặng về các kẻ ấy, lời ông thánh Phaolồ nói về những kẻ người đã đem về ràn chiên Chúa rång: “Vos enim estis gloria nostra el gaudium”, (1 The. 2, 20): Anh em là sự vui mừng, là triều thiên cùng là vinh hiển của thầy.

Ấy là lúa chín thâu trử vào kho Hội Thánh: “Venientes autem venient cum exultatione, portantes manipulos suos.

Song giả như ta cày bừa gieo vải hết sức hết hơi, mà gặt không được bao nhiêu, lúa vào kho không mấy hột; thì ta chớ thua buồn mà bỏ công việc, cũng đừng bớt lòng sốt sắng làm chi. Ngày sau Đ C T chẳng hỏi ta đã làm cho mấy trăm, mấy ngàn người trở lại; một hỏi ta có dùng hết tài năng sức lực mà giúp việc Người chăng? Chúa sẽ thưởng ta theo việc ta làm, theo công lao khó nhọc ta chịu, mà làm cho sáng danh Chúa; chẳng phải theo số người ta trở lại ít nhiều đâu. Nếu ta chẳng đặng gặt ở đời nầy, thì sẽ gặt đời sau trên nước thiên đàng.

2. ĐỜI SAU. - Ấy là mạch sinh vui mừng an ủi hơn hết cho thầy cả, trong mọi cơn gian nan khốn khó người gặp ở đời. “Nonne haec oportuit pati Christum et ita intrare in gloriam suam” (Luc. 24, 26). Đ C G là Quan Thầy, ta là môn đệ, Đ C G đã chịu thương khó, và nhờ thương khó thì mới đặng vinh hiển – Ta muốn vinh hiển cùng Người, thì ta cũng phải chịu thương khó với Người.

Đều ấy dễ giải, và các lời phân giải đều an ủi thầy cả, cùng ban ơn giúp sức cho người đặng vui lòng mà chịu mọi nỗi gian nan đời nầy. Lại thầy cả đã biết, mình càng chịu gian nan cực khổ chừng nào, càng thông phần thương khó Đ C G chừng nào, thì càng đặng vinh hiển chừng ấy.

Vậy khi ta gặp thánh giá nặng nề trong việc bổn phận thầy cả, thì ta hãy nhớ lời ông thánh Phaolồ, mà giục bảo lòng ta cam chịu một chút khốn khó chóng qua. chóng hết đời nầy, cho đặng phước trọng vọng vô cùng vô tận đời sau: “Momentaneum et leve tribulationis nostrae, aeternum gloriae pondus operatur nobis” (2 Cor. 4, 17). Cực khổ đời nầy, dầu nhiều, dầu nặng thể nào mặc lòng, cũng không ví đặng cùng phần phước đời sau vô cùng!

Mà nhứt là ta hãy nhớ lời Đ C G an ủi ta rằng: “Vos autem vui permansistis mecum in tribulationibus meis, ego dispono vobis regnum, ut sedeatis super thronos” (Luc, 22, 28-30): Bay đä сam lòng gian nan khốn khó cùng Tao, thì Tao lại dọn tòa vàng ngai ngọc cho bay ngự trị cùng Tao trên nước thiên đàng.

Cực khổ gian nan là hột giống, sinh thanh nhàn vinh hiển vô cùng. Cho nên ta chớ buồn làm chi, một hãy xem phần thưởng trên trời, mà thối thúc lòng ta mạnh mẽ sấn sướt cho đến chết. – Người nông phu gieo giống xuống đất mùa hè, thì qua mùa đông, hay là đầu mùa xuân mới gặt. Mùa ta sống, là mùa gieo vải cày bừa, là mùa khóc lóc gian nan, mai mốt - mai mốt mà thôi, vì cực khổ đời nầy chẳng bao lâu - mai mốt sẽ tới mùa gặt, là mùa vui mừng toại chí vô cùng vô tận.

Thầy cả nhớ phần phước đời sau, thì cầm khốn khó đời nầy rất nên châu báu! Mấy họ ta đã cực khổ lo buồn, mấy làng ta đã giảng rao lời Chúa, mấy nơi ta đã chịu bắt bớ gian nan, mấy nhà thờ ta đã đổ mồ hôi cùng sa nước mắt, mấy nơi ấy sẽ làm cho ta đặng phần thưởng tốt lành vinh hiển là thế nào! “Laetati sumus pro diebus quibus vidimus mala” (Ps, 89, 15): Ta sẽ vui mừng vì mấy ngày ta đã gặp giam lam khốn khó.

Quam pulchri pedes prædicantis salutem”( Isai. 52, 7): Chơn các đấng giảng rao phân rỗi, tốt lành biết là đường nào!. “Quam speciosi pedes evangelizantium pacem, evangelisantium bona” (Rom. 10, 15): Những bước thầy cả đi giảng truyền sự bằng an, cùng cao rao sự lành, thiệt rất xinh tốt báu trọng ai hầu kể xiết!

Các đấng thông minh giáo hóa nhơn dân, sẻ chói lòa rực rỡ như mặt trời đứng ngọ: “Qui autem docti fuerint, fulgebunt quasi splendor firmamenti”, và các đấng dạy người ta theo nẻo ngay lành công chánh, thì sẽ sáng láng như sao ở trên trời, đời đời kiếp kiếp! “Ét qui ad justitiam erudiunt multos, quasi stellæ in perpetuas æternitates” (Dan. 12, 3).

Vậy, ớ hai cha rất đáng kính và rất mến yêu, công lao khó nhọc hai cha vun trồng gieo vải trong Hội Thánh Nam Kỳ đã đặng 50 năm. Tôi xin tính phỏng coi huê lợi thiêng liêng trong 50 năm ấy là bao nhiêu.

Trước hết, chúng tôi làm lễ Ngũ Tuần hai cha, cho nên hai Ngũ Tuần nhập lại là 100 năm, thì tôi xin phép tính chung huê lợi hai cha trong 100 năm.

- Vậy, tổng cộng 100 năm, cha đã rửa tội cho chầu nhưng đạo mới, cha đã mở cữa Hội thánh cho con cái nhà có đạo đặng vào, là mấy ngàn lần!

- Trong 100 năm, cha đã ban lương thực thiên thần cho người khách tục, cha đã phát bánh mầu nhiệm cho các Êlia đói nhọc dọc đàng hiểm trở, là mấy muôn, mấy vẹo lần!

- Hết thảy 100 năm, số những người cải tử huờn sinh trong tòa giải tội, số những Samaritanô bị kẻ cướp đánh, bán sanh bán tử, dọc đàng truông hiểm thế nầy, mà cha đã đổ rượu cùng dầu rịt nơi thương tích, cha đã cho lành, thì số những người ấy ước được mấy muôn, hay là mấy vẹo!

- Trong 100 năm, biết là mấy người bịnh hoạn liệt lào, nhờ cha viếng thăm an ủi, nhờ cha giúp đỡ xác hồn, và giúp chết lành trong giờ lâm tử!

- Trong 100 năm, biết là mấy người tật nguyền bịnh hoạn, nhờ cha mà đỡ lúc nguy nan; biết là mấy người đói rách, nhờ cha mà no cơm ấm áo!

- Trong một đời, biết là muôn triệu nào lời cha an ủi dạy dỗ kẻ lớn người nhỏ, kẻ ngoại người đạo, cho ai nấy biết đàng thờ phượng kính mến Đ C T, biết đàng sanh thuận tử an, hầu hưởng phước tiêu diêu cõi thọ.

- Trót 100 năm, biết là mấy lần cha đã sấp mình nơi cung thánh: “inter vestibulum et altare,” mà khóc than thầm thỉ xin Chúa duông thứ cho đoàn chiên cha; biết là mấy lần cha giăng tay trên núi như Môisen xưa, mà khấn nguyện cho dân Chúa toàn công thẳng trận!

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1919