Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian. Cậy nhờ thần thế vua quan, chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời. Tv 118

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020

Giữa hai miền biên viễn là chặng dài sứ mệnh 800 năm

 Lai rai ghi chú...

GIỮA HAI MIỀN BIÊN VIỄN LÀ CHẶNG DÀI SỬ MỆNH 800 NĂM
&1&
Đặt chân đến xứ Nghệ, không thể không cảm nhận "hồn cổ", "hồn xưa" vang bóng của một miền biên ải thuở nào. Cách đây gần 1.100 năm, vào năm 938-939 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán rồi xưng Vương lập nên Nhà Ngô - lúc bấy giờ biên giới cực nam xa xuôi chính là xứ Nghệ (cách gọi chung cho Nghệ An
乂安 và Hà Tĩnh 河靜), thời đó gọi chung là Hoan Châu 驩州.

Đi quá xứ Nghệ là lãnh thổ thuộc những quốc gia khác mất rồi: Lâm Ấp (sau là Champa), trong đó Quảng Bình là vùng đất thuộc chủ quyền của nước Lâm Ấp giáp với xứ Nghệ, rồi xa hơn nữa về phương Nam là nước Phù Nam (sau là Chân Lạp).

&2&
Xứ Nghệ đã mặc lấy "định mệnh" của một vùng biên.
Sao nói vậy?
Trong đăng đẳng nhiều thế kỷ dâu biển - từ thế kỷ 10 (nhà Ngô nhắc trên) cho tới lúc phân định Đàng Ngoài và Đàng Trong vào cuối thế kỷ 16 qua đầu thế kỷ 17 - lãnh thổ Việt cũng đã mở thêm vài nơi (đây dùng địa giới hiện nay cho dễ hình dung): Quảng Bình cho tới Bình Định thuộc chủ quyền của nước Lâm Ấp (sau gọi là Champa, hoặc Chiêm Thành). "Mở" bằng đôi lần vua Chiêm dâng đất, nhưng phần lớn "mở" bằng cách dùng võ lực quân sự.

Lạ thay, làm như "duyên trời định phận" không bằng, ranh giới giữa Đàng Ngoài với Đàng Trong cũng gần như trùng khớp với ranh giới rõ rành giữa hai quốc gia thuở nào!
Một đàng là biên cương lãnh thổ từng hiện hữu vào đời Ngô, đời Đinh; còn một đàng có gốc tích là lãnh thổ nước Lâm Ấp.
Xứ Nghệ vào thế kỷ 17 trở lại làm miền biên viễn như hồi thế kỷ 10.

(Ghi chú: Ranh giới giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong là đèo Ngang giữa Hà Tĩnh với Quảng Bình. Nói chính xác hơn nữa là lấy sông Gianh làm ranh giới, và phần lớn Quảng Bình thuộc về nam sông Gianh, thuộc về Đàng Trong.
Trong khi đó bắc sông Gianh còn một ít của Quảng Bình, thuộc Đàng Ngoài)

&3&
Cuộc sáp nhập Thủy Chân Lạp vào Đàng Trong theo kiểu "da beo", tỉ như Hà Tiên sáp nhập năm 1708, Cà Mau nằm ở cùng trời cuối đất sáp nhập khoảng năm 1736-1739, trước cả Trà Vinh, Sóc Trăng, Sa Đéc, Châu Đốc sáp nhập năm 1757...

Đàng Trong thành hình dựa trên lãnh thổ (xét về gốc tích) của nước Chiêm Thành cộng với lãnh thổ của Chân Lạp (vùng Thủy Chân Lạp). Thành thử Đàng Trong có một phong thổ văn hóa khác biệt và đa dạng - từ sự cộng sinh của người Việt, người Chăm (Chiêm Thành), người Khmer, người Hoa (với công trạng đặc biệt của cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích khi đem vùng đất Hà Tiên, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ... thuộc quyền cai quản của họ xin nội thuộc Chúa Nguyễn, sáp nhập vào Đàng Trong).

*&*
Một chặng dài tròn trèm 800 năm trôi qua, giữa hai miền biên viễn. Cà Mau trở thành miền biên viễn cực nam của Đàng Trong. Trong khi đó, xứ Nghệ là cực nam của Đàng Ngoài, cũng là cực nam vào thời định cõi nhà Ngô, nhà Đinh.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
------------------------------------------------------



Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Trong cùng một độ dài ngàn năm, Trung Hoa bị ngoại bang cai trị gần 5 thế kỷ!

 Quí bạn nghĩ gì nếu biết rằng:

TRONG cùng một độ dài NGÀN NĂM, TRUNG HOA BỊ NGOẠI BANG CAI TRỊ GẦN 5 THẾ KỶ! Trong khi đó, tài trí người Việt hiển hiện ở chỗ ngoại bang chỉ có thể chiếm đóng nước Việt chưa đến một trăm năm.

* Ở đây lấy cột mốc thời gian trong sử Việt: mốc bắt đầu với NĂM 938 khi Ngô Quyền lập nên nhà Ngô, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ cho các triều đại quân chủ nước Việt nối tiếp nhau; mốc kết thúc là NĂM 1945 (chính thức chấm dứt nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng).

*&*
A/ Bên Trung Hoa, tương ứng với "cột mốc" năm 938, bấy giờ đang là triều đại Nam Hán độc lập, không do ngoại bang cai trị.
Vậy, trong hơn một ngàn năm (tính cho đến năm 1945), lãnh thổ Trung Hoa đã bao lần bị ngoại bang chiếm đóng, cai trị?

1/ Tungus (Nữ Chân) xâm chiếm Trung Hoa, lập nên Nhà Kim, từ năm 1127 cho tới năm 1234, tổng cộng 107 năm.

2/ Mongol (Mông Cổ) chiếm đóng Trung Hoa, lập nên Nhà Nguyên, từ năm 1271 cho tới năm 1370, tổng cộng 99 năm.

* Ghi chú: Mông Cổ 3 lần xâm lược Đại Việt đều bị đánh tan tác (trong đó có hai lần Trần Hưng Đạo thống lãnh quân đội Đại Việt).

3/ Manchurian (Mãn Châu) cai trị toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, lập nên Nhà Thanh, từ năm 1644 cho tới năm 1911, tổng cộng 267 năm.

* Ghi chú: Nhà Thanh đưa quân vào kinh đô Thăng Long nhưng bị Nguyễn Huệ đánh bại, phải cuốn gói chạy khỏi nước Việt.

4/ Lãnh thổ Trung Hoa không còn toàn vẹn mà có những vùng thuộc quyền thống trị của Nhựt Bổn, từ 1937 đến 1945, tổng cộng 8 năm.

Thấy gì? Tổng cộng thời gian ngoại bang chiếm đóng Trung Hoa là 481 năm. Chỉ trong một ngàn năm (tính từ "cột mốc" 938 cho tới năm 1945), nhưng lãnh thổ Trung Hoa bị ngoại bang chiếm đóng / cai trị GẦN PHÂN NỬA THỜI GIAN (gần 5 thế kỷ)!

Bị cai trị bởi những tộc người Tungus, người Mongol, người Manchurian, người Nhựt Bổn đều có dân số ít hơn hẳn so với "Hán tộc" (theo cách định danh mà chế độ Bắc Kinh phân loại, theo đó "người Hán" đông nhứt, chiếm đa số).

*&*
B/ Trong cùng độ dài thời gian, từ năm 928 đến năm 1945, lãnh thổ nước Việt đã bao lần bị ngoại bang cai trị?

Một lần, bị nhà Minh phương Bắc cai trị: 20 năm (1407-1427) (a);
Một lần nữa, do người Pháp cai trị từng phần cho đến toàn phần. Bắt đầu từ năm 1867 (Pháp chiếm xong ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ) tính đến năm 1945 (kết thúc Nhà Nguyễn), tổng cộng 78 năm (b);

Còn nếu tính từ thời điểm Pháp đặt sự khống chế trên toàn lãnh thổ nước Việt vào năm 1884, tính đến năm 1945, là 61 năm (c);

(Nhựt Bổn có thời gian chiếm đóng nước Việt khi đảo chánh Pháp, nhưng vẫn nằm trong khung thời gian mà mốc kết thúc là trong năm 1945, thành thử không làm gia tăng thời lượng ngoại bang cai trị)

Tóm lại: trong suốt cả ngàn năm (từ 938 đến 1945), tổng cộng thời gian nước Việt bị ngoại bang thống trị chỉ 98 năm (a+b) (hoặc 81 năm = a+c).

Trong khi lãnh thổ Trung Hoa, cũng từ 938 đến 1945, lại bị ngoại bang thống trị triền miên những 481 năm!

*&*
C/ TẠM THAY LỜI KẾT
1) Trung Hoa thời nay có thể tự hãnh về "đồng hóa" kiểu này kiểu kia gì đó, "nhập nội" những tộc người như Mãn Châu, Mông Cổ, chiếm đoạt một phần hoặc toàn phần lãnh thổ của Mãn Châu, Mông Cổ...

NHƯNG, rõ rành là trong quá khứ trước đây, lãnh thổ Trung Hoa luôn bị ngoại bang chiếm đóng / bị cai trị bởi những tộc người (nêu ở phần A) mà tổng thời lượng chiếm đóng là gần 5 thế kỷ!
Vì sao Trung Hoa rộng lớn, "Hán tộc" đông đảo, tưởng mạnh mà té ra ... lại thúc thủ nhiều lượt, chịu sự cai trị bởi những tộc người ít ỏi hơn hẳn?
Chuyện này dành cho giới trí thức ở bển họp nhau mà phân tích.

2) Nước Việt trong suốt ngàn năm (938 đến 1945), xin quí bạn chú ý, chỉ duy nhứt có một lần bị quốc gia phương Bắc thống trị mà thôi (20 năm, 1407-1427). Đâu là lý do họ Hồ làm mất nước vào tay Trung Hoa?

Mặc dù họ Hồ, được cho là có những đóng góp tích cực, nhưng vẫn không thể che lấp được một sự thật: đó là nhiều kế sách đối nội của họ Hồ làm cho lòng dân ly tán, bất mãn! Thành thử người dân không còn đồng lòng bảo vệ họ Hồ nữa.

Trong khi đó, vào đời nhà Trần, lãnh thổ nước Việt là nhỏ nếu so với Trung Hoa, dân Việt là ít ỏi nếu so với Trung Hoa NHƯNG vẫn chiến thắng rỡ ràng! Đâu là bí quyết tạo nên sức mạnh cho nhà Trần (chiến thắng quân Nguyên Mông)?

Phương châm tạo sức mạnh, theo lời dạy của Trần Hưng Đạo, là: "Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc"!

Khoan hòa, lấy quyền sống của dân làm trọng, chớ không phải chăm bẳm "khoan" khoét tài lực của dân.

Mất lòng dân ắt mất nước.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
-----------------------------------------------------------------------
Hình ảnh: 

Danh tướng Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn);
Vó ngựa Mông Cổ giẫm nát lãnh thổ Trung Hoa, đặt sự thống trị gần một thế kỷ.





 

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

Về một sự chuyển ngữ của người Việt: "Prime Minister" dịch ra sao?

 VỀ MỘT SỰ CHUYỂN NGỮ CỦA NGƯỜI VIỆT: "PRIME MINISTER" DỊCH RA SAO?

1/ Vào tháng 4 năm 1945 chánh phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Lần đầu tiên người Việt có một chế độ chánh trị hoàn toàn khác với chế độ quân chủ tồn tại trong suốt ngàn năm trước đó!
Vai trò đứng đầu nội các được giao cho học giả Trần Trọng Kim, mà tiếng Anh gọi là "prime minister", sẽ phải dịch sang tiếng Việt mần răng?

2/ Nhìn qua Trung Hoa lúc bấy giờ (1945), ở bển dùng danh xưng "President" cho Tưởng Giới Thạch, họ chuyển dịch là (âm Việt của chúng ta đọc là "Tổng thống").
Vậy, nhìn qua Nhựt Bổn thích hợp hơn, bởi ở xứ này họ dùng "Prime Minister" cho người đứng đầu nội các. Coi, người Nhựt chuyển ngữ mần răng?

3/ Nói qua nước Nhựt một chút. Cũng như Việt, Tàu, nước Nhựt cũng từng có hàng ngàn năm chỉ biết tới chế độ quân chủ mà thôi. NHƯNG người Nhựt đã đi tiên phong trong việc tiếp nhận nền văn minh chánh trị của phương Tây.
Năm 1882, một phái đoàn các bực trí thức Nhựt Bổn qua Anh và qua Đức để nghiên cứu chánh trị. Trở về nước, họ đề xuất cải cách chế độ, soạn thảo Hiến pháp mới. Tháng 12 năm 1885, nước Nhựt dưới thời Minh Trị Thiên hoàng chuyển sang chế độ "quân chủ lập hiến", có vua đồng thời có Nghị viện (Quốc hội) để bầu lên NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU NỘI CÁC.

4/ Bên Anh, người đứng đầu nội các gọi là "Prime Minister". Nghĩa sát sườn của thuật ngữ này là "vị bộ trưởng hàng đầu / vị bộ trưởng chủ yếu" ("prime" là chủ yếu 主要; "minister" là bộ trưởng 部長).
Bên Đức, người đứng đầu nội các gọi là "Kanzler", nghĩa là "Chưởng ấn"
(tên đầy đủ là "Bundeskanzler": "Chưởng ấn liên bang").

Người Nhựt, tiếp nhận từ cuộc nghiên cứu chánh trị nước Anh và nước Đức, họ đặt ra chức vụ đứng đầu nội các, và được viết là: âm Nhựt đọc "Sō Ri", âm Việt của chúng ta đọc là "Tổng lý" (tên đầy đủ là "Nội các Tổng lý đại thần" ).

[ Người Tàu, sau khi lập ra "Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" (do đảng cộng sản cầm trịch) năm 1949, họ cũng dùng chữ "Tổng lý" để chuyển ngữ cho "Prime Minister" (tên đầy đủ là "Quốc vụ viện Tổng lý" 务院 总理)]

5/ Trở lại VN. RẤT ĐÁNG CHÚ Ý, ngay từ tháng 4/1945 chánh phủ Trần Trọng Kim ra đời đã không mượn cách gọi "Tổng lý" của Nhựt Bổn chuyển ngữ cho "Prime Minister". Mà người VN chúng ta có một cách chuyển ngữ riêng, khác hẳn, là: "Thủ tướng".

(không rõ có phải học giả Trần Trọng Kim là người đầu tiên dịch "Prime Minister" thành "Thủ tướng", hay là do một bực trí thức nào đó đã nghĩ ra?).
Dữ kiện khách quan ở đây, là: Học giả Trần Trọng Kim trở thành "Prime Minister" ĐẦU TIÊN trong lịch sử chánh trị VN, và chức danh này được chuyển ngữ theo cách riêng của người VN là "Thủ tướng"!

TÓM LẠI,
Người đứng đầu nội các, ở Anh, gọi là PRIME MINISTER (tức "Bộ trưởng hàng đầu/Bộ trưởng chủ yếu").
Người đứng đầu nội các, ở Đức, gọi là KANZLER (CHƯỞNG ẤN).
Người đứng đầu nội các, ở Nhựt, gọi là SO-RI (TỔNG LÝ).
Người đứng đầu nội các, ở Tàu, gọi là ZHONG-LI (TỔNG LÝ).
Người đứng đầu nội các, ở VN, gọi là THỦ TƯỚNG.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
-----------------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh: Học giả Trần Trọng Kim, người VN đầu tiên mang chức danh Thủ tướng.



 

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

Lai rai câu chuyện "Việt Ngữ"

 Lai rai CÂU CHUYỆN "VIỆT NGỮ"...

1/ Phần lớn dân Hương Cảng dùng tiếng Quảng Đông. Mặc dù cùng xài chung văn tự với Bắc Kinh, nhưng cách phát âm của tiếng Quảng Đông khác, rất khác với cách phát âm của tiếng Quan thoại 官話 (Mandarin) mà dân Bắc Kinh đang dùng! Người Bắc Kinh mà nghe người Hương Cảng nói tiếng Quảng Đông thì... bù trất, không hiểu gì, cứ như nghe tiếng ngoại quốc vậy, phải bút đàm thì mới hiểu.

À, tiếng Quảng Đông ở bển họ còn gọi là "Việt ngữ"( ).
"Việt"
của Hương Cảng là đồng âm nhưng ký tự khác với người Việt chúng ta (Việt: )

2/ Cũng tương tự với câu chuyện ngôn ngữ của người Việt.
Suốt ngàn năm độc lập tự chủ, kể từ thời Ngô Quyền năm 938 cho tới trước khi có chữ Quốc ngữ, hết thảy các thế hệ tiền nhân người Việt chúng ta đều xài Hán tự hết ráo. NHƯNG, phát âm bằng âm Việt!
Người phương Bắc, người Bắc Kinh nghe là... bù trất, khỏi hiểu, thành thử những chí sĩ như cụ Phan Bội Châu phải bút đàm thì họ mới hiểu.

Dùng chung Hán tự, đâu có nghĩa là phải phiên thuộc, phải sáp nhập vào "đại gia đình" phương Bắc? Chỉ có có đám ngố rừng đi theo "đại Hán" mới tuyên truyền như vậy mà thôi!

Hồi xưa khi chưa có chữ Quốc ngữ, tiền nhân chúng ta nếu không mượn chữ Hán để ghi lại, không lẽ lưu giữ ký ức lịch sử bằng... truyền khẩu, nói mồm à?

Xin nhắc lại, mượn Hán tự để viết chớ tiền nhân chúng ta đâu phát âm giống với Bắc Kinh làm chi cho má nó khi (khinh)!
Độc lập vẫn cứ là độc lập, suốt ngàn năm (trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn).

Bắc Kinh nói một đàng, Hương Cảng (Quảng Đông) nói một nẻo, còn người Việt chúng ta lại nói khác nữa. Kêu bằng là nước sông không phạm nước giếng.

Nguồn:Nguyễn - Chương Mt

 

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2020

Thiếu lương thiện trong nhìn nhận tên nước :Việt Nam"!

 THIẾU LƯƠNG THIỆN trong nhìn nhận tên nước "VIỆT NAM"!

&1&
Nhằm hất đổ vai trò của vua Gia Long trong việc đặt quốc danh (tên quốc gia), có mấy người mệnh danh là nhà nghiên cứu sử nhấn mạnh: "Hai chữ VIỆT NAM là do nhà Thanh bên Trung quốc ban cho". Lại thêm một nhà sư bình luận: "Việt Nam là tên do người Tàu đặt, không phải Gia Long".
Mỉa mai thay, trong khi tìm cách phủ nhận vai trò của vua Gia Long, họ đang tự bày ra căn bịnh "Hán hóa" đã ăn sâu vô não. Hai chữ VIỆT NAM mà chúng ta yêu quý, theo sự chỉ bảo của những chuyên gia "Hán hóa" là hãy nhớ do TQ "ban cho", vậy nên... phải nhớ ơn TQ nhứt hạng chớ còn gì nữa!

Tôi không khỏi nhớ đến video ghi lại buổi thuyết pháp của một nhà sư nói rằng: "Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tống là hỗn, vì VN là em, Trung quốc là anh".
Tôi đâm lo. Đâu phải người dân mình ai cũng hiểu sử, nghe mấy vị xuống tóc này kia thuyết pháp, rồi những kẻ khốn nạn manh danh giới nghiên cứu sử kiểu "Hán hóa", đất nước này sẽ trôi về đâu?

Thành thử tôi viết bài này, những mong được chia sẻ cho nhiều người cùng đọc để cùng nhau giải trừ ngộ nhận.

&2&
Hiểu về cái sự "ban cho" quốc danh cách nào cho đúng?
Quí bạn có biết, vào đời vua Lý Nhân Tông (đời vua thứ tư của nhà Lý), nhà Tống bên Tàu vẫn còn gọi nước ta là ... Giao Chỉ quận (nghe mắc dịch không!), và ban cho vua Lý Nhân Tông chức "Giao Chỉ quận vương" - bất chấp trước đó, vào năm 1054 vua Lý Thánh Tông (đời vua thứ ba) đã đặt quốc danh nước ta là "Đại Việt".

Mãi đến năm 1164 nhà Tống bên Tàu ban cho cái lệnh đổi tên "Giao Chỉ" thành "An Nam" , nâng cấp từ "quận" thành "quốc", và ban cho vua Lý Anh Tông (đời vua thứ sáu của nhà Lý) làm "An Nam quốc vương". Từ đó trở đi, Tàu gọi nước ta là "An Nam" bất chấp nước ta tự gọi là "Đại Việt"!

Cái tên gọi "An Nam" đầy sự trịch thượng của Tàu đã đeo đẳng cho hết đời nhà Lý, qua nhà Trần, rồi nhà Hậu Lê của nước ta. Và nước Tàu chỉ chấm dứt cái tên gọi "An Nam" ba trợn sau khi Hoàng đế Gia Long sai sứ sang đàm phán, đấu trí mấy phen!

&3&
Bên cạnh cái sự "ban cho" tên nước, phong vương, nước Tàu còn đòi nước ta triều cống sản vật.
Triều cống, ban cho tên nước, xin phong vương... có làm nước ta mất độc lập hay không? Hoàn toàn KHÔNG!
Bởi vì tính chất độc lập thể hiện ít nhứt ở hai điều hệ trọng:

a/ Tàu không có quyền nhúng tay vô sắp xếp nhân sự đầu não triều đình nước ta (chú ý: nếu Tàu nhúng tay sắp xếp nhân sự, "độc lập" chỉ còn là cái vỏ hình thức không hơn không kém!);
Nước ta thời xưa chỉ có mỗi việc "xin phong vương" làm màu, cho đúng lễ tắc nước nhỏ với nước lớn, đúng phép ngoại giao hòa hiếu mà thôi.

b/ Hòa hiếu, đúng vậy, nhưng hễ Tàu giở mòi cất quân xâm lược là đập lại ngay lập tức, đập không còn manh giáp.
Trong khoảng gần ngàn năm tự chủ (kể từ đời Ngô Quyền trở đi), mỗi lần Tàu kéo binh qua nước ta, hùng hổ ban đầu nhưng sau đó bỏ chạy mất dép (tiền nhân chúng ta đánh thắng hết Tống tới Nguyên rồi Thanh, chỉ có quãng thời gian nước ta bị MINH tặc cai trị thì mất tiêu nền độc lập trong vòng 20 năm 1407-1427).

&4&
Tôi lấy làm lạ, lẽ nào một số người mệnh danh nhà nghiên cứu sử mà họ không biết gì ráo về cái vụ nước Tàu "ban cho" chỉ là lễ thức ngoại giao hay sao?
Ngay dưới thời Lý, Trần hiển hách chiến công đánh giặc phương Bắc tới cỡ đó, nhưng nước ta cũng vẫn xài cái mửng sai sứ qua Tàu để xin "ban cho".

Chuyện nhà Thanh "ban cho", cũng vậy, chỉ là lễ thức ngoại giao cho có.
Vậy, mắc giống gì lấy cái thủ tục "ban cho" của nhà Thanh để khỏa lấp vai trò của Hoàng đế Gia Long trong việc đặt ra quốc danh VIỆT NAM?
Những kẻ nhấn mạnh vào thủ tục nhà Thanh "ban quốc danh", đã và đang cho thấy họ thiếu lương thiện trong tri thức không hơn không kém!

Không lẽ họ muốn đội lên đầu vĩnh viễn hai chữ "An Nam" mà người Tàu suốt nhiều thế kỷ trước đây gọi nước ta?

&5&
Xin mọi người chú ý: ngay trong thủ tục "ban quốc danh" của nhà Thanh, lại minh chứng THẮNG LỢI cho nhà Nguyễn!

Thứ nhứt, nhà Nguyễn không chấp nhận cái trò ầu ơ ví dầu của Tàu kéo dài hàng bao nhiêu thế kỷ gọi nước ta là "An Nam". Hoàng đế Gia Long sai sứ qua Tàu đàm phán bỏ tên gọi "An Nam" đó đi.

Thứ hai, sứ nhà Nguyễn đưa quốc danh mới của nước ta là "Nam Việt" . Nhưng nhà Thanh e ngại quốc danh này nhắc nhớ tới nước Nam Việt vào thời Triệu Đà mà lãnh thổ nước Việt bao trùm luôn Quảng Tây, Quảng Đông.

Nhà Thanh muốn ép dùng lại tên gọi "An Nam". Bấy giờ vua Gia Long đã đánh tiếng nếu dùng dằng thì sẽ chấm dứt việc "xin phong vương" luôn. LẦN ĐẦU TIÊN trong suốt ngàn năm, nước Tàu buộc phải chấm dứt không còn gọi "An Nam" (mà chỉ yêu cầu đảo quốc danh "Nam Việt" thành "Việt Nam")!
Nhà Thanh sau đó được rửa mặt bằng thủ tục gọi là "ban cho quốc danh", theo đúng lễ thức ngoại giao bao đời trước kia giữa nước Tàu với nước ta.
Bất luận "Nam Việt" hay "Việt Nam" thì đây cũng là thắng lợi ngoại giao của sứ giả nhà Nguyễn - bởi, nên nhớ, Tàu muôn đời họ quen thói trịch thượng, chỉ ưng gọi nước ta bằng cái tên "An Nam" mà thôi!

"Nam Việt", hoặc VIỆT NAM , thảy đều nằm trong mục tiêu của Hoàng đế Gia Long đặt quốc danh mới cho nước ta. Trong "Quốc sử quán nhà Nguyễn" đã giải thích: VIỆT NAM là quốc danh thích hợp với ý nghĩa đây là sự hợp nhứt lãnh thổ giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài.

* Để rõ ý nghĩa hai chữ VIỆT NAM, mời đọc bài:
Yêu quý hai chữ "Việt Nam" - nhưng... "Việt Nam" nghĩa là gì? (Yêu quý hai chữ Việt Nam, nhưng... Việt Nam nghĩa là gì?)

Nguồn:Nguyễn - Chương Mt

Hình ảnh: Lăng Hoàng đế Gia Long





 

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Hoàng đế Gia Long là người hợp nhứt giang sơn

 HOÀNG ĐẾ GIA LONG LÀ NGƯỜI HỢP NHỨT GIANG SƠN

* Tóm tắt quá trình biến động các thực thể chánh trị ở Đàng Trong & Đàng Ngoài.

Lịch sử thì phải rạch ròi, đâu ra đó, cái gì "có" thì nói "có" - chớ không vì thiện cảm/ác cảm rồi cắt xén lịch sử. Do cách diễn giải lịch sử rối rắm (vô tình hay cố ý?) mà dữ kiện hợp nhứt giang sơn lẽ ra sáng tỏ từ lâu mới phải - NHƯNG, buồn thay, vẫn còn bị làm cho rối tung còn hơn canh hẹ. Thành thử tôi xin trình bày bằng bản đồ cho dễ coi, mạch lạc, để quí bạn tỏ tường:

1/ Bản đồ năm 1757 (hình 1)
ĐÀNG NGOÀI: ĐẤU ĐÁ TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC
ĐÀNG TRONG: CHÚA NGUYỄN MỞ CÕI PHƯƠNG NAM.

Đầu thế kỷ 17, vào năm 1600 thành hình hai cõi: Đàng Ngoài (từ Hà Tĩnh trở ra Bắc), Đàng Trong (từ Quảng Bình xuôi Nam tới Bình Định).
Đàng Ngoài lâm vào cuộc tranh giành quyền lực liên miên: triều đình Thăng Long của vua Lê - chúa Trịnh đọ sức với nhà Mạc (đóng đô tại Cao Bằng), với Chúa Bầu (đóng tại Tuyên Quang).
Trong khi đó, các Chúa Nguyễn tại Đàng Trong dốc lòng dốc sức mở mang bờ cõi, từ Phú Yên dần xuống phương Nam.

Vào năm 1757 (xem bản đồ), ở Đàng Ngoài đã dẹp xong loạn nhà Mạc và loạn chúa Bầu, còn Đàng Trong hoàn tất công cuộc mở cõi tới cực Nam (Cà Mau)! Lịch sử chứng kiến 2 thực thể chánh trị cầm trịch: Chúa Nguyễn (Đàng Trong), Vua Lê - Trịnh (Đàng Ngoài).

2/ Bản đồ năm 1773 (hình 2)
CÙNG LÚC CÓ 3 THỰC THỂ PHÂN TRANH LÃNH THỔ

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng phát vào năm 1771. Đến năm 1773 (xem bản đồ) Tây Sơn đã tạo được thế lực cai quản từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Chúa Nguyễn chiếm cứ từ Quảng Bình vào tới Quảng Nam, và từ Gia Định xuống Cà Mau (toàn cõi miền nam).
Đàng Ngoài thì vẫn Vua Lê - Trịnh.

3/ Bản đồ năm 1777 (hình 3):
CÒN LẠI 2 THỰC THỂ PHÂN TRANH: TÂY SƠN - LÊ TRỊNH

Vào tháng 4 năm 1777, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến vào Gia Định. Cháu nội của Chúa Nguyễn Phước Khoát là Nguyễn Phước Ánh (阮福暎), thường gọi là Nguyễn Ánh, chạy thoát ra đảo Thổ Chu.
Quan quân Đàng Ngoài vào chiếm Thừa Thiên.

Như vậy, vào năm 1777, còn lại 2 thực thể phân tranh: nhà Tây Sơn (chiếm cứ hầu hết Đàng Trong, ngoại trừ Thừa Thiên trở ngược ra tới Quảng Bình), Vua Lê - Trịnh (Đàng Ngoài, và chiếm thêm Quảng Bình cho tới Thừa Thiên).

4/ Bản đồ năm 1788 (hình 4):
THAY ĐỔI VAI TRÒ 2 THỰC THỂ: NGUYỄN ÁNH - TÂY SƠN

Sau khi Nguyễn Huệ đánh thắng Nguyễn Ánh (chú ý: lúc bấy giờ ở Đàng Ngoài vẫn đang tồn tại triều đình Thăng Long), NHƯNG chỉ 3 năm không lâu sau đó, vào năm 1780 Nguyễn Ánh xưng "Vương" (không tiếp nối danh xưng "Chúa" như các bậc tiền bối) và khởi binh thâm nhập trở lại miền Tây, liên tục khuấy đảo Gia Định...
Đến tháng 8 năm 1788, Nguyễn vương (tức Nguyễn Ánh) lấy được Gia Định, xác lập quyền cai trị trên toàn miền Nam (tức Nam Kỳ, theo cách gọi sau này vào thời vua Minh Mạng).

Trong khi đó Nguyễn Huệ bước qua đầu xuân Kỷ Dậu 1789 kéo quân ra Bắc đánh tan quân Thanh, kết liễu triều đình Thăng Long ở Đàng Ngoài.

Như vậy, vào thời điểm bấy giờ 1788-1789, có sự thay đổi vị trí của 2 thực thể trên sân khấu quyền lực. Đó là: Nhà Tây Sơn (chiếm cứ toàn bộ Đàng Ngoài + một phần Đàng Trong từ Quảng Bình cho tới Bình Thuận), và Nguyễn vương (chiếm cứ toàn bộ Nam Kỳ).

5/ Bản đồ năm 1802 (hình 5)
CHỈ CÒN 1 THỰC THỂ: NGUYỄN ÁNH HỢP NHỨT GIANG SƠN, LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ

Giai đoạn từ 1789 cho đến năm 1802 là cuộc phân tranh dữ dội giữa Nguyễn vương (Nguyễn Ánh) với quân Tây Sơn.
Năm 1802, sau khi quân Nguyễn chiến thắng hoàn toàn quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế. Lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô tại Huế.

Năm 1804: lần đầu tiên hai chữ "VIỆT NAM" TRỞ THÀNH TÊN NƯỚC CHÍNH THỨC, và được lưu dụng cho đến hiện nay!
Cũng là lần đầu tiên, LÃNH THỔ NƯỚC VIỆT mới hợp nhứt, trải dài hình cong chữ S nhìn ra biển Đông, từ Móng Cái cho tới Cà Mau.

Nguồn:Nguyễn - Chương Mt










 











Ngôn ngữ được dùng như một công cụ nhào nặn suy nghĩ của người dân, hậu quả ra sao? (*)

 NGÔN NGỮ ĐƯỢC DÙNG NHƯ MỘT CÔNG CỤ NHÀO NẶN SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI D NGÔN NGỮ ĐƯỢC DÙNG NHƯ MỘT CÔNG CỤ NHÀO NẶN SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI DÂN, HẬU QUẢ RA SAO? (*)

Sau khi Mao_Trạch_Đông thiết lập chế độ mới vào cuối năm 1949, văn tự truyền thống (dạng chỉnh thể) đã bị sửa đổi trở thành chữ giản thể. Lý do được đưa ra để giải thích, là chữ giản thể bỏ bớt nhiều nét so với chỉnh thể để dễ học hơn, nâng cao dân trí. Kỳ thực không hẳn như vậy, bởi vì ở Đài Loan cũng như ở nhiều cộng đồng người Hoa hải ngoại họ vẫn dùng chữ chỉnh thể (truyền thống) mà dân trí lại được nâng cao tốt hơn, xã hội (tại Đài Loan) văn minh và thịnh vượng.

Chữ chỉnh thể của người Hoa thuộc hệ thống văn tự biểu ý, mỗi ký tự được cấu trúc theo ý nghĩa (trong đó, có những chữ mang tính chất triết học). Khi chế độ Mao lập ra chữ giản thể là cũng mang "hậu ý", bởi vì NGÔN NGỮ TRỞ THÀNH CÔNG CỤ CỦA CHÁNH TRỊ.

Hiện nay, xã hội tại Hoa lục (Trung cộng) đang ngày càng suy thoái và trượt dốc trong quan niệm nhân sinh và nếp sống. Có nhiều nguyên nhân, trong đó ngôn ngữ - là chữ giản thể - lại "tiết lộ" cho thấy sự lệch lạc ra sao. Đây, đơn cử một số chữ.

1.“Thân” (người thân), theo chữ chỉnh thể: 
“Thân” giản thể 
, mất đi chữ “kiến”  => "Thân bất kiến": là người thân mà không cần gặp nhau.
Tình cảnh người cùng huyết thống, mà "bất kiến" lâu ngày, ắt dẫn đến sự nhợt nhạt tình cảm, sống vô tâm vô cảm.

2. “Sản” (sinh sản): 
“Sản” giản thể 
, mất chữ “sinh”  => "Sản bất sinh": đậu thai mà không sinh.
Việc phá thai tràn lan được cổ võ, nhằm quán triệt kế hoạch "mỗi gia đình chỉ được có 1 con".

3. “Hương” (thôn quê): 
“Hương” giản thể 
, mất chữ “lang”  (người trẻ) => "Hương vô lang": Quê nhà không có người trẻ.

Người trẻ ở thôn quê rất nhiều nơi trong cả nước được xác định là "cỗ máy lao động" cung cấp cho các thành phố. Hiện nay nơi thôn quê thường chỉ thấy người già yếu, trẻ con, người tàn tật.

4. “Ái” (yêu): 
“Ái” giản thể 
, mất chữ “tâm”  (trái tim) => "Ái vô tâm": Yêu không xuất phát từ trái tim.

Kẻ ham tiền, người háo sắc, hễ có lợi là trao thân. Thành thử tình yêu bị đánh mất sự kết nối thiêng liêng và trách nhiệm với nhau trong suốt cuộc đời.

5. “Miến” (mỳ): 
“Miến” giản thể 
, mất “bộ Mạch” (lúa mỳ) => "Miến vô mạch": Bột mỳ không làm từ lúa mạch.

Vậy, thử hỏi bột mỳ làm từ thứ gì? Tình trạng làm thực phẩm giả (trộn phoóc môn), làm gạo giả... đang phổ biến tại xã hội TQ! Đây là hệ quả trong quan niệm đánh mất tính chất tự nhiên của thực phẩm.

6. “Tiến” (tiến tới, bước tiếp): 
“Tiến” giản thể 
, mất đi chữ “giai”  (tốt đẹp) nhưng lại thêm vào chữ "tỉnh"  (cái giếng).
=> "Tiến bất giai": Cứ tiến tới, cứ bước tiếp mà không buộc phải hướng đến sự tốt đẹp, trở thành ếch ngồi đáy giếng cũng chẳng sao.

7. “Ứng” (đáp lời, tiếp nhận): 
“Ứng” giản thể 
, mất chữ “tâm”  => "Ứng vô tâm": Lời nói đáp lại nhưng không thành thật, nói lời lật lọng mà không biết ngượng.

Bởi vậy, trong xã hội TQ ngày nay "sự thành tín" ngày càng mai một, dường như đã trở thành một thứ gì đó xa xỉ không với tới.

8. Chữ “Thính” (lắng nghe): 
“Thính 
” (lắng nghe) ở dạng chính thể này gồm bộ “Nhĩ” (tai), bộ “Vương ” (vua), chữ “Thập ” (mười), chữ “Mục” (mắt), chữ “Nhất” và chữ “Tâm ”. Khi ghép các bộ này vào nhau, chúng ta hiểu được hàm ý mà người xưa muốn gửi gắm. Đó là:
Khi lắng nghe một ai đó, chúng ta phải khiến người ấy cảm thấy mình quan trọng như một vị vua (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục).
Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói (chữ Nhất, Tâm). Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn, mới biết cách thấu hiểu và trân trọng người khác.

NHƯNG, chữ “Thính” giản thể , bỏ mất chữ “nhĩ”  (tai) mà thay bằng bộ "khẩu ” (cái miệng) và bộ “cân ” (cái rìu)
=> "Thính thiếu nhĩ": Nghe mà thiếu mất tai, nghe của kẻ điếc, cũng không dùng "tâm" để lắng nghe như văn hóa truyền thống, mà nghe bằng cách đấu khẩu, dùng những lời búa rìu.

Thành thử trong xã hội TQ, đối thoại nhưng đánh mất sự lắng nghe, trở thành những cuộc đối thoại giữa những người điếc, mạnh ai nấy nói.

9. Chữ “Ưu” (ưu tú, xuất sắc): 
“Ưu” giản thể 
, đánh mất chữ  (cũng đọc là "ưu", ưu này nghĩa là lo lắng, ưu tư)

Ngày trước, muốn trở thành người ưu tú, xuất sắc thì không chỉ có tài năng mà cần phải biết lo lắng / quan tâm đến tha nhân (người khác). Xã hội TQ thời nay chỉ cần có tài khéo, bất kể đến nhân quần, vậy là đua nhau tung hô "ưu tú". Thành thử lợi it mà hại nhiều.

10. Chữ “Tân” (khách quý): 
“Tân” giản thể 
, thiếu chữ "bối " (vật quý) mà thay bằng chữ “binh”  (binh lính, binh khí).

Xưa kia khách đến nhà mang theo quà quý ("bảo bối"). Ngày nay khách tới nhà (bộ “Miên”  chỉ mái nhà) không đem quà mà đem binh khí tới. Bạo lực trở thành phương tiện để buộc chủ nhà phải tiếp khách. Thành thử, loạn cõi thế nhân là điều khó tránh khỏi.

11. Chữ “Miếu” (miếu thờ): 
“Miếu” giản thể 
, bỏ mất chữ “triều”  (bái lễ) => "Miếu bất triều": vào miếu mà dẹp đi nghi thức bái lễ (nhằm ăn năn sám hối, mong tìm được sự thanh thản trong tâm).

Ngày nay tại TQ nhiều miếu mạo, chùa chiền chỉ còn là nơi "kinh doanh tâm linh", trở thành chỗ kiếm chác của kẻ phàm tục, quen thói làm càn.
-------------------------------------------------------------------------
(*): Lược dẫn từ khảo cứu đăng trên NTD (New Tang Dynasty, "Tân Đường triều", còn được gọi là "Tân Đường nhân")

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

N, HẬU QUẢ RA SAO? (*)

Sau khi Mao_Trạch_Đông thiết lập chế độ mới vào cuối năm 1949, văn tự truyền thống (dạng chỉnh thể) đã bị sửa đổi trở thành chữ giản thể. Lý do được đưa ra để giải thích, là chữ giản thể bỏ bớt nhiều nét so với chỉnh thể để dễ học hơn, nâng cao dân trí. Kỳ thực không hẳn như vậy, bởi vì ở Đài Loan cũng như ở nhiều cộng đồng người Hoa hải ngoại họ vẫn dùng chữ chỉnh thể (truyền thống) mà dân trí lại được nâng cao tốt hơn, xã hội (tại Đài Loan) văn minh và thịnh vượng.

Chữ chỉnh thể của người Hoa thuộc hệ thống văn tự biểu ý, mỗi ký tự được cấu trúc theo ý nghĩa (trong đó, có những chữ mang tính chất triết học). Khi chế độ Mao lập ra chữ giản thể là cũng mang "hậu ý", bởi vì NGÔN NGỮ TRỞ THÀNH CÔNG CỤ CỦA CHÁNH TRỊ.

Hiện nay, xã hội tại Hoa lục (Trung cộng) đang ngày càng suy thoái và trượt dốc trong quan niệm nhân sinh và nếp sống. Có nhiều nguyên nhân, trong đó ngôn ngữ - là chữ giản thể - lại "tiết lộ" cho thấy sự lệch lạc ra sao. Đây, đơn cử một số chữ.

1.“Thân” (người thân), theo chữ chỉnh thể: 
“Thân” giản thể 
, mất đi chữ “kiến”  => "Thân bất kiến": là người thân mà không cần gặp nhau.
Tình cảnh người cùng huyết thống, mà "bất kiến" lâu ngày, ắt dẫn đến sự nhợt nhạt tình cảm, sống vô tâm vô cảm.

2. “Sản” (sinh sản): 
“Sản” giản thể 
, mất chữ “sinh”  => "Sản bất sinh": đậu thai mà không sinh.
Việc phá thai tràn lan được cổ võ, nhằm quán triệt kế hoạch "mỗi gia đình chỉ được có 1 con".

3. “Hương” (thôn quê): 
“Hương” giản thể 
, mất chữ “lang”  (người trẻ) => "Hương vô lang": Quê nhà không có người trẻ.

Người trẻ ở thôn quê rất nhiều nơi trong cả nước được xác định là "cỗ máy lao động" cung cấp cho các thành phố. Hiện nay nơi thôn quê thường chỉ thấy người già yếu, trẻ con, người tàn tật.

4. “Ái” (yêu): 
“Ái” giản thể 
, mất chữ “tâm”  (trái tim) => "Ái vô tâm": Yêu không xuất phát từ trái tim.

Kẻ ham tiền, người háo sắc, hễ có lợi là trao thân. Thành thử tình yêu bị đánh mất sự kết nối thiêng liêng và trách nhiệm với nhau trong suốt cuộc đời.

5. “Miến” (mỳ): 
“Miến” giản thể 
, mất “bộ Mạch” (lúa mỳ) => "Miến vô mạch": Bột mỳ không làm từ lúa mạch.

Vậy, thử hỏi bột mỳ làm từ thứ gì? Tình trạng làm thực phẩm giả (trộn phoóc môn), làm gạo giả... đang phổ biến tại xã hội TQ! Đây là hệ quả trong quan niệm đánh mất tính chất tự nhiên của thực phẩm.

6. “Tiến” (tiến tới, bước tiếp): 
“Tiến” giản thể 
, mất đi chữ “giai”  (tốt đẹp) nhưng lại thêm vào chữ "tỉnh"  (cái giếng).
=> "Tiến bất giai": Cứ tiến tới, cứ bước tiếp mà không buộc phải hướng đến sự tốt đẹp, trở thành ếch ngồi đáy giếng cũng chẳng sao.

7. “Ứng” (đáp lời, tiếp nhận): 
“Ứng” giản thể 
, mất chữ “tâm”  => "Ứng vô tâm": Lời nói đáp lại nhưng không thành thật, nói lời lật lọng mà không biết ngượng.

Bởi vậy, trong xã hội TQ ngày nay "sự thành tín" ngày càng mai một, dường như đã trở thành một thứ gì đó xa xỉ không với tới.

8. Chữ “Thính” (lắng nghe): 
“Thính 
” (lắng nghe) ở dạng chính thể này gồm bộ “Nhĩ” (tai), bộ “Vương ” (vua), chữ “Thập ” (mười), chữ “Mục” (mắt), chữ “Nhất” và chữ “Tâm ”. Khi ghép các bộ này vào nhau, chúng ta hiểu được hàm ý mà người xưa muốn gửi gắm. Đó là:
Khi lắng nghe một ai đó, chúng ta phải khiến người ấy cảm thấy mình quan trọng như một vị vua (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục).
Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói (chữ Nhất, Tâm). Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn, mới biết cách thấu hiểu và trân trọng người khác.

NHƯNG, chữ “Thính” giản thể , bỏ mất chữ “nhĩ”  (tai) mà thay bằng bộ "khẩu ” (cái miệng) và bộ “cân ” (cái rìu)
=> "Thính thiếu nhĩ": Nghe mà thiếu mất tai, nghe của kẻ điếc, cũng không dùng "tâm" để lắng nghe như văn hóa truyền thống, mà nghe bằng cách đấu khẩu, dùng những lời búa rìu.

Thành thử trong xã hội TQ, đối thoại nhưng đánh mất sự lắng nghe, trở thành những cuộc đối thoại giữa những người điếc, mạnh ai nấy nói.

9. Chữ “Ưu” (ưu tú, xuất sắc): 
“Ưu” giản thể 
, đánh mất chữ  (cũng đọc là "ưu", ưu này nghĩa là lo lắng, ưu tư)

Ngày trước, muốn trở thành người ưu tú, xuất sắc thì không chỉ có tài năng mà cần phải biết lo lắng / quan tâm đến tha nhân (người khác). Xã hội TQ thời nay chỉ cần có tài khéo, bất kể đến nhân quần, vậy là đua nhau tung hô "ưu tú". Thành thử lợi it mà hại nhiều.

10. Chữ “Tân” (khách quý): 
“Tân” giản thể 
, thiếu chữ "bối " (vật quý) mà thay bằng chữ “binh”  (binh lính, binh khí).

Xưa kia khách đến nhà mang theo quà quý ("bảo bối"). Ngày nay khách tới nhà (bộ “Miên”  chỉ mái nhà) không đem quà mà đem binh khí tới. Bạo lực trở thành phương tiện để buộc chủ nhà phải tiếp khách. Thành thử, loạn cõi thế nhân là điều khó tránh khỏi.

11. Chữ “Miếu” (miếu thờ): 
“Miếu” giản thể 
, bỏ mất chữ “triều”  (bái lễ) => "Miếu bất triều": vào miếu mà dẹp đi nghi thức bái lễ (nhằm ăn năn sám hối, mong tìm được sự thanh thản trong tâm).

Ngày nay tại TQ nhiều miếu mạo, chùa chiền chỉ còn là nơi "kinh doanh tâm linh", trở thành chỗ kiếm chác của kẻ phàm tục, quen thói làm càn.
-------------------------------------------------------------------------
(*): Lược dẫn từ khảo cứu đăng trên NTD (New Tang Dynasty, "Tân Đường triều", còn được gọi là "Tân Đường nhân")

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt