ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

Linh mục Giuse Trần Ngọc Hữu

 Linh mục Giuse Trần Ngọc Hữu

-         Sinh ngày 20. 02. 1945

-         Tại Mỹ Yên, Nghi Lộc, Nghệ An.

-         Rửa tội ngày 23. 02. 1945, tại họ đạo Mỹ Yên, giáo phận Vinh.

-         Vào Tiểu Chủng viện Kon Tum ngày 28. 08. 1958.

-         Vào Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn ngày 01. 08. 1968.

-         Thụ phong Linh mục ngày 15. 06. 1975, tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.

Linh mục Giáo phận Phú Cường

-         Từ ngày 01. 07. 1975 đến ngày 09. 11. 1975: Phó xứ giáo xứ Búng.

-         Từ ngày 09. 11. 1975 đến ngày 12. 12. 1977: Chánh xứ giáo xứ Bình Sơn.

-         Từ ngày 12. 12. 1977 đến ngày 21. 02. 1994: Chánh xứ giáo xứ Dầu Tiếng.

-         Từ ngày 21. 02. 1994 đến tháng 07. 2008: Chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa.

-         Từ tháng 07. 2008  đến ngày 22. 10. 2023: Nghỉ hưu tại Nhà Chung và Nhà nghỉ dưỡng linh mục giáo phận Phú Cường.

-         Từ trần hồi 14h45 Chúa nhật, ngày 22. 10. 2023, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Hưởng thọ 78 tuổi và 48 năm Linh mục.

-         Mai táng tại nghĩa trang linh mục Giáo phận  Phú Cường (trong khu vực nghĩa trang của giáo xứ Bến Sắn).

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Chuyên khảo về người Công giáo họ Tân Qui - Tân Đông

 Monographie de Tân Qui – Tân Đông

(P. Tự)

I. Origine de la Chréstienté de Tân Qui

Thuở xưa họ Tân Qui là một phần đất hoang không ai ở thuộc về làng Bình Nhan Thượng, tỉnh Gia Định. Năm 1783, thời Đức cha Vêrô (Bá Đa Lộc) có một ít nhà đạo dòng ở Búng và Lái Thiêu tới khẩn đất và ở luôn đó, lần lần người có đạo các xứ tới thêm, nhứt là người ở Tân Qui, Rạch Bàng (thuộc về sở Xóm Chiếu bây giờ), gốc là người đạo dòng ở Huế vô ở đó. Mấy người nầy lên xuống buôn bán, thấy đất tốt, nên xin khẩn ở một xóm với nhau theo mé sông cái, thiên hạ kêu là xóm Tân Qui, thành tên Họ bây giờ.

Số bổn đạo thêm càng ngày càng nhiều, không có kẻ ngoại trở lại bao nhiêu, những người đạo dòng tới ở đông thành họ.

Từ ban sơ cho tới năm 1882, họ Tân Qui thuộc về sở Lái Thiêu, không có cha sở ở họ.

Năm 1880, Cha Lực (P. Azemar) làm cha sở Lái Thiêu, có cất một cái nhà thờ ngói, gần lộ Tân Qui (Gia Định) đôi khi người qua làm phước làm lễ. Chúa nhựt lễ cả, bổn đạo qua Lái Thiêu xem lễ. Đồng nhi nam nữ đi học tại Lái Thiêu.

Cha Henri Azémar (Lực)

Năm 1882, đời Đức cha Mỉ (Mgr. Colombert), cha Sanh (P. Colson) làm cha sở thứ nhứt họ Tân Qui, lúc ấy bổn đạo chừng hơn bốn trăm, cha Sanh dời nhà thờ ra mé sông cái, là nhà thờ còn bây giờ.

Từ đó cha Sanh mới lập trường học, ban đầu thì người dùng bổn đạo trong họ dạy, sau thì rước Nhà phước Thủ Thiêm dạy cho tới bây giờ.

II. Historique

Từ năm 1783, những người có đạo tới ở tại làng Bình Nhan Thượng (Tân Qui bây giờ), không có nhà thờ, thường qua Lái Thiêu mà xem lễ, xưng tội chịu lễ.

Đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức bắt đạo, thì bổn đạo Tân Qui ở yên, vì xa quan lại cũng bởi bổn đạo mỗi năm góp tiền chịu cho làng sở tại nên làng không cáo báo với quan.

Trong lúc bắt đạo các cha cũng hay tới làm phước làm lễ. Mỗi lần đến thì ở nhà bổn đạo, khi thì nhà nầy, khi thì nhà kia. Bổn đạo chí tình nuôi dưỡng giúp đỡ, lại có lòng sốt sắng mà lo việc bổn phận mình.

Bổn đạo ở yên cho tới năm 1859. Lúc ấy nhà nước Langsa chiếm cứ Nam Kỳ, nên kẻ ngoại tùng dịp ấy mà bắt bớ phá phách bổn đạo theo lịnh quan. Vậy bổn đạo phải bỏ xứ mà đi xuống ở Sài Gòn tị nạn hết ba năm. Kẻ ngoại ở lại phá vườn tược lấy của cải bổn đạo hết.

Năm 1862 yên giặc rồi thì bổn đạo trở về lần lần, làng trả đất lại cho mỗi chủ.

Bổn đạo thuở ấy nghèo nàn thiếu thốn mọi bề. Lúc ấy có ông Biện Đức (sau làm trùm họ Tân Qui) và ông Đẹp chung tiền mua một cái nhà tranh nhỏ để cho bổn đạo tựu đọc kinh, đó là nhà thờ thứ nhứt họ Tân Qui.

Năm 1866 cha Lực (P. Azemar), làm cha sở Lái Thiêu, cũng coi luôn họ Tân Qui.

Vào năm 1880, cha Lực bỏ cái nhà thờ nhỏ bổn đạo mua mà cất một cái nhà thờ ngói lớn gần lộ. Bổn đạo ai nấy đều đồng tâm hiệp lực với cha, kẻ  của người công, nên mau rồi.

Năm 1882, cha Sanh (P. Colson) làm cha sở thứ nhứt ở tại họ Tân Qui, người coi sóc họ chừng 18 năm (1882 – 1900). Trong mấy năm ấy thì người đã làm nhiều việc: trước hết người dời nhà thờ ra mé sông, nhà thờ còn bây giờ, người lập trường học, lập nhà mồ côi nuôi con nít kẻ ngoại.

Năm 1900, cha Sanh đổi đi họ khác, cha Tađêô Bùi Tri Phan thế 08 tháng (1900), cha Phaolô Nguyễn VănThạnh ở gần hai năm, cha Sanh trở lại chừng năm tháng (1902), cha Tôma Phạm Văn Nhựt gần chín tháng (1902 – 1903), cha Y ( P. Bozec) ở gần bảy năm (1903 – 1910). Trong mấy năm cha Y coi sóc họ thì người sửa nhà thờ và cất một cái nhà ở sạch sẽ cao ráo, nhà ấy còn bây giờ.

Cha Jean-Claude Bozec (Y)

Khi cha Bozec đổi đi nơi khác, thì cha Tự thế (1910).

Bổn đạo Tân Qui phần đông hơn thì nghèo, song có lòng rộng rãi mà giúp việc đạo tùy sức, khi phải sửa nhà thờ, làm nhà cha sở, hay là có lễ gì thì đồng tâm hiệp lực kẻ của người công mà phù trợ dọn dẹp thành việc.

Trong đời mấy cha coi sóc họ nầy cũng có gởi nhiều trẻ đi trường Latinh, song chưa có ai làm thầy cả, còn lại nhà trường bây giờ, một thầy tư và một thầy sáu, và sáu học trò.

Các nhà viện tu cũng có bổn đạo Tân Qui: Nhà dòng Cái Nhum có hai, Nhà phước mồ côi có tám, Nhà phước Chợ Quán có bốn, và Nhà phước Thủ Thiêm có bốn.

III. Etat Present

Bây giờ số bổn đạo Tân Qui lớn nhỏ là 918 người. Phần nhiều là những người sốt sắng, tử tế, cần chuyên giữ ngày Chúa nhựt, nghe giảng nghe dạy, năng xưng tội chịu lễ.

Bổn đạo có lòng tôn kính cách riêng Rất Thánh Trái Tim Đ C G, Đức Chúa Bà và ông Thánh Giude, nhiều người đua nhau tới nhà thờ mỗi ngày mà làm việc tôn kính chung cùng nhau.

Gần hết mỗi nhà đều lần hột chuỗi 50 hằng ngày. Có hơn 250 người vào hội Môi khôi.

Việc giúp các đẳng, bổn đạo cũng hay xin lễ Misa, mà nhứt là có hội các đẳng, là nhiều người chung tiền cùng nhau mà xin lễ Misa mỗi tháng một lễ.

Có hai trường học nam và nữ. Học trò hết thảy chừng 130. Trong trường dạy chữ quấc ngữ, kinh phần, sấm truyền cũ, mới và phép toán. Bổn đạo chịu tiền trả cho thầy dạy.

Mỗi ngày Chúa nhựt trước khi làm phép lành thì đồng nhi nam nữ đã xưng tội rước lễ rồi, đều tựu tới nhà thờ mà nghe dạy sách phần, nhiều người lớn tuổi cũng hiệp cùng đồng nhi mà nghe.

Rửa tội cho con nít trẻ ngoại không đặng bao nhiêu, vì hễ khi kẻ ngoại cho, thì đem qua nhà mồ côi Lái Thiêu hết.

Có đôi ba người làm thuốc hay đi chỗ nọ chỗ kia cũng rửa tội đặng một ít mỗi năm.

Đôi khi cũng có kẻ ngoại đem con mình mà cho người có đạo, thì bổn đạo vui lòng nuôi dưỡng dạy dỗ như con mình.

Mỗi năm cũng có một ít người ngoại xin giữ đạo, thường là kẻ quen biết người có đạo hay là kẻ giúp việc người có đạo. Cha coi sóc họ dạy chầu nhưng ấy.

Nhà thờ và trường học cha Sanh lập bây giờ cũng còn, song cũng hư ít nhiều, mỗi năm cũng phải tu bổ lại. Nhà ở cha Y mới cất còn chắc tốt.

Điền thổ của họ không bao nhiêu, đất cất nhà thờ là đất bổn đạo dưng, một phần đất khác cũng của một người bổn đạo dưng, mà xin làm một lễ mỗi năm, đất nầy cho bổn đạo mướn.

Huê lợi mỗi năm không đủ mà xuất dụng trong họ, song nhờ lòng rộng rãi bổn đạo phụ giúp thì không thiếu bao nhiêu.

Có một sở đất khác thuộc về Mission, nguyên là đất vua Gia Long dâng cho Đức cha Vêrô khi người ở Lái Thiêu. Huê lợi về Mission (Hội Thừa sai Paris).

--------------------

Origine de la Chréstienté de Tân Đông

Họ Tân Đông là kẻ ngoại trở lại mà thành họ.

Số là năm 1864, có ông Phủ Ca là người đạo mới ở Hóc Môn, đến tại làng Tân Đông khuyên bảo làng trở lại, thì phần nhiều trong hương chức ưng chịu, nên đã dưng đình, miếu để làm nhà thờ. Quan Phủ nầy tính việc lập họ mớivới cha Lý (P. Galy) ở An Nhơn khi ấy.

Cha Lý xin thầy Dư (cha Dư bây giờ) đến dạy chầu nhưng đó trước hết, sau có thầy Bình (cha Bình bây giờ).

Những người chầu nhưng trước hết đã chịu phép rửa tội tại An Nhơn. Qua năm 1866, thầy Bình đã lấy những đình, miễu làng dưng mà cất nhà thờ thứ nhứt tại Tân Đông.

Số kẻ trở lại đạo khi ấy chừng 150. Họ nầy không có cha sở ở, thường khi thì thuộc về sở Hóc Môn, An Nhơn, khi thì thuộc về Bà Điểm, Tân Qui.

Năm 1880, khi cha Điều làm cha sở Hóc Môn thì nhà thờ cũ Tân Đông đó hư, nên người cất một cái nhà thờ khác, khi ấy Phủ Ca gồm chịu mọi đều tổn phí mà lập nhà thờ, bây giờ cũng còn nhà thờ nầy, song đã hư nhiều.

Khi Phủ Ca bị quân loạn giết năm 1885 thì nhiều người bỏ đạo lần lần, tưởng là phô kẻ ấy chẳng có ý ngay lành mà giữ đạo, song về cậy thế thần mà thôi.

Bây giờ số bổn đạo còn hơn 90, thuộc về sở Tân Qui. Bổn đạo nghèo vì không có bề làm ăn.

Về sự giữ đạo thì cũng thậm thường, phần nhiều người lớn không có đức tin bao nhiêu.

Đất cất nhà thờ, là đất Phủ Ca mua dưng, không có huê lợi.

Không có trường học, đồng nhi đi học và nghe dạy tại Tân Qui.

Nguồn: “Sưu tập các Họ đạo cổ xưa Sài Gòn”, của Lêô Nguyễn Văn Quí.

CÁC LINH MỤC PHỤC VỤ HỌ TÂN QUI

Từ năm 1882 cho đến năm 1945

Stt

Họ và tên

Năm sinh

Năm Lm

Qua đời

Thời gian phục vụ

1

Colson, Nicolas-Émile  (Sanh)

18.11.1846

25.05.1872

19.07.1913

1882 – tháng 02. 1900

2

Tađêô Bùi Tri Phan

1863

10.03.1894

04.12.1932

03.03.1900 – 10.12.1900

3

Phaolô Nguyễn Văn Thạnh

1859

1887

01.01.1925

Tháng 12. 1900 – 1902

4

Colson, Nicolas-Émile  (Sanh)

18.11.1846

25.05.1872

19.07.1913

1902 (05 tháng)

5

Tôma Phạm Văn Nhựt

1871

1901

 

1902 – 1903 (09 tháng)

6

Jean-Claude Bozec (Y)

13.04.1875

24.06.1900

27.02.1916

1903 - 1910

7

Phêrô Lê Quang Tự

1865

1895

29.09.1949

Năm 1910 – tháng 03.1930

8

Anrê Nguyễn Văn Diên

1881

08.03.1913

14.10.1953

Tháng 03. 1930 – tháng 02. 1938

9

Gioan.B Nguyễn Phụng Dưỡng

11.10.1902

25.05.1929

21.05.1940

Tháng 06.1938 – tháng 05. 1940

10

Phaolô Lê Quang Mười

1897

03.04.1926

29.01.1980

Tháng 07. 1940 -

 Các Linh mục và Tu sĩ gốc họ Tân Qui

Stt

Họ và tên

Năm sinh

Năm Lm

Qua đời

Ghi chú

1

Phaolô Nguyễn Chánh Tâm (Muôn)

1883

20.09.1913

02.02.1925

Theo báo Nam Kỳ Địa Phận

2

Luca Nguyễn Văn sách

1881

05.03.1916

12.05.1963

Theo báo Nam Kỳ Địa Phận

3

Giuse Lương Qui Thiên

1891

16.09.1921

 

Theo báo Nam Kỳ Địa Phận

4

P.x Trần Công Mưu

1894

22.12.1923

29.01.1945

Theo báo Nam Kỳ Địa Phận

5

Tôma Lương Minh Ký

1898

18.09.1926

 

Theo báo Nam Kỳ Địa Phận

6

Tôma Nguyễn Văn Thạnh

1907

17.03.1934

 

Theo báo Nam Kỳ Địa Phận

7

Phaolô Nguyễn Minh Chiếu

1909

1937

1990

Theo báo Nam Kỳ Địa Phận

Tu sĩ gốc Tân Qui

1

Anna Phước - Sophie

1894

 

23.02.1930

Nhà Trắng Sài Gòn

2

Anê Hàng - Eulelia

1889

 

30.01.1932

Nhà Trắng Sài Gòn

3

Maria Đặng Thị Hiếu

20.07.1899

 

08.12.1933

Nhà Trắng Sài Gòn

4

Lucia Lương Thị Dinh

1856

 

10.09.1934

MTG Thủ Thiêm

5

Inê Ràng

1913

Khấn 1934

08.11.1940

MTG Thủ Thiêm

Lưu ý: Danh sách Linh mục và Tu sĩ sưu tập trên báo Nam Kỳ Địa Phận.

. Một người cháu của cha Tôma Lê Văn Hiếu sưu tập và gởi đăng.