ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Theo Đạo vì phép lạ: "Nô lệ quyền năng" Đức Tin đích thực nằm ở tự do trong yêu thương!

THEO ĐẠO (bất cứ đạo nào) VÌ PHÉP LẠ: "NÔ LỆ QUYỀN NĂNG"

ĐỨC TIN ĐÍCH THỰC NẰM Ở TỰ DO TRONG YÊU THƯƠNG!

*&*

Agnes thành La Mã (Agnes of Rome) sinh năm 291, tạ thế năm 304 khi mới là thiếu nữ 13 tuổi. Rất trẻ, mà đã phải chịu án tử hình tử vì đạo vào ngày 21 tháng 1 năm 304 (dưới thời Hoàng đế La Mã Diocletian). Agnes được tôn kính như một vị thánh trong Giáo hội Công giáo hoàn vũ, Giáo hội Chính thống giáo, Anh giáo...

Người ta không được biết rõ quí danh của thánh nữ. Tên AGNES được đặt cho thánh nữ - đây là một cái tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Ἁγνή (Hagnḗ), CÓ NGHĨA LÀ "KHIẾT TỊNH" ("tinh khiết", "thánh thiện").

*&*

Dù chỉ mới 12-13 tuổi, thiếu nữ Agnes ngoài nét đẹp thanh tú còn có một sự thông minh lạ lùng, cô truyền giảng Lời Hằng Sống cho nhiều bà mệnh phụ quí tộc và khuyên họ đón nhận Chúa Jesus Christ thay vì dựa vào các thần linh La Mã.

Thấy vậy, quan tổng trấn Sempronius ra lịnh truyền bắt Agnes, và hăm dọa đẩy Agnes vào lầu xanh nếu không chịu từ bỏ đạo Chúa!

Lời đe dọa như vậy, đối với một thiếu nữ, là quá thô lỗ, sống sượng và đáng sợ!

Agnes nhứt định không tuân theo lời tổng trấn. Agnes bị lột trần truồng, chỉ khoác tấm vải mỏng trên người, và bị dẫn đi qua các đường phố dẫn đến chốn lầu xanh.

*&*

Bắt đầu xuất hiện những dấu chỉ của quyền năng siêu nhiên. Những gã đàn ông định giở trò dâm dục với nàng thiếu nữ Agnes đều bị lòa mắt ngay lập tức. Con trai của tổng trấn đã gục chết trước khi kịp cưỡng đoạt Agnes!

Tổng trấn lồng lộn tức giận, cho rằng Agnes mưu sát - lúc bấy giờ, Agnes bình thản đáp lại rằng có một thiên sứ đã hiện ra trừng phạt. Tổng trấn Sempronius hoài nghi, cười nhạo, ông ta nói nếu quả thực có thiên sứ thì hãy làm cho con trai ông sống lại.

Agnes cầu nguyện. Ngay trước mắt tổng trấn, sau đó, con trai ông ta hồi sinh. Sempronius sửng sốt, người dân thành La Mã loan truyền sự kiện lạ lùng này.

*&*

Người dân thành La Mã xôn xao, tìm hiểu "đạo Chúa Jesus", trong đó nhiều người đã xin theo đạo.

Tuy nhiên, những kẻ lo sợ cho quyền thế của họ sẽ bị lung lay - một khi người dân theo "ông Jesus người Do Thái" - đã tụ hội lại. Bọn họ hò la, gây áp lực với tổng trấn: "Xin Ngài giết con bé khốn nạn đó đi, bởi nó dám đem trò quỉ thuật lừa dối mọi người".

Sempronius tuyên án tử hình. Agnes bị đưa lên giàn hỏa thiêu. Nhưng đốt mãi mà ngọn lửa không bén vào người Agnes, do đó một viên sĩ quan đã vung gươm hành hình một thiếu nữ trung kiên tử vì Đạo.

*&*

Trong việc tử hình Thánh nữ Agnes, có sự hùa theo của không ít người dân thành La Mã mà trong số đó, đáng lưu ý, là trước đó họ "xin theo Đạo".

Thấy gì? Đây cũng gợi suy niệm về TÂM THỨC TÔN GIÁO nói chung (dành cho cả quí bạn nào ngoài Ki-tô giáo).

1/ Dựa vào "phép lạ", "tiếng nói lạ"... (những quyền năng siêu nhiên) mà tin vào tôn giáo: đây gọi là niềm tin chịu áp lực bởi quyền năng siêu nhiên. Là NÔ LỆ QUYỀN NĂNG.

Niềm tin bởi áp lực như thế thì KHÔNG bao giờ bền vững. Ngày trước tung hô, ngày sau quay lưng.

2/ Đức Tin tôn giáo thực thụ, trưởng thành?

Hãy cùng nhau hiểu rằng đó là Đức Tin thoát khỏi mọi sự nô lệ (gồm cả nô lệ quyền năng; mà nô lệ quyền năng kỳ thực cũng lại là một dạng thức của NÔ LỆ TỘI LỖI);

là đón nhận Đức Tin trong cảm thức tự do, được nuôi dưỡng bởi TÌNH YÊU THƯƠNG ./.

Ngày 21 tháng 1, Lễ Thánh nữ tử đạo A-NÊ (AGNES).

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

--------------------------------------------------


Thánh nữ Agnes

Tượng thánh nữ Agnes tại Pantheon (Rome)

Thánh nữ Agnes (tranh của Domenichino)

Thánh nữ Agnes (tranh của Guarino)

Thánh nữ Agnes (tranh của Massimo Stanzione)

 

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Ngụy biện của trường phái "Cuồng phiên âm"!

 Để thêm hiểu & yêu TIẾNG VIỆT...

NGỤY BIỆN CỦA TRƯỜNG PHÁI "CUỒNG PHIÊN ÂM"!

Gọi "cuồng phiên âm" tức là đã đẩy phiên âm - một hiện tượng ngôn ngữ bình thường - đi quá xa, tới mức dị hợm khiến cho tiếng Việt hệt như tiếng "nước lạ" nào đó hoặc hệt như người "cõi trên"... Tắt một lời, "cuồng phiên âm" phá rối tiếng Việt.

&1&

Trước hết, phải nói ngay, phiên âm là một hiện tượng hết sức bình thường trong mọi ngôn ngữ. Và các dân tộc đều có những cách phát âm khác nhau tới mức ... phiên âm không tài nào chính xác được ráo trọi.

Người Tàu do dùng hệ thống ký tự biểu ý nên khi đọc những ngôn ngữ ghi bằng ký tự biểu âm Latin, họ buộc phải phiên âm: chẳng hạn tên cầu thủ "Beckham", người Tàu ghi tên cầu thủ bằng Hán tự: (đọc mài mại... "Pậy-cưa Khan-mủ).

Người Nhựt Bổn họ không có âm /v/, thành thử khi phiên âm hai chữ "Việt Nam" họ viết thành "Beto Namu" (ベトナム), đọc lên nghe không giống cho lắm, nhưng... người Nhựt phiên âm là để cho chính họ đọc kia mà, có sao đâu!

Người Việt cũng rứa, khi đụng phải nhiều ngôn ngữ bên phương Tây họ phát âm: /æ/; /∫/; /t∫/ ; /θ/... thì bó tay, phiên âm cho có cái gọi là "phiên âm" thôi, không tài nào đúng hết.

Mà ngay cả những chữ phát âm không quá khó, như "titre" phiên âm thành "tít", "chambre" phiên âm thành "săm", mấy âm này phát có "rờ" nhẹ phía sau của tiếng Pháp, phiên âm tiếng Việt bỏ hết ráo; rồi "enveloppe" khi phiên âm qua tiếng Việt bỏ luôn vần đầu "en", bỏ luôn "pờ" nhẹ phía sau, chỉ còn gọi là "lốp"! Chữ "savon" đọc thành "xà bông": /von/ với /bông/ khác nhau NHƯNG... không chết ông tây nào hết, vì cần nhớ rằng: người Việt phiên âm là để cho người Việt mình đọc xuôi miệng.

&2&

Mời quí bạn đọc đoạn sau (tôi chép lại từ trên mạng): "Nhật gọi Việt Nam là Bê tô Na mự, Trung Quốc gọi Bec-kham là Pậy-cưa Khan-mủ, thì các anh cũng bảo họ (phiên âm) là ngu si dốt nát à?", để từ đó dẫn tới lập luận khệnh khạng: "Các anh phải hiểu rằng việc phiên âm là rất cần thiết", phiên âm là "cách phát âm đã Việt hóa", "lấy tiếng Việt làm gốc đi".

Lập luận dẫn trên khá tiêu biểu của phái mà tôi gọi là "cuồng phiên âm". Như tôi đã dẫn giải ở &1&, phiên âm là một hiện tượng BÌNH THƯỜNG trong mọi ngôn ngữ, nhưng từ sự bình thường mà đồng nhứt với "rất cần thiết" là đánh tráo khái niệm! Càng trật hơn khi đánh đồng việc phiên âm là "Việt hóa".

Xin phân tích:

2.1/ Căn bản của mọi thứ phiên âm (cho người Việt đọc) là phải theo ĐÚNG với cách phát âm và phép viết chánh tả của TIẾNG VIỆT.

Xin được nhắc lại: trong phần lớn phiên âm là không tài nào đúng so với nguyên ngữ được hết; do đó không đặt vấn đề phiên âm đúng/sai so với nguyên ngữ. NHƯNG, nên nhớ phiên âm là để cho người Việt đọc, thành thử phiên âm buộc phải ĐÚNG VỚI TIẾNG VIỆT (đúng với cách phát âm và chánh tả của tiếng Việt).

2.2/ Mời đọc tỉ dụ sau (đọc trên các báo, các trang mạng):

(a) Phê-rô, Phao-lô, Mát-thêu, Gioan Bao-ti-xi-ta, Oa-sinh-tơn, Các Mác, Lê-nin, Đi-mi-tơ-rốp, ca sĩ Lây-đi Ga-ga, Ki-li-ơ Mi-nô-guy...

(b) Ô-xtrây-li-a, Mát-xcơ-va, ca sĩ Rát-xcan, nhà văn Se-rơ-nhi-áp-xki...

Dãy tỉ dụ (a), dù trong đó có những chữ đọc thấy ngồ ngộ, nhưng đều là phiên âm theo đúng chánh tả/phát âm của tiếng Việt.

Còn dãy tỉ dụ (b) là ... người "cõi trên" phiên âm tiếng Việt! Tại sao nói vậy? Chánh tả/phát âm trong TIẾNG VIỆT (nhấn mạnh: không phải chánh tả của tiếng nước ngoài) KHÔNG có sự kết hợp hai phụ âm đi liền kiểu như "xc" (trong "xcơ", "xcan"), "xk" (trong "xki"), "xt" (trong "xtrây")!

Muốn phiên âm cho đúng chánh tả tiếng Việt, coi đi, phải là: "Mát-xơ-cơ-va", "Ô-xơ-trây-li-a"; hoặc bỏ quách âm "gió" (/s/) chỉ ghi: "Mát-cơ-va", "Ô-trây-li-a". Đó, mấy vị phiên âm "Các Mác" từ Karl Marx, mấy vị đâu cần ghi âm cuốn lưỡi /l/, ghi âm gió /x/ làm gì cho nó rườm rà.

Viết sai lè lè, không khớp với cách phát âm/chánh tả của tiếng Việt, như "Mát-XCơ-va", "Ô-XTrây-li-a", mà vẫn không chịu sửa, mà đòi vỗ ngực như vậy là "Việt hóa" thì tội nghiệp cho tiếng Việt lắm!

Đòi "lấy tiếng Việt làm gốc" theo kiểu viết xcơ, xtrây, xcan, xki... thì phá gốc rồi còn gì!

&3&

Phiên âm là cố gắng đọc mài mại, hao hao so với nguyên ngữ (nhắc lại: đa phần phiên âm không thể đúng/chính xác so với cách phát âm của nguyên ngữ tiếng nước ngoài). "Săm" là phiên âm từ "chambre", "lốp" là phiên âm và đọc rút gọn từ "enveloppe" - chỉ là được ghi ra bằng chữ Việt mà thôi. Nhưng, tôi nhấn mạnh, đó không phải là "Việt hóa"!

Thay vì ghi "săm" xe, "lốp" xe (săm, lốp là phiên âm) => chúng ta ghi "ruột" xe, "vỏ" xe (theo cách của người trong Nam gọi) - những chữ như "ruột", "vỏ" thì mới thuần tiếng Việt!

Tỉ dụ khác, cho rõ. Chẳng hạn, quốc gia mang tên "Turkey", nếu PHIÊN ÂM thì có thể ghi là "Tơ-ki", "Tơ-e-rơ-ki"...; hoàn toàn KHÁC với cách gọi "Thổ Nhĩ Kỳ" - đây mới đúng là VIỆT HÓA!

Tới giờ này nhiều người vẫn còn lẫn lộn khi nói "Turkey" được phiên âm (?) thành "Thổ Nhĩ Kỳ", "Portugal" phiên âm (?) thành "Bồ Đào Nha", "Australia" (?) phiên âm thành "Úc", "Russia" (?) phiên âm thành "Nga" .. Coi đi, đọc khác nhau xa lắc xa lơ, không hao hao gần gũi, bắn đại bác còn chưa tới, làm gì có phiên âm ở đây?

Hết thảy cách gọi như "Bồ Đào Nha", "Úc", "Nga", "Thổ Nhĩ Kỳ"... mới là Việt hóa đó đa!

(Các tiền bối chúng ta đã áp dụng "nguyên tắc mượn cầu nối Hán tự" để chuyển ngữ Việt hóa. Sẵn nói luôn: nguyên tắc "mượn cầu nối từ một văn tự khác" là qui luật phổ biến trên thế giới, chẳng hạn Anh, Pháp, Đức họ mượn "cầu nối chữ gốc từ tiếng Latin" để bản địa hóa gọi là Anh hóa, Pháp hóa, Đức hóa) ./.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

CHỌN MÚI GIỜ NÀO LÀ CÓ LIÊN QUAN TỚI "ĐỘC TÔN CHÁNH TRỊ" hoặc vì mục đích phục vụ "QUỐC KẾ DÂN SINH"!

 Tưởng "không có gì" mà lại có chuyện để hiểu cho tỏ tường:

CHỌN MÚI GIỜ NÀO LÀ CÓ LIÊN QUAN TỚI "ĐỘC TÔN CHÁNH TRỊ" hoặc vì mục đích phục vụ "QUỐC KẾ DÂN SINH"!

Những ai sống vào buổi giao thời sau tháng 4 năm 1975, ắt còn nhớ bấy giờ xài cùng lúc "giờ Sài Gòn" và "giờ Hà Nội". Mấy giờ rồi? "6g". Ủa, 6g sao tối vậy? "6g, giờ Hà Nội. Còn giờ Sài Gòn là 7g". Ừa há! 7g nên trời tối, đúng rồi đa.

Ở Miền Nam VN (từ Quảng Trị cho tới Cà Mau) trước năm 1975 dùng múi giờ GMT+8, khác với miền Bắc dùng múi giờ GMT+7 (hiện nay cả nước dùng múi giờ này GMT+7).

Quí bạn cần biết, rằng các nhà khoa học chỉ vẽ ra các múi giờ ("múi giờ địa lý") mà thôi; còn chọn múi nào thì tùy vào giới cầm quyền sở tại quyết định ("múi giờ pháp định")!

1/ Việc phân chia "múi giờ địa lý" - nói nào ngay - thuộc về qui ước, không có những kinh tuyến nào chình ình hiện lên trái đất ráo trọi, mà hết thảy đều là "đường ranh giới tưởng tượng" - theo đó trái đất được chia thành 24 múi giờ (một ngày có 24g).

2/ Dù cho bản đồ vẽ rõ rành 24 cột "múi giờ địa lý", nhưng việc chọn những múi nào làm "múi giờ pháp định" là quyết định của mỗi quốc gia!

2a) Như bên Tàu, cả nước rộng rinh nhưng chế độ cầm quyền buộc chỉ dùng một múi giờ là múi giờ địa lý của thủ đô Bắc Kinh, khiến cho có nơi trời nửa đêm, khoảng 2g còn tối thui mà vẫn được gọi là "buổi sáng" vì dựa vào giờ Bắc Kinh đang là 7g sáng! Ta nói "múi giờ pháp định" của chế độ bên Tàu mắc dịch vậy đó.

Ở đây (nước Tàu), "múi giờ pháp định" nhằm thể hiện sự độc tôn quyền lực (gọi là "thống nhứt" trong cả nước, cho dù bất hợp lý đến đâu đi nữa).

2b) Trong khi đó bên Mỹ thì không bắt cả nước phải chỉ dùng một múi giờ duy nhứt. Mà sử dụng "4 múi giờ pháp định", gồm: Múi giờ miền Đông (Eastern; thủ đô Washington nằm trong múi giờ này), Múi giờ miền Trung (Central), Múi giờ miền núi (Mountain) và Múi giờ vùng dọc Thái Bình Dương (Pacific; tiểu bang Cali nằm trong múi giờ này).

Thấy gì ở đây?

Nước Mỹ trải rộng qua 9 "múi giờ địa lý" nhưng chỉ áp dụng 4 múi mà thôi. Nghĩa là có những tiểu bang nếu xét về "múi giờ địa lý" thì chênh lệch 1 giờ (sớm hơn, hoặc muộn hơn) so với "múi giờ pháp định" của khu vực mà tiểu bang đó áp dụng. Không xài đúng "múi giờ địa lý" có sao không? KHÔNG, không sao hết trơn hết trọi.

2c) Hệ trọng, nơi việc lựa chọn "múi giờ pháp định", là có sự cân nhắc đến quốc kế dân sinh.

Như bên Bangkok thuộc về múi giờ GMT+7, nhưng họ đang bàn tính chuyển sang chọn múi giờ GMT+8 (cách nhau 1g) làm "múi giờ pháp định" để thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế.

Theo họ, vì các trung tâm kinh tế khu vực đều nằm trong múi GMT+8 (cột dọc), như Hương Cảng, Đài Loan, Tân Gia Ba (Singapore), Kualar Lumpur (Mã Lai)... nên chuyển đổi múi giờ trùng với những nước này sẽ nhịp nhàng với việc mở/đóng thị trường chứng khoán, việc giao dịch làm ăn này kia.

Múi giờ GMT+8, nhắc lại, cũng chính là "múi giờ pháp định" mà chánh quyền Sài Gòn hồi trước năm 1975 lựa chọn. Chọn múi GMT+8 là thuộc về kế sách phát triển kinh tế cho mai hậu (chung múi giờ với những vùng phát triển là Tân Gia Ba, Hương Cảng, Đài Loan).

* THAY LỜI KẾT:

Nói nào ngay, không có ... thượng đế nào bắt phải chọn múi giờ răm rắp theo giới khoa học kinh tuyến vẽ ra hết trơn (múi giờ địa lý). Như Mỹ chọn 4 múi giờ "pháp định", Tàu chọn 1 múi (dù bản đồ cho thấy Tàu trải qua 5 múi giờ lận)...

"Múi giờ pháp định" HỢP LÝ khi nào? Không buộc phải trùng với "múi giờ địa lý", mà được phép sớm / chậm hơn 1g so với múi giờ địa lý! Như một số tiểu bang bên Mỹ (chẳng khác nào là những tiểu quốc, chấp nhận gia nhập vào Hợp chúng quốc Mỹ).

(còn chênh lệch tới 5g, như "múi giờ pháp định" Bắc Kinh áp dụng cho toàn nước Tàu thì quá đỗi bất hợp lý!)

Ngay ở VN, theo dòng lịch sử, đây nói tắt:

Trong thời Pháp thuộc ban đầu chọn GMT+7 => rồi sau chuyển qua GMT+8 => tới khi phân đôi đất nước: miền Nam chọn GMT+8, miền Bắc chọn GMT+7.

Tức là, việc chọn "múi giờ pháp định" nếu sai biệt 1g đồng hồ so với "múi giờ địa lý" - như thượng dẫn trong bài - là điều bình thường, vẫn thường xảy ra nơi các quốc gia, theo dòng lịch sử.

Cốt yếu là việc chọn "múi giờ pháp định" có liên quan tới tầm nhìn chánh trị ra sao, sáng suốt hay chậm đụt... ./.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt



 

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

Sổ các Linh mục Địa phận Nam Vang

 SỔ CÁC LINH MỤC TÂY NAM NĂM 1940

Địa phận Nam Vang

-----------------------

Mgr CHABALIER Jean-Baptiste, Giám mục Pharanitano

cùng thay mặt Đức Giáo Tông

(1887 – 1913 – 1937)

-----------------------

Stt

Quí danh

 

Sở

Sinh ra

Qua Cao Mên

Vicaires Délégués

1

Blondet, Alphongse

Ba Nam

1870

1895

2

Quỉmbrot , Yves-Louis

Cần Thơ

1881

1904

Provicaire

1

Raballand , Gustave

Cù-lao-giêng

1901

1925

SỔ CÁC CHA TÂY

1

Chouffot, Léon-Jules-Joseph

Nhà trường, Cù lao giêng

1869

1892

2

Arvieu, Bernard

Kampot

1868

1896

3

Thieux, Auguste-Eloi

Prêk Trêng, (p. Tă.-Mau)

1873

1897

4

David , Pierre-Marie-Joseph

Chhlông

1876

1899

5

Gatalet, Paul- Pierre

Battambâng

1876

1899

6

Keller, Charles

Sốc Trăng

1876

1900

7

Merdrignac, Jean-M. Toussaint

Đất Hứa, (Hà tiên)

1875

1900

8

Dalle, Emile-Henri

Rạch Giá

1879

1903

9

Haloux, Prosper-Joseph

Sacré-Cour, Phnôm pênh

1881

1905

10

Prallet, Francois-Joseph

Nhà trường (Cù lao giêng)

1882

1906

11

Collot, Henri-Louis

Năng Gù (Long Xuyên)

1882

1909

12

Guesdon, Pierre-Marie,Joseph

Kongpong-Cham

1885

1911

13

Girodet, Joseph-Henri

Cái Trầu (Long Mỹ)

1896

1923

14

Béquet, Abel

Phnôm Pênh

1897

1924

15

Poisnel, Albert

Svay-rieng

1894

1926

16

Leroux, Michel

krâuchmâr

1905

1929

17

Armange, Germain-Eugène

Chomnom (Mongkolborey)

1903

1931

18

Tallin, Georges-Gabriel

Russeykeo (Phnôm-pénh)

1910

1933

19

Machon- Joseph

Phnôm- Pénh

1908

1934

20

Hans, René

Nhà trường (Cù lao gien)

1910

1936

21

Vulliez , Joseph

Nhà giảng (Phnôm-pénh)

1912

1936

22

Landreau, Albert

 

1911

1937

 

SỔ CÁC CHA BỔN QUỐC

Stt

Tên Thánh – Tên Tộc

Sở

Sinh ra

Chịu chức

1

Phaolồ Nguyễn Văn Vang

Phnôm - Pénh

1863

1890

2

Phaolồ Trần Công Sanh

Cái Đôi (Long Xuyên)

1864

1891

3

Giacôbê Lê Công Đồng

Takeo

1866

1895

4

Micae Lê Văn Hành

Nhà trường (Cù Lao gien)

1863

1897

5

Gioan. B Nguyễn Tề Nhường

Kompong, Trabec

1866

1897

6

Phêrô Lê Huỳnh Tiền

Cái Hưu, (Bặc liêu)

1866

1897

7

Phaolồ Nguyễn Long Vân

Cù Lao Gien

1866

1897

8

Antôn Đinh Ngọc Sỏi

Cù Lao Tây (Tân Châu)

1865

1898

9

Phêrô Nguyễn Kinh Việt

Hưng Hội (Bặc Liêu)

1866

1901

10

Anrê Nguyễn Phước Thông

Khsắch Puy (Battambang)

1870

1901

11

Bênađô Trần Công Nên

Bến Siêu (Tân Châu)

1870

1903

12

Phêrô Trương Minh Sở

Ba Nam

1872

1904

13

Phanxicô Lê Tri Chí

Vĩnh Phước (Ba Nam)

1874

1905

14

Anrê Nguyễn Hiếu Vạn

 

1873

1906

15

Giuse Lê Tú Tài

Cái Nhum (Long Mỹ)

1875

1907

16

Giuse Bùi Công Trường

Vĩnh Lợi (Banam)

1874

1907

17

Phêrô Nguyễn Thanh Minh

Vạn Lịch (Koki)

1878

1910

18

Phanxicô. X Huỳnh Công Triệu

Sadec

1878

1910

19

Phêrô Lê Tường Chư

Krakor

1881

1911

20

Phêrô Lê Vinh Vang

Ta Om (Kralanh)

1881

1911

21

Antôn Nguyễn Long Phi

Chrui Châng War

1882

1911

22

Antôn Trương Chánh Sĩ

Rạch Sâu (Cù Lao Gien)

1882

1913

23

Phêrô Cao Phước Nhan

Vị Thanh (Rạch Giá)

1882

1913

24

Phaolồ Trần Minh Kính

Meất KrasaV(P. Pénh)

1885

1913

25

Carôlô Nguyễn Ngọc Tỏ

Tân Phú par Long Mỹ

1883

1914

26

Giuse Nguyễn Lộc Muôn

Chà Và (Cù Lao Gien)

1885

1914

27

Ignatiô Trần Kim Mễn

Phlou trey (Tức léang)

1884

1914

28

Giuse Nguyễn Phước Vàng

Chắc Cà Đao (Long Xuyên)

1879

1915

29

Phêrô Đặng Kim Thập

Trà Đư (Tân Châu)

1888

1917

30

Giona B Phạm Bia Vàng

Lương Hòa (Long Mỹ)

1886

1917

31

Phêrô Nguyễn Phước Còn

Thị Đam (Châu Đốc)

1888

1917

32

Gioan Kim Khẩu Chế Thanh Trí

Kâ Hô (Kompong Chhnâng

1888

1917

33

Antôn Nguyễn Kim Núi

Trà Lồng (Long Mỹ)

1883

1918

34

Phêrô Trần Linh Mầu

 

1887

1919

35

Phanxicô Nguyễn Thanh Bổn

Bò Ót (Long Xuyên)

1888

1920

36

Phêrô Nguyễn Thanh Đàng

Cái Côn (Phụng Hiệp)

1891

1921

37

Gioan B Hồ Thanh Biên

Sa Keo (Thạnh Trị)

1890

1921

38

Antôn Nguyễn Thanh Quản

Trà Cú (Long Mỹ)

1885

1922

39

Phêrô Đỗ Hiển Kính

Benghi (Châu Đốc)

1889

1923

40

Phêrô Phan Thanh Hóa

Hòa Hưng (Rạch giá)

1894

1923

41

Phêrô Nguyễn Tấn Đức

Thới Lai (Ô Môn)

1893

1923

42

Alphongsô Nguyễn Thiên Tứ

Hòa Thành (Gia Ray)

1894

1923

43

Phaolồ Huỳnh Tấn Hoàng

Bến Dinh (Tân Châu)

1896

1924

44

Phaolồ Nguyễn Phước Rơi

Bãi Giá (Sóc Trăng)

1896

1924

45

Phanxicô Trương Bửu Diệp

Tắc Sậy (Phong Thạnh)

1896

1924

46

Phêrô Mai Thành Đỏ

Sadec

1896

1925

47

Phêrô Trần Minh Ký

Bặc Liêu

1895

1926

48

Gioan B Võ Hiền Sư

Phụng Tường (Phụng Hiệp)

1897

1926

49

Carôlô Nguyễn Minh Trí

Bưng Krăng (Pursat)

1895

1926

50

Phêrô Nguyễn Trung Quân

Đất Hứa (Hà Tiên)

1898

1926

51

Giuse Nguyễn khâm Phán

Nhà trường (Cùlaogien)

1901

1928

52

Albéza, Marcel-Louis

An Nhơn (Tân Châu)

1902

1928

53

Carôlô Huỳnh Tuấn Tú

Châu Đốc

1902

1928

54

Phaolồ Trần Quang Soạn

Tham Buôn (Long Xuyên)

1902

1932

55

Philipphê Võ Phước Thạnh

Phong Hòa (Cần Thơ)

1904

1932

56

Giuse Trần Công Nhâm

Tân Lộc (Cà Mau)

1902

1932

57

Bernard Trần Công Triệu

Hòa Hưng (Rạch giá)

1903

1932

58

Antôn Phan Tri Thiện

Phnôm Pénh

1906

1932

59

Phêrô Hồ Tri Hữu

Tràm Chẹt (Rạch giá)

1903

1932

60

Phêrô Võ Phước Lưu

Cái Quanh (Sóc Trăng)

1905

1932

61

Antôn Nguyễn Thanh Tốt

Kalmet (Kompong Thôm)

1905

1932

62

Gioan B Nguyễn Sư Nghiêm

Banam

1903

1932

63

Phanxicô X Nguyễn Linh Việt

Cổ Cò (Sóc Trăng)

1903

1932

64

Phêrô Nguyễn Cao Hoàng

Talok (Soairiêng)

1905

1932

65

Antôn Nguyễn Chánh Trị

Prâlai, Meás (K Chhnâng)

1904

1933

66

Batôlômeô Trần Quang Nghiêm

Trà Cú (Long Mỹ)

1905

1934

67

Micae Lê Tấn Công

Cà Mau

1905

1934

68

Giuse Lê Phước Thiên

Long Xuyên

1909

1934

69

Phaolồ Trần Ngọc Quí

Sacré-Cour (Phnôm Pénh)

1908

1934

70

Phêrô Lê Phước Trinh

Somrong (Soai riêng)

1906

1934

71

Alôisiô Nguyễn Hiếu Lễ

Nhà trường (Cù lao Gien)

1908

1936

72

Tôma Nguyễn Bửu Linh

Cái Chanh (Cái Răng)

1907

1936

73

Cyprien Nguyễn Thạnh Mậu

Nhà giảng (Banam)

1909

1936

74

Nicôlaô Tri Bửu Nhơn

Chrui Chânwar (P. Pénh)

1910

1936

75

Stanislas Nguyễn Hữu Trí

Sóc Trăng

1909

1936

76

Phêrô Hồ Đắc Khấn

Cần Thơ

1909

1936

77

Phêrô Nguyễn Dư Khánh

Năng Gù (Long Xuyên)

1909

1938

78

Ludovico Hà Kim Danh

Nhà trường (Cùlaogien)

1913

1940

79

Thomas Lê Văn Hay

Russeykeo (Phnôm Pénh

1911

1940

80

Phanxicô Lê Thanh Phiên

Sóc Trăng

1911

1940

81

Phêrô Lê Uy Phuông

Rạch giá

1912

1940

82

Phêrô Nguyễn Quang Trọng

Cùlao-Gien

1913

1940

83

Giuse Trần Tấn Phước

Trà Lồng (Long Mỹ)

1912

1940

 

Báo Nam Kỳ địa phận, số 1639, ngày 25 tháng 12 năm 1940.