ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Hai tiếng cù là trong “dầu cù là” xuất xứ từ đâu? Có phải tên một loại cây nào không?


ĐỘC GIẢ: Hai tiếng cù là trong “dầu cù là” xuất xứ từ đâu? Có phải tên một loại cây nào không?

AN CHI: Có người đã liên hệ hai tiếng cù là này với hai tiếng Cù Là là tên mà người xưa ở miệt dưới đã dùng để gọi nước Miến Điện. Số là trước đây có một loại dầu cù là mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ông già bà cả trong Nam ưa chuộng. Người ta cho rằng vì thứ dầu này được sản xuất tại nước Cù Là (= Miến Điện) nên nó mới được gọi là dầu cù là (= dầu sản xuất tại nước Cù Là). Sau khi hai tiếng cù là trở thành thông dụng trong phương ngữ Nam Bộ thì ngữ danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao, bất kể chúng được sản xuất tại nước nào, đương nhiên là kể cả tại nước Tàu. Còn chính người Tàu thì lại gọi dầu cù là là vạn kim du (tiếng Quảng Đông: màn cắm yầu) bắt nguồn từ nhãn hiệu của một thứ dầu cù là hiệu Vạn Kim.
Hiện chúng tôi chưa tìm được tên của một loại cây nào là cây “cù là”.

Kiến thức ngày nay, số 99, ngày 1-1-1993

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Tờ “Bát tự niên canh” có phải là tờ đăng ký kết hôn ngày xưa hay không? Có phải “bát tự” có nghĩa là tám tờ còn “niên canh” là có giá trị trong một năm hay không?


ĐỘC GIẢ: Tờ “Bát tự niên canh” có phải là tờ đăng ký kết hôn ngày xưa hay không? Có phải “bát tự” có nghĩa là tám tờ còn “niên canh” là có giá trị trong một năm hay không?

AN CHI: Nói cho đúng cú pháp tiếng Hán thì đó là niên canh bát tự, có nghĩa tám chữ thuộc về tuổi tác. Đó là tám chữ can chi (thí dụ: Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Ất Mùi, vv.) gồm có hai chữ chỉ giờ, hai chữ chỉ ngày, hai chữ chỉ tháng và hai chữ chỉ năm mà một con người đã ra đời. Tờ niên canh bát tự là tờ ghi giờ, ngày, tháng và năm sinh theo âm lịch của chàng trai hoặc cô gái để trao cho nhà gái hoặc nhà trai đi coi thầy xem tuổi hai bên có hạp nhau hay không. Hễ hạp tuổi với nhau thì mới bàn tính đến chuyện hôn nhân chính thức. Vậy tờ đó không phải là tờ đăng ký kết hôn. Vả lại, chẳng cứ khi tính chuyện hôn nhân mới có khai niên canh bát tự. Chỉ cần đi xem tử vi để biết chuyện bổn mạng thì cũng đã phải khai tám chữ cho thầy rồi (không có tám chữ thì thầy làm sao “lên bảng” được).

Kiến thức ngày nay, số 99, ngày 1-1-1993

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Rắn có phủ được mèo hay không? Nếu không, tại sao ở một số nơi miền Bắc lại có lưu hành câu “Rắn phủ l. mèo”?


ĐỘC GIẢ:Rắn có phủ được mèo hay không? Nếu không, tại sao ở một số nơi miền Bắc lại có lưu hành câu “Rắn phủ l. mèo”?

AN CHI: Về chuyện “rắn phủ mèo”, trong Chân trời khoa học (của báo Khoa học phổ thông) tháng 11 – 1990, kỹ sư Nguyễn Quốc Thắng đã giải thích rõ ràng như sau: “ Rắn thuộc lớp bò sát còn mèo thuộc lớp động vật có vú, hai lớp này rất khác xa nhau về mặt tiến hóa. Theo nguyên tắc của sinh vật học, hai loài khác nhau của cùng một giống đã rất khó giao phối với nhau huống hồ ở đây rắn và mèo có cấu tạo cơ quan sinh dục hoàn toàn khác nhau, do đó khẳng định chúng không thể giao phối với nhau được” (tr.56). Tất nhiên là có nhiều người quả quyết rằng chính mắt họ đã nhìn thấy rắn phủ mèo. Nhưng sự thật thì hoặc là họ đã nhìn gà hóa cuốc hoặc là – điều này có nhiều phần chắc chắn hơn – họ đã “tung tin vịt” một cách vô tội vạ mà thôi.
Còn “rắn phủ l. mèo” chỉ là một biến dạng của thành ngữ dán bùa l. mèo , một phần hẵn là cũng có do người ta vẫn vị ám ảnh bởi cái chuyện “rắn phủ mèo”. L. mèo là cái đầu hồi nhà, tức là cái phần hình tam giác bên hông nhà mà đỉnh là nơi hai mái nhà giáp nhau. Ngày xưa khi thợ mộc cất nhà xong, họ thường dán một lá bùa vào l. mèo nhà theo tín ngưỡng, mà có khi cũng chỉ đơn giản là theo thói quen nghề nghiệp. Câu dán bùa l. mèo bắt nguồn từ thực tế này; về sau nó đã bị từ nguyên dân gian bóp méo nên mới thành rắn phủ l. mèo.

Kiến thức ngày nay, số 98, ngày 15.12.1992


Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Danh sách các Linh mục miền Nam từ đầu cho đến năm 1899


DANH SACH LINH MỤC MIỂN NAM TỪ ĐẦU CHO ĐẾN NĂM 1899
Thế hệ thứ I miền Nam Việt Nam

(Cha Donation Eveillard ghi lại: Cha đến Việt Nam ngày 20-01-1862. Chết ngày 15-9-1883)

1. Giacôbê Giang
2. Gioan Vững
3. Tôma Kiến
4. Laurensô Lân
5. Gioan Baotixita Thiềng, chết rũ tù tại Bà Rịa năm 1861
6. Phaolô Lợi
7. Phanxicô Thán
8. Philipphê Minh
Sinh năm 1815 tại Cái Mơn, học ở Chủng viện Lái Thiêu rồi Penang. Chịu chức Linh mục năm 1846, bị bắt ngày 26-2-1853. Tử đạo tại Vĩnh Long ngày 3-7-1853 (38 tuổi)
9. Martinô Hiển...mất năm 1865 tại Bãi Xan
10. Giuse Niên...Mất năm 1862 ở Thủ Thiêm
11. Gioan Baotixiata Giáo...mất năm 1863
12. Phêrô Nguyễn Văn Lựu
Sinh năm 1812, tại Gò Vấp (Gia Đinh), học ở Penang, bị bắt 1860. Chịu chức Linh mục (không rõ) nhưng năm 1853, làm cha sở Mặc Bắc. Tử đạo tại Mỹ Tho ngày 7-4-1861 (49 tuổi)
13. Giuse Tùng...mất năm 1863
14. Bêrnarđô Hạp ..mất ngày 06. 03. 1882 tại Cái Mơn
15. Phanxicô Assisi Điền

Thế hệ thứ II 
Linh mục chịu chức từ 1800 đến 1849 (50 năm)

1. Cha Khánh
2. Cha Ý
3. Cha Tám
4. Cha Phước.
Coi họ Chợ Quán từ 1814 đến 1835. Khi vua Minh Mạng triệt hạ Gia Định thành, bắt Cha phước khép vào tội ủng hộ Lê Văn Khôi, nên xử lăng trì (chặt làm năm khúc, quấn vải nhúng dầu chai rồi đốt).
5. Phêrô Tri ...mất năm 1876 tại Mỹ Tho
6. Giuse Chữ ...Mất năm 1868 tại Búng
7. Raphael Công ...mất năm 1866 tại Giồng Giá
8. Phanxicô Nhơn ...mất năm 1869 tại Cái Mơn
9. Phaolô Lê Văn Lộc
Sinh năm 1830 tại An Nhơn (Gia Định), học ở Penang. Chịu chức Linh mục năm 1857. Bị bắt tại Sài Gòn ngày 13-12-1859 (29 tuổi)
10. Cha Vọng
11. Cha Philipphê Phiên ...mất năm 1876 tại Mỹ Tho
12. Gioan Khiêm ...mất năm 1869 tại Sài Gòn
13. Antôn Triêm ...mất năm 1869 tại Xoài Mút
14. Cha Duông
15. Cha Thông
16. Cha Kiều

Thế hệ thứ III 
Linh mục chịu chức từ năm 1850 đến 1887 (37 năm)

Stt
Tên Thánh
Họ và Tên
Họ đạo
Sinh
Linh mục
Tử
1
Phêrô
Nguyễn Văn Thuyết
Thủ Ngữ
1825
1850
1895
2
Tôma – P.x
Nguyễn Biểu Đoan
Mặc Bắc
1826
1851
1904
3
Phêrô
Đặng Công Qườn
Cái Mơn
1826
1852
1887
4
Phêrô
Đoàn Công Quí
Búng
1826
1858
31.7.1859
5
Gabriel
Nguyễn Khắc Thành
Tân Triều
1831
1859
1909
6
Gioanb
Bùi Kỷ Lập
Ba Giồng
1835
1863
1910
7
Tôma
Nguyễn Văn Dưỡng
Thủ Đức
1830
1865
1909
8
Phanxicô. X
Phan Đăng Khoa
Thủ Đức
1836
1865
1893
9
Antôn
Nguyễn văn Võ
Thủ Ngữ
1837
1866
6.1..1886
10
Giuse
Lưu Châu Dư
Thủ Dầu Một
1839
1868
1915
11
Giuse
Nguyễn Công Nhu
Rạch Chanh
1836
1868
1913
12
Phêrô
Nguyễn Đức Nhi
Bò Ót
1838
1869
1929
13
Phêrô
Nguyễn Thi Đậu
An Nhơn
1838
1870
1930
14
Giacôbê
Trần Công Bình
Ba Giồng
1838
1871
1922
15
Antôn
Nguyễn Án Đường
Đầu Nước
1838
1871
1912
16
Giuse
Nguyễn Ngọc Thạch
Mặc Bắc
1846
1874
1896
17
Gioanb
Lê Phước Sâm
An Nhơn
1843
1874
1878
18
Anrê
Huỳnh Công Thể
Chí Hòa
1845
1874
1903
19
Anrê
Lê Phước Bửu
An Nhơn
1846
1875
1922
20
Micae
Nguyễn Văn Dư
Búng
1846
1875
1883
21
Phaolô
Nguyễn Bạch Phong
BT
1842
1875
1902
22
Phêrô
Đoàn Công Triệu
Bình Sơn
1843
1875
1936
23
Giuse
Nguyễn Bá Điều
Họ Gò
1841
1876
1894
24
Phêrô
Nguyễn Linh Dược
Thủ Đức
1848
1876
1914
25
Jean Claude
Thái Hiếu Trung
Rạch Tre
1848
1876
1918
26
Charles. P
Hồ Bảo Thơm
Rạch Chanh
1846
1876
1880
27
Giuse
Nguyễn Tri Thơ
Mỹ Hảo
1848
1878
1927
28
Giacôbê
Lê Phước Thới
An Nhơn
1851
1878
1882
29
Phanxicô
Trần Đức Nhân
Đất Đỏ
1849
1879
1935
30
Phêrô
Nguyễn Thông Lý
Thủ Ngữ
1847
1880
1920
31
Tôma
Nguyễn Vị Sâm
Chí Hòa
1850
1880
1929
32
Phêrô
Võ Hiền Gia
Búng
1847
1880
1920
33
Ignatiô
Bùi Công Thích
Ba Giồng
1853
1881
1948
34
Phêrô – P.X
Nguyễn Linh Trương
Búng
1853
1881
1893
35
Phaolô
Nguyễn Đăng Kiểm
Búng
1850
1882
1917
36
Phanxicô.X
Victor Tam Assou
Hongkong
1855
1882
1934
37
Phaolô
Nguyễn Văn Qui
Đầu Nước
1855
1882
1914
38
Gioanb
Lê Minh Cậy
Búng
1853
1882
13.1.1902
39
Antôn
Nguyễn Công Của
Thủ Dầu Một
1855
1882

40
Gabriel
Trần Lử Lại
Mĩ Hội
1856
1883
1906
41
Phaolô
Phạm Công Phượng
Đất Đỏ
1856
1884
1922
42
Giuse
Nguyễn Trang Biểu
Tân Triều
1854
1884
1924
43
Gioanb
Nguyễn Minh Đệ
Tha La
1855
1884
1925
44
Tađêô
Nguyễn Tấn Đức
Tân Triều
1855
1885
1925
45
Philipphê
Nguyễn Công Qườn
Cái Mơn
1855
1886
1919
46
Gioakim
Lê Hữu Lịch
Đất Đỏ
1856
1886
1922
47
Anrê
Bùi Khắc Giảng
Cái Mơn
1858
1886
1922
48
Gioan
Nguyễn Phi Long
Thủ Thiêm
1855
1887
1909
49
Phaolô
Nguyễn Văn Thạnh
Cái Nhum
1859
1887
1925
Thế hệ thứ IX
Linh mục chịu chức từ 1890 đến 1899
1
Phêrô
Nguyễn Tất Cường
Bãi Xan
1855
1890
1897
2
Phaolô
Lê Hiền Lắm
Búng
1856
1890
1905
3
Philipphê
Nguyễn Văn Sáu
Đầu Nước
1856
1890
1919
4
Gioanb
Nguyễn Văn Trương
Mĩ Hội
1856
1890
1891
5
Anrê
Hồ Bảo Nuôi
Chọ Đũi
1858
1893

6
Giuse
Nguyễn Duy Tân
Mặc Bắc
1855
1893
1913
7
Anrê
Nguyễn Văn Miều
Cầu Bông
1863
1893
1939
8
GioanB
Lê Vạn Vật
Búng
1859
1894
1897
9
GioanB
Nguyễn Văn Quản
Sài Gòn
1861
1894
1896
10
Tôma
Nguyễn Khoa Thi
Bà Rịa
1861
1894

11
Phêrô
Nguyễn Văn Tròn
Thủ Dầu Một
1862
1894

12
Tađêô
Bùi Tri Phan
Cầu Kho
1863
1894

13
Matthêu
Hồ Tấn Đức
Mỹ Tho
1865
1894

14
Phêrô
Trần Cung Viễn
Mặc Bắc
1865
1894
1918
15
GioanB
Lê Văn Nhơn
Cái Mơn
1860
1895
1934
16
Phêrô G.B
Nguyễn Phước Khánh
Mặc Bắc
1862
1895

17
Phêrô
Lê Tử Trình
Cái Mơn
1862
1895
1917
18
Lôrenxô
Tống Thanh Mỹ
Mỹ Tho
1863
1895

19
Phêrô
Lê Quang Tự
Búng
1865
1895

20
Giacôbê
Huỳnh Công Quận
Bà Rịa
1865
1896

21
Phêrô
Nguyễn Nghi Sao
Cái Mơn
1865
1896
1910
22
Simon
Nguyễn Công Chánh
Trà Bú
1866
1896

23
GioanB
Nguyễn Bá Tòng
Gò Công
1868
1896
11.7.1947
24
GioanB
Nguyễn Văn Phuông
Mỹ Tho
1861
1897
1919
25
Giuse
Phan Văn Bổn
Chợ Quán
1862
1897
1911
26
Giacôbê
Nguyễn Hùng Việt
Búng
1865
1897
1905
27
Vincent
Nguyễn Vinh Phú
Bãi Xan
1864
1897
1923
28
Phêrô
Nguyễn Phước Chính
Thủ Dầu Một
1867
1897
1912
29
Matthêu
Lưu Minh Chiểu
Cái Mơn
1862
1898
1930
30
Phanxicô. X
Lê Khoa Đặng
Chợ Đũi
1865
1898

31
Phanxicô
Nguyễn Hướng Đoài
Thủ Thiêm
1865
1898

32
Phanxicô.X
Lê Văn Truyền
Tha La
1866
1898

33
Đôminicô
Lê Văn Kiểm
Mặc Bắc
1869
1898

34
Phêrô
Nguyễn Văn Ngọc
Tân Qui
1869
1898
1901
35
Simon
Nguyễn Văn Sang
Mỹ Tho
1868
1899

36
Phêrô
Bùi Tri Vãng
Cầu Kho
1866
1899

37
Phaolô
Phạm Thanh Minh
Cái Mơn
1866
1899
1914
38
Gioakim
Nguyễn Ngọc Yến
Thủ Thiêm
1869
1899

39
Gabriel
Nguyễn Thanh Long
Thị Nghè
1870
1899


Trích lục danh sách Linh mục miền Nam (Basse Cochinchine) khởi đầu đến năm 1890.
Cha Eveillard ghi lại những Linh mục đầu tiên của địa phận Tây Đàng Trong (Basse Cochinchine) đến năm 1849, có thể phân ra thành hai thế hệ
1. Thế hệ thứ I: có 15 Linh mục làm việc mục vụ tại những nơi có bổn đạo sinh sống, họ chưa thành họ đạo rõ ràng.
2. Thế hệ thứ II: ghi Linh mục chịu chức từ năm 1800 – 1849, hai thế hệ này chỉ có Thánh danh và tên gọi mà thôi, như những Linh mục đã chịu tử vì đạo sau này sưu tra thêm để làm chứng từ tra xét cho án phong thánh thì ghi đầy đủ Thánh danh, Họ tên, Năm sanh…
Thế hệ thứ II được 17 linh mục; bốn linh mục tử đạo được tôn vinh Hiển Thánh ngày 19/06/1988 trong số 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam. Sau cấm đạo, danh sách Linh mục đươc ghi đầy đủ Thánh danh, Họ và tên, gốc họ đạo, năm sanh, năm gia nhập Đại chủng viện và năm chịu chức Linh mục. Đây là số Linh mục sinh ra trong thời cấm đạo, nhận ơn gọi trong nhiệt tình, được đào tạo với nhiều thử thách của can đảm, dó là thế hệ thứ 3 (địa phận Sài Gòn)
Kế tiếp, khi địa phận đã ổn định, tổ chức chủng viện được hoàn chỉnh, thế hệ thứ 4 số Linh mục chịu chức từ 1880 – 1890. Trong số này chúng ta có Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng là Giám mục Việt nam tiên khởi, cai quản địa phận Phát Diệm.
Từ 1890 đến 1919 địa phận được thêm 59 Linh mục
Từ 1919 đến 1945 được thêm 139 linh mục, trong số này được 05 Giám mục và một Tổng Giám mục
Từ năm 1945 đến 1954 được 45 Linh mục, sau đó phòng trào di cư từ Bắc vào Nam. Trong số 45 Linh mục của thập niên này cho đến nay được 4 Giám mục và 1 Tổng Giám mục
Từ năm 1954 đến 1960, Tòa Thánh chia địa phận Sài Gòn ra nhiều địa phận khác. Sau danh sách Linh mục, chúng tôi trình bày thêm tình hình các địa phận miền Nam Việt Nam theo tiến trình diễn tiến.