ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Ai là người Việt đầu tiên viết văn tiếng việt bằng chữ quốc ngữ?

 ĐỘC GIẢ: Ai là người Việt đầu tiên viết văn tiếng việt bằng chữ quốc ngữ?

AN CHI: Cứ theo Lịch sử chữ quốc ngữ của Đỗ Quang Chính (Sài Gòn, 1972), thì đó là hai người: Igesico Văn Tín và Bento Thiện. Trong thời gian lưu lại châu Âu, tác giả Đõ Quang Chính đã có dịp và có điều kiện đến một số văn khố và thư viện ở Roma, Madrid, Lisboa, Paris, Lyon và Avignon và đã khám phá ra nhiều tài liệu viết tay vô cùng quý báu, liên quan đến lịch sử chữ quốc ngữ. Trong những tài liệu viết tay đó, có bức thư dề ngày 12-9-1659 của Igesico Văn Tín viết cho linh mục G. F. de Marini, bức thư đề ngày 25-10-1659 của Bento Thiện, cũng viết cho linh mục Marini và tập Lịch sử nước Annam (Đỗ Quang Chính gọi theo quy ước vì tập này không hề có nhan đề) của Bento Thiện mà tác giả nhận định là được viết vào đầu hoặc giữa năm 1659. Ba tài liệu trên đều viết bằng chữ quốc ngữ. Về người thứ nhất, Đỗ Quang Chính cho biết như sau: “Igesico Văn Tín gồm hai tên: tên thánh và “tên tục”. Tên Igesico (Hoàng Xuân Hãn và Thanh Lãng ghi: Igessio – AC) hay Iglésis. Iglesias là một thứ mà ngày nay hiếm người mang tên đó, kể cả người châu Âu. Khi Văn Tín gia nhập Giáo hội Công giáo mới bắt đầu mang tên Igesico. Còn chính tên họ của Văn Tín là gì thì không được ghi lại, vì cứ theo chữ ký của ông, chỉ có hai chữ Việt là Văn Tín. Khi biên thư này, tác giả được bao nhiêu tuổi, sinh quán ở đâu, hoạt động ra sao, chúng tôi không rõ. Trong sổ bộ các Thầy giảng Đàng Ngoài năm 1637 do L.m. Gaspar d’Amaral ghi lại, không thấy dấu vết gì về Văn Tín”(1). Về người tứ hai, tác giả cho biết: “Bento là tên thánh của ông; đó là danh từ Bồ Đào Nha, tiếng La Tinh là Benedictus, tiếng Pháp Benoit, tiếng Việt Bê Nê Đích Tô hay Biển Đức. Chúng tôi không biết rõ lai lịch Bento Thiện, những có lẽ ông là người mà Gaspar d’Amaral đã nhắc lại trong tài liệu năm 1637. Sử liệu trên có ghi danh sách những người thuộc bốn bậc “Dòng Tu” Thầy Giảng, trong số này có một người tên là Bento (không có tên Việt Nam) ở bậc Kẻ Giảng, tức là cấp thứ hai, tính đến năm 1637, Bento được 23 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm, tức là năm 1627. Như vậy Thầy Bento là một trong những người đầu tiên do L.m Marques hoặc Đắc Lộ rửa tội ở Đàng Ngoài.” (2). Chúng tôi phải dè dặt ghi tên hai người như trên là vì tuy thư của Igesico Văn Tín viết ngày 12-9 còn thư của Bento Thiện viết ngày 25-10 cùng năm nhưng tác giả Đỗ Quang Chính đoán rằng Bento Thiện có thể đã viết Lịch sử Annam từ đầu hoặc từ giữa năm đó. Vậy xin tạm coi đó là hai người “đồng thời”. Ngoài ra còn phải tính đến khả năng là có người (hoặc những người) Việt Nam khác đã viết tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ trước cả Igesico Văn Tín và Bento Thiện nhưng bút tích của họ đã vĩnh viễn thất lạc.

 ---------------------------------

1. Sđd, tr.92. 2. Sđd, tr.98-99 Kiến thức ngày nay, số 127, ngày 22-12-1993.

Kiến thức ngày nay, số 127, ngày 22-12-1993.

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

Cuối năm, thương nhớ tiếng Việt...

 CUỐI NĂM, THƯƠNG NHỚ TIẾNG VIỆT...

Phải công nhận là tôi rảnh rang thiệt, hàng ngày vẫn đang nói tiếng Việt, đâu phải nói tiếng Tàu kiểu Mao cũng đâu phải nói tiếng Anh nửa mùa. Vậy mà bỗng dưng ngồi thương ngồi nhớ tiếng Việt, là sao? Nhưng, phàm ở đời phải có “sự sinh” thì tôi mới... “sinh sự”.

Ở Sài Gòn, thỉnh thoảng tôi ưa ra quán café nằm trên đường Hàn Thuyên rồi ngó băng qua công viên, để ngắm con đường đối diện mang tên Alexandre de Rhodes (và ngược lại, ngồi uống café bên Alexandre de Rhodes, để ngó qua bên đường Hàn Thuyên). Không rõ còn nơi nào trên đất nước Việt Nam như ở Sài Gòn mà hai danh nhân có công trạng trong chữ viết cho người Việt - một đàng chữ Nôm còn một đàng chữ Quốc ngữ, cùng được nằm song song bên nhau mà cùng vui hưởng trời mây.

Thiệt là duyên kỳ ngộ, hay ơi là hay!

Thấy vui vui, để rồi... buồn.

Vui một, buồn mười khi tôi nhớ tới cái lần đi chơi bên thủ đô Đại Hàn là Hán Thành (Seoul). Mắc giống gì nghĩ qua xứ người, so đo, rồi tủi chớ gì. Sao không tụng câu “dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn” cho nó khỏe? Nói thiệt, tôi cũng không muốn nghĩ lung tung chi hết, an phận cái ao phứt cho rồi, nhưng phép gìn giữ vệ sinh tinh thần không cho tôi nhắm mắt nhắm mũi ngửi hít “ao đục” mà vẫn khen (đâu ngu dữ vậy).

1) Quốc âm Việt từng lang thang ngàn năm ngay trên quê Việt...

Hồi xưa khi gọi “Mẹ ơi”, tiếng kêu “Mẹ” đáng yêu hết sức, nhưng nhìn vô hệ thống Hán tự đố tìm đâu ra cái chữ nào bật ra tiếng gọi “Mẹ”, chỉ có đọc theo âm Việt-Hán là “Mẫu” thôi. Muốn kêu “ăn cơm”, mà nhìn vô chữ Hán chỉ thấy đọc theo âm Việt-Hán là “thực phạn” thôi.

Vua quan VN trong triều, xướng chiếu chỉ, nói chung là văn bản hành chánh đủ thứ, toàn nói âm Việt-Hán nghe rổn rảng. Bãi triều, đói bụng, chạy về nhà, bực đại quan gặp mẹ già nói ngay: “Mẹ ơi, con đói bụng, cho con ăn cơm”, chớ chẳng ai đi nói “Mẫu”, chẳng ai đi nói “thực phạn” hết.

Có nhiều, rất nhiều tiếng (nói) thuần Việt - tức Quốc âm - rơi vào thân phận lang thang bên ngoài bộ chữ Hán, kiểu như “mẹ”, “ăn cơm”, “cái nhà”, “trời xanh”... chớ hề có mặt trong văn tự (bởi Hán tự đọc theo âm Việt-Hán chỉ có “mẫu”, “thực phạn”, “gia”, “thanh thiên”...).

Thành thử (xin nhắc lại, vì tôi đã từng viết đưa chủ đề này lên fb rồi) mới có chữ để phát âm rõ rành là “mẹ” (chớ không “mẫu” ), mới có chữ 𩛖 𩚵 để phát âm hẳn hoi là “ăn cơm” (chớ không “thực phạn” 食飯 ). Dựa trên chữ Hán rồi chế tác theo nhiều cách, hễ thấy phát âm bằng tiếng (nói) Việt, tức QUỐC ÂM, thì đó chính là thứ chữ gọi là “chữ Nôm” đó đa!

2) Nghĩ gì từ bộ chữ Hangul của người xứ Hàn?

Hễ quí bạn nào có dịp đi chơi Hán Thành (Seoul), ắt sẽ được đưa đến ngay trung tâm thủ đô. Nơi đó bạn sẽ chiêm ngắm một bức tượng bệ vệ, oai phong. Danh tướng nào đây? Quen với nếp nghĩ sử Việt chỉ ưng ghi nhiều, rất nhiều lời tụng ca những ai giỏi chinh chiến, tôi đã ngỡ vậy đó. Té ra bức tượng mà người Hàn tưởng nhớ không danh tướng gì ráo.

Đây là pho tượng vua Lý Thế Tông (Lee Se-jong, 1418-1450), mà thành tựu lớn nhất của vua Thế Tông là việc sáng tạo ra bộ chữ Hangul - bảng chữ cái tiếng Hàn, được ban hành chính thức vào năm 1446.

Người Hàn trong rất nhiều thế kỷ cũng chỉ xài mỗi Hán tự, đọc theo âm Hán-Hàn; tình cảnh cũng y chang người Việt xài chữ Hán mà đọc theo âm Hán-Việt (tôi ưng đổi thứ tự gọi là "Việt-Hán" để nhấn mạnh chúng ta phát âm kiểu người Việt chớ không phát âm tiếng Tàu).

Quí bạn thử đọc chiếu chỉ của Thế Tông xứ Hàn, rồi sẽ thấy rất gần gũi với hoàn cảnh của quốc âm chúng ta (tiếng nói Việt) lắm đa!

"Tiếng nói - Quốc âm - của ngôn ngữ chúng ta khác với tiếng nói của người Trung Hoa và không mấy dễ dàng được viết ra theo Hán tự. Do đó, mặc dù nhiều người trong số các thần dân ít học của chúng ta mong muốn diễn tả ý nghĩ của mình, nhưng trong nhiều trường hợp vẫn không diễn tả được.

Nghĩ tới những người dân ấy, người dân của Trẫm, với lòng cảm thông, Trẫm đã sáng chế ra cách ghi của 28 chữ cái, chỉ mong sao mọi người đều có thể học được một cách dễ dàng và sử dụng cho lợi ích của cuộc sống thường ngày của họ” (trích chiếu chỉ của vua Lý Thế Tông).

Bộ chữ Hangul, quí bạn chú ý, là văn-tự-biểu-âm KHÁC hoàn toàn với chữ Hán thuộc văn-tự-biểu-ý (nhiều người chưa hiểu nên tưởng Hangul "thoát thai" từ chữ Hán, tưởng vậy là tưởng bở, khác với chữ Nôm của người Việt lấy chữ Hán rồi xào nấu đủ kiểu vậy thôi, cũng vẫn là văn tự biểu ý).

Thấy gì? TẠO RA ĐƯỢC BỘ CHỮ để GHI QUỐC ÂM là CÔNG TRẠNG VĨ ĐẠI, RẤT VĨ ĐẠI! Bởi vì có hàng trăm, hàng ngàn danh tướng nhưng trí tuệ để tạo ra bộ chữ viết thì rất hiếm. Ngay cả hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia, dân tộc mượn văn tự của quốc gia khác mà xài.

Thành thử người Hàn tạc tượng người ban hành bộ chữ Hangul ngay giữa lòng thủ đô! Một tầm văn hiến tuyệt vời (chớ không dám xem nhẹ công trạng văn hóa mà đem xếp dưới công trạng chinh chiến đánh nhau túi bụi).

3) Cái rồi, nghĩ lại về chữ Nôm của người Việt.

Nói nào ngay, chữ Nôm quá rắc rối và không nhứt quán, NHƯNG đó nỗ lực đáng trân trọng để ghi lại QUỐC ÂM của người Việt (trong khi chữ Hán thì chỉ ghi lại những âm Việt-Hán thôi, không chứa được quốc âm tiếng nói thuần Việt).

Nhưng, lại "nhưng" nữa, trong suốt nhiều thế kỷ dằng dặc giới vua quan nước Việt chỉ xài chữ Hán trong triều chính, coi đó là "chữ thánh hiền"! Giới quan lại, sĩ phu người Việt tạo thế độc quyền "tinh hoa" cho họ bằng học vấn Hán văn.

Chữ Nôm bị rẻ rúng dù đó là chữ ghi quốc âm (tiếng nói thuần Việt)! Chữ Nôm không được phép chen chân vào triều chính, mà chỉ trú ngụ - tỉ như trong các áng thơ văn như là nỗi khắc khoải không nguôi về QUỐC ÂM (tiếng nói Việt) NGAY TRÊN quê hương nước Việt.

Nhiều triều đại nước Việt có ý thức độc lập chống ngoại xâm bằng quân sự. Tuy nhiên, trên phương diện ý thức về văn tự ghi lại QUỐC ÂM, phải nói ngay, giới "tinh hoa" VN kém xa người Hàn đến nhói lòng!

Người Hàn, từ thế kỷ 15, đã vượt khỏi ám ảnh "chữ thánh hiền Hán tự" của nhiều thế kỷ trước đó. Trong khi đó người Việt phải qua đầu thế kỷ 20 mới dứt khỏi việc dùng Hán tự (để thay bằng CHỮ QUỐC NGỮ), vậy mà ... vẫn còn những người ráng tìm cách đội lên đầu "chữ thánh hiền (Hán tự)" cho bằng được.

Nên tỉnh táo đâu ra đó. Chữ Hán có giá trị trong phạm vi tìm hiểu / nghiên cứu di sản văn bản trong Sử Việt, bởi vì đa phần viết bằng chữ Hán.

Nhưng gào lên "gìn giữ Hán tự là gìn giữ bản sắc văn hóa", là bị bệnh cuồng Hán rồi đa! Tỉnh ngủ đi. Coi, nếu tiếp tục xài Hán tự (không dùng chữ Quốc ngữ) thì cả kho tàng QUỐC ÂM (tiếng thuần Việt) sẽ trở lại thân phận lang thang.

Phụ phàng tiếng nói Việt (quốc âm), nếu dùng Hán tự, là BÀO MÒN / ĐÁNH RƠI bản sắc chớ "gìn giữ bản sắc" cái giống gì ở đây?

4) Chữ Hán mà hàng nhiều thế kỷ người Việt xài (nhưng phát âm theo lối Việt-Hán), hỏi người Tàu nhìn vô văn bản, họ hiểu không? HIỂU.

Thành thử Hán tự không ai gọi là chữ Quốc ngữ (chữ của người VN) ráo trọi.

Còn Chữ Quốc ngữ thì sao?

Thử đưa một bản văn viết bằng chữ Quốc ngữ đưa cho ông người Pháp nào nhìn vô, đọc được không? KHÔNG. Đưa cho người Bồ đọc, hiểu không? KHÔNG. Họ muốn hiểu thì phải học, chớ chữ Quốc ngữ đâu phải là chữ Pháp, chữ Bồ mà họ không cần học.

Ta nói, CHỮ QUỐC NGỮ là văn tự ghi lại được hết thảy QUỐC ÂM (tiếng nói Việt), quí giá đến ngần nào!

Lẽ ra phải dựng tượng đài ở nơi Quảng trường hẳn hoi, đặng ghi ơn những ai có công trạng nổi bật trong việc đắp nên bộ chữ Quốc ngữ! Có một số người VN chúng ta góp tay vào, và hẳn nhiên là phải ghi công trạng tiên phong của Francisco de Pina người Bồ, Alexandre de Rhodes người Pháp .v.v...

Không ăn cháo đá bát. Một khi còn giả lơ, tức là chưa trưởng thành trong nhân cách văn hóa!

5) Lại nhấm nháp từng giọt cà phê, bên đường Hàn Thuyên, đường Alexandre de Rhodes nằm song song với nhau.

HÀN THUYÊN chẳng phải là người chế tạo ra chữ Nôm, mà là người có công phát triển và phổ biến văn Nôm. Tên thật của ông là Nguyễn Thuyên, sống dưới thời Trần Nhân Tông. Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm viết trong Việt Nam văn học sử yếu, cho rằng: "Hàn Thuyên là người đầu tiên làm thơ phú bằng quốc âm, nên có thể coi là ông tổ của văn Nôm”.

ĐẮC LỘ (Alexandre de Rhodes, 1591-1660) chẳng phải là người chế ra chữ Quốc ngữ (người có công đầu là giáo sĩ người Bồ Đào Nha Francisco de Pina), nhưng giáo sĩ Đắc Lộ đã góp phần quan trọng trên hành trình hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La.

--------------------------------------------------------------------

Hình 1: Từ Hội trường Thống nhất (trước kia là Dinh Độc Lập) nhìn ra, mé bên trái là đường Alexandre de Rhodes, mé bên phải là đường Hàn Thuyên.

Hình 2: Tượng Hàn Thuyên

Hình 3: Tượng giáo sĩ Đắc Lộ

Hình 4: Tượng vua Lý Thế Tông (Lee Se-jong), người ban hành bộ chữ Hangul từ thế kỷ 15 ghi lại quốc âm của người Hàn




Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Sổ các Linh mục Địa phận Vĩnh Long năm 1941

 SỔ CÁC LINH MỤC NĂM 1941

Địa phận Vĩnh Long

-----------------------

Đức Thầy NGÔ ĐÌNH THỤC

Giám mục Saesina cùng thay mặt Đức Giáo Tông 1938

-----------------------

Bề trên Thay mặt Đức Giám Mục

Trần Ngọc Đàng, Phaolồ, Cái Mơng   1883 - 1913

-----------------------

CÁC CHA

Stt

Tên Thánh – Tên Tộc

Sở

Sinh ra

Chịu chức

1

Giuse Mỹ (Boismery)

Cái Nhum, Chợ Lách

1872

1897

2

Phanxicô. X Lê Văn Truyền

Mai Phốp

1866

1898

3

Phaolồ Nguyễn Văn Duông

Bãi Xan, Trà Vinh

1870

1901

4

Gioakim Lê Tinh Thông

Rạch Lọp, Tiểu Cần

1871

1903

5

Phêrô Lê Quang Xứ

Mặc Bắc, Tiểu Cần

1872

1904

6

Phaolồ Trần Hiếu Ngãi

Tường Lộc, Tam Bình

1871

1905

7

Micae Nguyễn Văn Thao

An Hiệp, Vĩnh Long

1873

1906

8

Phanxicô. X Nguyễn Văn Binh

Mỹ Chánh, Cái Nhum

1874

1907

9

Mátcô Nguyễn Minh Châu

Nhơn Phó, Cái Nhum

1875

1908

10

Gioan Baotixita Nguyễn Linh Nhạn

Bến Tre

1873

1909

11

Phêrô Nguyễn Văn Tuyển

Cái Đôi, Trà Vinh

1876

1911

12

Antôn Nguyễn Tấn Lực

Chà Và, Trà Vinh

1878

1912

13

Phanxicô. X Trần Công Qườn

Bông Bót, Cầu Kè

1883

1914

14

Giacôbê Lê Quang Bạch

Thanh Sơn, Mỏ Cày

1883

1914

15

Giuse Nguyễn Văn Bạch

Mặc Bắc, Tiểu Cần

1887

1914

16

Luca Nguyễn Văn Sách

Cái Bông, Ba Tri

1881

1916

17

Gioan Baotixita Lê Quang Triêu

Cái Nhum, Chợ Lách

1888

1916

18

Giuse Trần Hữu Khánh

Trà Vinh

1890

1920

19

Phaolồ Lê Hiển Quang

Phú Hiệp, Cái Mơng

1894

1922

20

Gioan Baotixita Trịnh Công Doan

Rạch Dầu, Mỏ Cày

1895

1923

21

Phaolồ Nguyễn Tấn Sử

Trà Ôn

1894

1923

22

Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hưởng

Chí Hòa

1899

1925

23

Giuse Nguyễn Toàn Năng

Giồng Giá, Ba Tri

1897

1926

24

Raphael Nguyễn Minh Linh

Vĩnh Long

1900

1928

25

Gioan Đỗ Hoàng Sinh

Tân Thành, Tiểu Cần

1901

1928

26

Phêrô Nguyễn Bá Thà

Giồng Thủ Bá, Mỏ Cày

1902

1929

27

Phaolồ Lê Quang Thiệt

Xuân Hiệp, Tam Bình

1905

1931

28

Giuse Đặng Phước Hai

Giồng Rùm, Trà Vinh

1905

1932

29

Félix Lê Vĩnh Trình

Mai Phốp, Vũng Liêm

1904

1933

30

Giuse Nguyễn Ngọc Giỏi

Phước Thành, Thành Triệu

1907

1934

31

Phêrô Trần Hữu Dư

Cái Sơn, Bến Tre

1906

1935

32

Vincentê Nguyễn Ngọc Thanh

Ba Châu, Bến Tre

1907

1935

33

Giacôbê Nguyễn Văn Tỏ

Cổ Chiên, Trà Vinh

1909

1935

34

Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang

Aix en Provence

1909

1935

35

Giuse Trần Văn Thiện

Aix en Provence

1908

1935

36

Phêrô Nguyễn Văn Vở

Cầu Ngang, Trà Vinh

1909

1936

37

Aloisiô Nguyễn Hữu Vinh

Giồng Miễu, Mỏ Cày

1911

1936

38

Antôn Lưu Quang Án

Hựu Thành, Cầu Kè

1909

1937

39

Tađêô Võ Văn Nam

Đức Mỹ, Trà Vinh

1912

1937

40

Gioan Baotixita Lê Văn Gấm

Cái Mơng

1911

1938

41

Bênêđitô Trương Văn Thắng

Cái Quao, Mỏ Cày

1912

1938

42

Phaolồ Nguyễn Trung Diên

Bãi Xan, Trà Vinh

1912

1939

43

Raphael Lê Quang Minh

Cái Mơng

1910

1939

44

Phêrô Lê Văn Tý

Cái Nhum, Chợ Lách

1913

1939

45

Giacôbê Trần Văn Quyển

Mặc Bắc, Tiểu Cần

1915

1940

46

Philipphê Phan Văn Tuyền

Giồng Miễu, Mỏ Cày

1913

1940

47

Phêrô Lê Văn Ngộ

Toulouse

1915

1941

48

Tađêô Nguyễn Văn Thiềng

Rạch Lọp, Tiểu Cần

1914

1941

49

Micae Lê Văn Sanh

Mặc Bắc, Tiểu Cần

1915

1941


Báo Nam Kỳ địa phận, số 1688, ngày 10 tháng 12 năm 1941