ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Vì sao cần chuyển ngữ là " Đức Giáo Tông"?

HIỂU CHO ĐÀNG HOÀNG, ĐỪNG GIẢI THÍCH BỪA!

* Vì sao cần chuyển ngữ là "đức Giáo tông"?

Tôi đọc thấy trên mạng có người phán như đinh đóng cột, rằng: "Công giáo được tổ chức như một nhà nước quân chủ", rồi "Nhà nước Công giáo là một vương triều với thủ đô là Vatican, đức Giáo hoàng như là vị hoàng đế (ở đây nói về mặt tổ chức) và các Hồng y là những quan chức đứng đầu đơn vị hành chính địa phương trong nhà nước Công giáo".

Những dòng trên là từ một người "đấu tranh dân chủ". Không lẽ có trình độ "dân chủ" mà vô tình hiểu trật lất, vậy đây ắt là một sự cố ý giải thích lệch lạc không hơn không kém!

&1&

1.1/ Thiết chế nào để chọn ra vị đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu? Đó là thiết chế Hồng Y đoàn, hiện nay có 213 thành viên.

(ở VN gọi "đức Giáo hoàng", thuật ngữ này dễ hiểu nhầm lẫn, bởi vì danh xưng dành cho vị lãnh đạo Giáo hội trong tiếng La-tinh & Hy Lạp đều không có thuật ngữ nào để gọi ngài là hoàng đế hết; sẽ nói rõ hơn ở mục &2&).

Các Hồng Y trên toàn cầu tụ họp tại Vatican để bầu chọn một vị lãnh đạo mới (ngoại trừ những Hồng Y quá 80 tuổi không tham gia bỏ phiếu). Thiết chế bầu chọn này, tạm mượn danh xưng chánh trị trần thế để nói, tương đồng với thiết chế dân chủ đại nghị - chớ làm gì có "quân chủ" nào ở đây!

("Dân chủ đại nghị", nghĩa là các nghị sĩ quốc hội họp lại để bầu chọn ra nguyên thủ, là Thủ tướng, để lãnh đạo quốc gia, như Đức, Ý, Gia Nã Đại, Tân Gia Ba...)

Ở VN, chẳng hạn có đức Hồng Y John-Baptist (Gioan Bao-ti-xi-ta) Phạm Minh Mẫn - sinh quán tại Cà Mau - đã có hai lần dự Mật nghị Hồng Y tại Vatican: vào năm 2005 chọn ra vị lãnh đạo Giáo hội là ngài Benedictus XVI, và năm 2013 chọn ra vị lãnh đạo là ngài Franciscus.

1.2/ Về cái câu viết như ri: "Các Hồng y là những quan chức đứng đầu đơn vị hành chính địa phương trong nhà nước Công giáo" (?).

Đây là cách giải thích quá ấu trĩ, không chịu tìm hiểu cho tử tế gì ráo.

Nói ngay ở VN cho dễ hình dung. Các vị giám mục họp lại để bầu chọn Chủ tịch Hội đồng Giám mục, nhiệm kỳ 3 năm, hết ba năm bầu lại. Hồi nhiệm kỳ 2001-2004, Chủ tịch HĐGM là đức Giám mục Nguyễn Văn Hòa, còn đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn lúc bấy giờ làm Phó Chủ tịch HĐGM. Đó, coi đi, đâu phải hễ Hồng Y là "mặc định" đứng đầu giáo hội địa phương?

Một lần nữa, cũng vẫn là thiết chế "dân chủ đại nghị" - chớ làm gì có "quân chủ", trong việc bầu chọn vị đứng đầu của Hội đồng Giám mục VN.

(Hiện nay ở VN có hai vị Hồng Y là đức H.Y Phạm Minh Mẫn và H.Y Nguyễn Văn Nhơn; trong khi đó Chủ tịch HĐGM VN đương nhiệm là đức Giám mục Nguyễn Chí Linh).

&2&

2.1/ "Pope" trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng Hy Lạp πάππας (páppas), nghĩa là "cha" (father). Ban đầu các vị giám mục đều được gọi là "páppas", nhưng về sau để nói rõ cương vị người đứng đầu Giáo hội, ngoài danh hiệu "Pope" còn được gọi là "Holy Father", tức đức Thánh Cha.

Một thuật ngữ khác để nói về đức Thánh Cha là "Supreme Pontiff" (từ tiếng Latin "Pontifex maximus"), nghĩa là vị tư tế tối cao, đồng thời là nguyên thủ của Thành quốc Vatican (Vatican City State).

2.2/ Tức là trong nguyên ngữ Hy Lạp lẫn Latin chỉ gọi "Pope", "Holy Father", chuyển ngữ sang tiếng Việt là "đức Thánh Cha"; không có danh xưng nào dùng để gọi vị đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu là "hoàng", là "vua" hết!

Cách gọi "đức Giáo hoàng" xuất hiện... trên đất nước VN trong thuở sơ khai (thế kỷ 16, 17) khi đạo Công giáo được rao truyền tại đây. Cách gọi "Giáo hoàng"( ) có nghĩa là "vua của giáo hội", vua của một tôn giáo.

Buổi ban đầu truyền giáo vào nước Việt, bấy giờ chế độ quân chủ đang ngự trị, "vua chúa" là tột đỉnh của hệ thống giai tầng trong xã hội và chiếm lĩnh sự tôn kính trong suy nghĩ của người dân nước Việt. Thành thử bấy giờ dùng danh xưng ("hoàng"), khi nói về vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo hoàn vũ, là dựa vào tâm thức tôn kính "vua" đã ăn thành nếp của người dân Việt.

Cũng phải thôi, nước Việt bấy giờ làm gì đã biết tới thể chế cộng hòa mà không gọi "vua" này kia?

2.3/ Còn thuật ngữ "đức Giáo tông" ( ), mang nghĩa là người đứng đầu Giáo hội.

Hiện nay tất cả những gì có liên quan tới người đứng đầu Giáo hội ("Giáo tông"), để ý mà coi, đều mang chữ "tông": như Tông thư, Tông huấn, Tông sắc, Tông toà... (không hề gọi Hoàng thư, Hoàng huấn, Hoàng sắc, Hoàng tòa).

Danh xưng "đức Giáo tông" ngoài nghĩa người đứng đầu, còn mang tính cách tông truyền nữa. Cho nên cách gọi "đức Giáo tông" thích hợp với vai trò của một vị lãnh đạo Giáo hội hơn.

Nói nào ngay, cho dù vẫn còn nhiều người trong Giáo hội Công giáo VN quen gọi "đức Giáo hoàng" đi nữa thì - như đã diễn giải ở trên - vị lãnh đạo Giáo hội cũng chẳng phải "quân chủ" gì hết trơn.

Có lẽ nên dùng cách gọi "đức Giáo tông", song hành cùng với cách gọi trang trọng là "đức Thánh Cha" (the Holy Father) ./.

(ồ, "thánh" - trong danh xưng "Holy Father" - không có nghĩa là vị thánh đâu; mời đọc stt chú thích: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1175767856190526 )

-------------------------------------------------------------

Đức Thánh Cha John Paul II (Gioan Phao-lô II);

Đức Thánh Cha đương nhiệm Francis (Phan-xi-cô);

Hội đồng Giám mục Công giáo VN đương nhiệm.



Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 


Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Ghi chú: VỀ TÊN GỌI ĐỊA GIỚI: "KỲ", "BỘ"...

 Ghi chú: VỀ TÊN GỌI ĐỊA GIỚI: "KỲ", "BỘ"...

(trong bài này dù ngắn nhưng có cái để chú ý, xin mời)

1/ "KỲ" (): Đời vua Minh Mạng, vào năm 1832 lần đầu tiên cách gọi cho từng miền mới được định ra trên toàn cõi nước Việt, được gọi là "KỲ" gồm: Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ.

Về sau này, khi Pháp xâm chiếm nước Việt, họ gọi ba miền bằng... tiếng Pháp (dĩ nhiên): "Cochinchine", "Annam", "Tonkin". Ở dải đất phương Nam mà Pháp gọi "Cochinchine" họ đặt ra 20 tỉnh chớ không còn 6 tỉnh của "Nam kỳ lục tỉnh" thời vua Minh Mạng.

Nhưng, ký ức "lục tỉnh" không bao giờ xóa nhòa cho nổi, như đầu thế kỷ 20 dù không còn "6 tỉnh" như trước mà dân miền Nam vẫn ra báo và ưng lấy tên là "Lục tỉnh tân văn" đó đa!

Cách gọi "KỲ" (Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ) kéo dài trên một thế kỷ, từ năm 1832 cho đến tháng 3 năm 1945 thì mới dứt hẳn (Pháp gọi tên từng vùng bằng tiếng Pháp, tuy nhiên triều đại nhà Nguyễn và người dân vẫn gọi... bằng tiếng Việt, là "KỲ").

Tính ra, danh xưng "KỲ" hiện diện chính thức được 113 năm.

2/ BỘ (): cách gọi này xuất hiện từ tháng 3 năm 1945.

2a) Tháng 3/1945 ra đời quốc gia mang tên "Đế quốc Việt Nam" với nội các của Thủ tướng Trần Trọng Kim. Lẽ ra vua Bảo Đại (nguyên thủ Đế quốc VN) vẫn dùng danh xưng "KỲ" cho từng miền vì đó là tên gọi do chính tiên tổ trong dòng tộc nhà Nguyễn đặt ra (Hoàng đế Minh Mạng).

Nhưng, vua Bảo Đại và chánh phủ Trần Trọng Kim đã đổi sang cách gọi "Bộ" (thay vì "Kỳ"): "vuốt mặt thì phải nể mũi" vì được cho rằng danh xưng "BỘ" là do Thống sứ phát-xít Nhựt Bổn Nishimura đặt ra ( , người Nhựt đọc là  /bu/, âm Việt là "bộ").

Vì, nói nào ngay, chánh phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim được sự bảo trợ của Nhựt mà thành hình.

2b) Thể chế Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) tiếp tục áp dụng cách gọi "BỘ" (Nam bộ, Trung bộ, Bắc bộ). Và, thể chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN (CHXHCNVN) như hiện nay vẫn dùng cách gọi phân vùng địa giới là "BỘ".

(trong khi đó thể chế Việt Nam cộng hòa, 1954-1975, dùng cách gọi là "Phần" - Nam phần, Trung phần, Bắc phần)

3/ Suốt dòng chảy lịch sử trên 900 năm tự chủ của nước Việt - kể từ năm 938 thời nhà Ngô (Ngô Quyền), rồi nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê cho đến năm 1884 thời nhà Nguyễn - nghĩa là trong những triều đại quân chủ người Việt nắm quyền độc lập trọn vẹn trên toàn lãnh thổ, khi nhìn vào cách phân giới lãnh thổ, thấy gì?

Có những cách phân chia về địa giới lớn nhỏ như: tổng, phủ, dinh, trấn, thành, tỉnh, huyện .v.v.. Nhưng, không thấy xuất hiện cách phân giới gọi là "Bộ" ().

(mở ngoặc: "Bộ" được dùng như cơ quan hành chánh thì có, như "lục bộ"   trong triều đình gồm có bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công)

Cách gọi "BỘ", trong phân vùng địa giới, chỉ thấy xuất hiện dưới thời Bắc thuộc, bị Tàu đô hộ - "Giao Chỉ bộ"   .

Trong khi đó, nhiều thế hệ tiền nhân người Việt, suốt hơn 900 năm, không chọn cách gọi "BỘ" trong phân vùng địa giới.

(cũng có thể xuất hiện "Bộ", trong ý nghĩa địa giới, vào lúc nào đó chăng? mong quí bạn giúp bổ khuyết, chỉ dẫn cụ thể) ./.

-----------------------------------------------------------

* Hình ảnh đính kèm đọc cho biết: bên nước Giữa (trung quốc), trong quốc phòng, chia thành 5 chiến khu   ("ngũ đại chiến khu").

Dựa theo sự phân định địa giới từng vùng, Tàu gọi là "BỘ"  :

- BẮC BỘ ( )

Gồm Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông và Sơn Đông.

- TRUNG BỘ (中部)

Gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Hà Nam, Thiểm Tây và Hồ Bắc.

- TÂY BỘ (西 )

Gồm Tứ Xuyên, Tây Tạng, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương và Trùng Khánh.

- ĐÔNG BỘ ( )

Gồm Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, Phúc Kiến, An Huy và Giang Tây.

- NAM BỘ ( )

Gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hải Nam, Vân Nam, Quý Châu, Hương Cảng và Áo Môn.





Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Sao vẫn còn định danh thiên lệch: "Bán đảo Triều Tiên"?

Nhân đăng lên bài viết về "Dù khác chiến tuyến nhưng đồng lòng bảo vệ lãnh thổ của tiên tổ" https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1124783627955616, xảy ra trên bán đảo Cao Ly)

SAO VẪN CÒN ĐỊNH DANH THIÊN LỆCH: "BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN"?

1/ Trong nước VN cứ quen miệng gọi "bán đảo Triều Tiên", thực ra, đây là cách gọi có phần thiên lệch "bên trọng bên khinh"! Là sao?

Chế độ Bình Nhưỡng chọn lựa tên nước "Triều Tiên" (Cho Sǒn), và chọn lựa cách gọi toàn bán đảo (gồm cả miền bắc lẫn miền nam) là "Cho Sǒn ban do": "Triều Tiên bán đảo" (조선반도) - với hàm ý "Triều Tiên" (miền bắc) mới chính danh, thành thử lấy tên nước do chế độ miền bắc đặt ra mà gọi tên cho toàn bán đảo.

Trong khi đó ở miền Nam vĩ tuyến 38, chế độ Hán Thành (Seoul) chọn tên nước "Đại Hàn" (Dae Han) hoặc "Hàn Quốc" (Han Guk), và họ chọn cách gọi tên chung của bán đảo là "Han ban do": "Hàn bán đảo" (한반도). "Bán đảo Hàn" hàm ngụ Hàn Quốc (miền nam) mới chính danh.

Nhà cầm quyền Hà Nội trong những thập niên 50, 60, 70 vì chỉ bang giao với chế độ họ Kim nên gọi "bán đảo Triều Tiên" theo cách của Bình Nhưỡng, cũng là điều dễ hiểu.

NHƯNG hiện nay Hà Nội đặt bang giao chính thức với cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc. Quái, sao cứ bám theo cách gọi "bán đảo Triều Tiên" mà chế độ họ Kim miền bắc chọn lựa, mà không tôn trọng cách gọi của người miền nam (Hàn Quốc) là "bán đảo Hàn"?

Trong khi đó, quốc tế gọi thế nào? Gọi chung là "bán đảo Cao Ly" (Korean peninsula), không tùy thuộc vào những cách gọi khác biệt giữa hai miền. "Korea", tức "Koryŏ" nghĩa là Cao Ly (tên gọi của vương quốc từng hiện diện trên toàn bán đảo xa xưa...).

Vậy nên, khi nói về xứ sở kim chi, nên chọn cách định danh sau đây chuẩn xác hơn hẳn, không bị thiên lệch:

"Bán đảo CAO LY được phân thành hai lãnh thổ: từ phía bắc vĩ tuyến 38 trở ra là lãnh thổ thuộc về một quốc gia được đặt tên TRIỀU TIÊN; từ phía nam vĩ tuyến 38 trở vào là lãnh thổ thuộc về một quốc gia được đặt tên ĐẠI HÀN (HÀN QUỐC)".

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DÙ KHÁC CHIẾN TUYẾN, NHƯNG ĐỒNG LÒNG

 BẢO VỆ LÃNH THỔ CỦA TIÊN TỔ!

&1&

Bình Nhưỡng nhận sự chi viện dồi dào của Bắc Kinh trong cuộc chiến hai miền bắc nam 1950-1953. Ồ, ai ai cũng từng được nghe tuyên truyền rằng Bắc Kinh có "tinh thần quốc tế vô sản trong sáng".

Đùng một phát, vào năm 1965 Mao Trạch Đông đòi chủ tịch họ Kim của Triều Tiên phải TRẢ NỢ một số khoản mà Bắc Kinh chi viện trong cuộc chiến - trong đó giao cho chế độ Hoa cộng khu vực chung quanh Bạch Đầu Sơn (Paek Tu San) nằm dọc theo biên giới giữa hai nước.

Triều Tiên, vì chung ý thức hệ với TQ, mà nhượng bộ, hơn nữa "tránh voi chẳng xấu mặt nào"? Đất đai vùng núi Bạch Đầu lạnh cóng, chớ có giá gì đâu mà phải giữ cho mệt. "Ngậm bồ hòn làm ngọt" trước Bắc Kinh, nói trắng ra là chịu nhục, chăng?

Không! Bình Nhưỡng đã không nhượng bộ Bắc Kinh: việc trả nợ bằng nhiều cách chớ họ quyết không nhượng một tấc đất, dù gì thì cũng là lãnh thổ của tổ tiên để lại!

&2&

Lập trường của Hán Thành (Seoul) ra sao? Ồ, phải chăng Hàn Quốc (miền nam) vì không mắc mớ gì đối với Bạch Đầu Sơn - vùng này thuộc thẩm quyền quản lý của Triều Tiên (miền bắc) - nên giữ im lặng?

Không! Chính quyền miền nam (Hàn Quốc) đã lên tiếng ủng hộ nhà cầm quyền đối thủ (Triều Tiên) trong việc bảo vệ chủ quyền Bạch Đầu Sơn. Bởi vì lãnh thổ dù ở miền nam hay miền bắc cũng LÀ LÃNH THỔ CHUNG CỦA QUÊ HƯƠNG!

Sự lên tiếng của Hàn Quốc đã khiến cho Bắc Kinh lúng túng, vì Bắc Kinh không muốn vấn đề tranh chấp chủ quyền nơi ngọn núi Bạch Đầu bị quốc tế dòm ngó. Bắc Kinh, sau đó, đã phải "hạ nhiệt" đối với Bình Nhưỡng.

--------------------------------------------------------------------

Hình ảnh: Nơi biên giới vùng Bạch Đầu Sơn;

Vận động viên Hàn Quốc giăng cao biểu ngữ ủng hộ chế độ Bình Nhưỡng giữ vững chủ quyền Bạch Đầu Sơn trước áp lực "đòi trả nợ" của Bắc Kinh.