Nhân đăng lên bài viết về "Dù khác chiến tuyến
nhưng đồng lòng bảo vệ lãnh thổ của tiên tổ" https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1124783627955616,
xảy ra trên bán đảo Cao Ly)
SAO VẪN CÒN ĐỊNH DANH THIÊN LỆCH: "BÁN ĐẢO TRIỀU
TIÊN"?
1/ Trong nước VN cứ quen miệng gọi "bán đảo Triều
Tiên", thực ra, đây là cách gọi có phần thiên lệch "bên trọng bên
khinh"! Là sao?
Chế độ Bình Nhưỡng chọn lựa tên nước "Triều
Tiên" (Cho Sǒn), và chọn lựa cách gọi toàn bán đảo (gồm cả miền bắc lẫn miền
nam) là "Cho Sǒn ban do": "Triều Tiên bán đảo" (조선반도)
- với hàm ý "Triều Tiên" (miền bắc) mới chính danh, thành thử lấy tên
nước do chế độ miền bắc đặt ra mà gọi tên cho toàn bán đảo.
Trong khi đó ở miền Nam vĩ tuyến 38, chế độ Hán Thành
(Seoul) chọn tên nước "Đại Hàn" (Dae Han) hoặc "Hàn Quốc"
(Han Guk), và họ chọn cách gọi tên chung của bán đảo là "Han ban do":
"Hàn bán đảo" (한반도). "Bán đảo Hàn"
hàm ngụ Hàn Quốc (miền nam) mới chính danh.
Nhà cầm quyền Hà Nội trong những thập niên 50, 60, 70
vì chỉ bang giao với chế độ họ Kim nên gọi "bán đảo Triều Tiên" theo
cách của Bình Nhưỡng, cũng là điều dễ hiểu.
NHƯNG hiện nay Hà Nội đặt bang giao chính thức với cả
Triều Tiên lẫn Hàn Quốc. Quái, sao cứ bám theo cách gọi "bán đảo Triều
Tiên" mà chế độ họ Kim miền bắc chọn lựa, mà không tôn trọng cách gọi của
người miền nam (Hàn Quốc) là "bán đảo Hàn"?
Trong khi đó, quốc tế gọi thế nào? Gọi chung là
"bán đảo Cao Ly" (Korean peninsula), không tùy thuộc vào những cách gọi
khác biệt giữa hai miền. "Korea", tức "Koryŏ" nghĩa là Cao
Ly (tên gọi của vương quốc từng hiện diện trên toàn bán đảo xa xưa...).
Vậy nên, khi nói về xứ sở kim chi, nên chọn cách định
danh sau đây chuẩn xác hơn hẳn, không bị thiên lệch:
"Bán đảo CAO LY được phân thành hai lãnh thổ: từ
phía bắc vĩ tuyến 38 trở ra là lãnh thổ thuộc về một quốc gia được đặt tên TRIỀU
TIÊN; từ phía nam vĩ tuyến 38 trở vào là lãnh thổ thuộc về một quốc gia được đặt
tên ĐẠI HÀN (HÀN QUỐC)".
Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
DÙ KHÁC CHIẾN TUYẾN, NHƯNG ĐỒNG LÒNG
BẢO VỆ LÃNH THỔ CỦA
TIÊN TỔ!
&1&
Bình Nhưỡng nhận sự chi viện dồi dào của Bắc Kinh
trong cuộc chiến hai miền bắc nam 1950-1953. Ồ, ai ai cũng từng được nghe tuyên
truyền rằng Bắc Kinh có "tinh thần quốc tế vô sản trong sáng".
Đùng một phát, vào năm 1965 Mao Trạch Đông đòi chủ tịch
họ Kim của Triều Tiên phải TRẢ NỢ một số khoản mà Bắc Kinh chi viện trong cuộc
chiến - trong đó giao cho chế độ Hoa cộng khu vực chung quanh Bạch Đầu Sơn
(Paek Tu San) nằm dọc theo biên giới giữa hai nước.
Triều Tiên, vì chung ý thức hệ với TQ, mà nhượng bộ,
hơn nữa "tránh voi chẳng xấu mặt nào"? Đất đai vùng núi Bạch Đầu lạnh
cóng, chớ có giá gì đâu mà phải giữ cho mệt. "Ngậm bồ hòn làm ngọt"
trước Bắc Kinh, nói trắng ra là chịu nhục, chăng?
Không! Bình Nhưỡng đã không nhượng bộ Bắc Kinh: việc
trả nợ bằng nhiều cách chớ họ quyết không nhượng một tấc đất, dù gì thì cũng là
lãnh thổ của tổ tiên để lại!
&2&
Lập trường của Hán Thành (Seoul) ra sao? Ồ, phải chăng
Hàn Quốc (miền nam) vì không mắc mớ gì đối với Bạch Đầu Sơn - vùng này thuộc thẩm
quyền quản lý của Triều Tiên (miền bắc) - nên giữ im lặng?
Không! Chính quyền miền nam (Hàn Quốc) đã lên tiếng ủng
hộ nhà cầm quyền đối thủ (Triều Tiên) trong việc bảo vệ chủ quyền Bạch Đầu Sơn.
Bởi vì lãnh thổ dù ở miền nam hay miền bắc cũng LÀ LÃNH THỔ CHUNG CỦA QUÊ
HƯƠNG!
Sự lên tiếng của Hàn Quốc đã khiến cho Bắc Kinh lúng
túng, vì Bắc Kinh không muốn vấn đề tranh chấp chủ quyền nơi ngọn núi Bạch Đầu
bị quốc tế dòm ngó. Bắc Kinh, sau đó, đã phải "hạ nhiệt" đối với Bình
Nhưỡng.
--------------------------------------------------------------------
Hình ảnh: Nơi biên giới vùng Bạch Đầu Sơn;
Vận động viên Hàn Quốc giăng cao biểu ngữ ủng hộ chế độ
Bình Nhưỡng giữ vững chủ quyền Bạch Đầu Sơn trước áp lực "đòi trả nợ"
của Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét