Ghi chú: VỀ TÊN GỌI ĐỊA GIỚI: "KỲ",
"BỘ"...
(trong bài này dù ngắn nhưng có cái để chú ý, xin mời)
1/ "KỲ" (圻): Đời vua Minh Mạng, vào
năm 1832 lần đầu tiên cách gọi cho từng miền mới được định ra trên toàn cõi nước
Việt, được gọi là "KỲ" gồm: Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ.
Về sau này, khi Pháp xâm chiếm nước Việt, họ gọi ba miền
bằng... tiếng Pháp (dĩ nhiên): "Cochinchine", "Annam",
"Tonkin". Ở dải đất phương Nam mà Pháp gọi "Cochinchine" họ
đặt ra 20 tỉnh chớ không còn 6 tỉnh của "Nam kỳ lục tỉnh" thời vua
Minh Mạng.
Nhưng, ký ức "lục tỉnh" không bao giờ xóa
nhòa cho nổi, như đầu thế kỷ 20 dù không còn "6 tỉnh" như trước mà
dân miền Nam vẫn ra báo và ưng lấy tên là "Lục tỉnh tân văn" đó đa!
Cách gọi "KỲ" (Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ) kéo
dài trên một thế kỷ, từ năm 1832 cho đến tháng 3 năm 1945 thì mới dứt hẳn (Pháp
gọi tên từng vùng bằng tiếng Pháp, tuy nhiên triều đại nhà Nguyễn và người dân
vẫn gọi... bằng tiếng Việt, là "KỲ").
Tính ra, danh xưng "KỲ" hiện diện chính thức
được 113 năm.
2/ BỘ (部): cách gọi này xuất hiện
từ tháng 3 năm 1945.
2a) Tháng 3/1945 ra đời quốc gia mang tên "Đế quốc
Việt Nam" với nội các của Thủ tướng Trần Trọng Kim. Lẽ ra vua Bảo Đại
(nguyên thủ Đế quốc VN) vẫn dùng danh xưng "KỲ" cho từng miền vì đó
là tên gọi do chính tiên tổ trong dòng tộc nhà Nguyễn đặt ra (Hoàng đế Minh Mạng).
Nhưng, vua Bảo Đại và chánh phủ Trần Trọng Kim đã đổi
sang cách gọi "Bộ" (thay vì "Kỳ"): "vuốt mặt thì phải
nể mũi" vì được cho rằng danh xưng "BỘ" là do Thống sứ phát-xít
Nhựt Bổn Nishimura đặt ra (部 , người Nhựt đọc
là ぶ /bu/,
âm Việt là "bộ").
Vì, nói nào ngay, chánh phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim
được sự bảo trợ của Nhựt mà thành hình.
2b) Thể chế Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) tiếp tục
áp dụng cách gọi "BỘ" (Nam bộ, Trung bộ, Bắc bộ). Và, thể chế Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa VN (CHXHCNVN) như hiện nay vẫn dùng cách gọi phân vùng địa
giới là "BỘ".
(trong khi đó thể chế Việt Nam cộng hòa, 1954-1975,
dùng cách gọi là "Phần" - Nam phần, Trung phần, Bắc phần)
3/ Suốt dòng chảy lịch sử trên 900 năm tự chủ của nước
Việt - kể từ năm 938 thời nhà Ngô (Ngô Quyền), rồi nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,
Hậu Lê cho đến năm 1884 thời nhà Nguyễn - nghĩa là trong những triều đại quân
chủ người Việt nắm quyền độc lập trọn vẹn trên toàn lãnh thổ, khi nhìn vào cách
phân giới lãnh thổ, thấy gì?
Có những cách phân chia về địa giới lớn nhỏ như: tổng,
phủ, dinh, trấn, thành, tỉnh, huyện .v.v.. Nhưng, không thấy xuất hiện cách
phân giới gọi là "Bộ" (部).
(mở ngoặc: "Bộ" được dùng như cơ quan hành
chánh thì có, như "lục bộ" 六 部 trong
triều đình gồm có bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công)
Cách gọi "BỘ", trong phân vùng địa giới, chỉ
thấy xuất hiện dưới thời Bắc thuộc, bị Tàu đô hộ - "Giao Chỉ bộ" 交 趾 部.
Trong khi đó, nhiều thế hệ tiền nhân người Việt, suốt
hơn 900 năm, không chọn cách gọi "BỘ" trong phân vùng địa giới.
(cũng có thể xuất hiện "Bộ", trong ý nghĩa địa
giới, vào lúc nào đó chăng? mong quí bạn giúp bổ khuyết, chỉ dẫn cụ thể) ./.
-----------------------------------------------------------
* Hình ảnh đính kèm đọc cho biết: bên nước Giữa (trung
quốc), trong quốc phòng, chia thành 5 chiến khu 战 区 ("ngũ
đại chiến khu").
Dựa theo sự phân định địa giới từng vùng, Tàu gọi là
"BỘ" 部 :
- BẮC BỘ (北 部)
Gồm Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông và
Sơn Đông.
- TRUNG BỘ (中部)
Gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Hà Nam, Thiểm
Tây và Hồ Bắc.
- TÂY BỘ (西 部)
Gồm Tứ Xuyên, Tây Tạng, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải,
Tân Cương và Trùng Khánh.
- ĐÔNG BỘ (东 部)
Gồm Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, Phúc Kiến, An
Huy và Giang Tây.
- NAM BỘ (南 部)
Gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hải Nam, Vân Nam, Quý Châu, Hương Cảng và Áo Môn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét