HOÀNG ĐẾ GIA LONG LÀ NGƯỜI HỢP NHỨT GIANG SƠN
* Tóm tắt quá trình biến động các thực thể chánh trị ở Đàng Trong & Đàng
Ngoài.
Lịch sử thì phải rạch ròi, đâu ra đó, cái gì
"có" thì nói "có" - chớ không vì thiện cảm/ác cảm rồi cắt
xén lịch sử. Do cách diễn giải lịch sử rối rắm (vô tình hay cố ý?) mà dữ kiện hợp
nhứt giang sơn lẽ ra sáng tỏ từ lâu mới phải - NHƯNG, buồn thay, vẫn còn bị làm
cho rối tung còn hơn canh hẹ. Thành thử tôi xin trình bày bằng bản đồ cho dễ
coi, mạch lạc, để quí bạn tỏ tường:
1/ Bản đồ năm 1757 (hình 1)
ĐÀNG NGOÀI: ĐẤU ĐÁ TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC
ĐÀNG TRONG: CHÚA NGUYỄN MỞ CÕI PHƯƠNG NAM.
Đầu thế kỷ 17, vào năm 1600 thành hình hai cõi: Đàng
Ngoài (từ Hà Tĩnh trở ra Bắc), Đàng Trong (từ Quảng Bình xuôi Nam tới Bình Định).
Đàng Ngoài lâm vào cuộc tranh giành quyền lực liên miên: triều đình Thăng Long
của vua Lê - chúa Trịnh đọ sức với nhà Mạc (đóng đô tại Cao Bằng), với Chúa Bầu
(đóng tại Tuyên Quang).
Trong khi đó, các Chúa Nguyễn tại Đàng Trong dốc lòng dốc sức mở mang bờ cõi, từ
Phú Yên dần xuống phương Nam.
Vào năm 1757 (xem bản đồ), ở Đàng Ngoài đã dẹp xong loạn
nhà Mạc và loạn chúa Bầu, còn Đàng Trong hoàn tất công cuộc mở cõi tới cực Nam
(Cà Mau)! Lịch sử chứng kiến 2 thực thể chánh trị cầm trịch: Chúa Nguyễn (Đàng
Trong), Vua Lê - Trịnh (Đàng Ngoài).
2/ Bản đồ năm 1773 (hình 2)
CÙNG LÚC CÓ 3 THỰC THỂ PHÂN TRANH LÃNH THỔ
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng phát vào năm 1771. Đến năm
1773 (xem bản đồ) Tây Sơn đã tạo được thế lực cai quản từ Quảng Ngãi đến Bình
Thuận.
Chúa Nguyễn chiếm cứ từ Quảng Bình vào tới Quảng Nam, và từ Gia Định xuống Cà
Mau (toàn cõi miền nam).
Đàng Ngoài thì vẫn Vua Lê - Trịnh.
3/ Bản đồ năm 1777 (hình 3):
CÒN LẠI 2 THỰC THỂ PHÂN TRANH: TÂY SƠN - LÊ TRỊNH
Vào tháng 4 năm 1777, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn
tiến vào Gia Định. Cháu nội của Chúa Nguyễn Phước Khoát là Nguyễn Phước Ánh (阮福暎), thường gọi là
Nguyễn Ánh, chạy thoát ra đảo Thổ Chu.
Quan quân Đàng Ngoài vào chiếm Thừa Thiên.
Như vậy, vào năm 1777, còn lại 2 thực thể phân tranh:
nhà Tây Sơn (chiếm cứ hầu hết Đàng Trong, ngoại trừ Thừa Thiên trở ngược ra tới
Quảng Bình), Vua Lê - Trịnh (Đàng Ngoài, và chiếm thêm Quảng Bình cho tới Thừa
Thiên).
4/ Bản đồ năm 1788 (hình 4):
THAY ĐỔI VAI TRÒ 2 THỰC THỂ: NGUYỄN ÁNH - TÂY SƠN
Sau khi Nguyễn Huệ đánh thắng Nguyễn Ánh (chú ý: lúc bấy
giờ ở Đàng Ngoài vẫn đang tồn tại triều đình Thăng Long), NHƯNG chỉ 3 năm không
lâu sau đó, vào năm 1780 Nguyễn Ánh xưng "Vương" (không tiếp nối danh
xưng "Chúa" như các bậc tiền bối) và khởi binh thâm nhập trở lại miền
Tây, liên tục khuấy đảo Gia Định...
Đến tháng 8 năm 1788, Nguyễn vương (tức Nguyễn Ánh) lấy được Gia Định, xác lập
quyền cai trị trên toàn miền Nam (tức Nam Kỳ, theo cách gọi sau này vào thời
vua Minh Mạng).
Trong khi đó Nguyễn Huệ bước qua đầu xuân Kỷ Dậu 1789
kéo quân ra Bắc đánh tan quân Thanh, kết liễu triều đình Thăng Long ở Đàng
Ngoài.
Như vậy, vào thời điểm bấy giờ 1788-1789, có sự thay đổi
vị trí của 2 thực thể trên sân khấu quyền lực. Đó là: Nhà Tây Sơn (chiếm cứ
toàn bộ Đàng Ngoài + một phần Đàng Trong từ Quảng Bình cho tới Bình Thuận), và
Nguyễn vương (chiếm cứ toàn bộ Nam Kỳ).
5/ Bản đồ năm 1802 (hình 5)
CHỈ CÒN 1 THỰC THỂ: NGUYỄN ÁNH HỢP NHỨT GIANG SƠN, LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ
Giai đoạn từ 1789 cho đến năm 1802 là cuộc phân tranh
dữ dội giữa Nguyễn vương (Nguyễn Ánh) với quân Tây Sơn.
Năm 1802, sau khi quân Nguyễn chiến thắng hoàn toàn quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh
lên ngôi Hoàng đế. Lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô tại Huế.
Năm 1804: lần đầu tiên hai chữ "VIỆT NAM" TRỞ
THÀNH TÊN NƯỚC CHÍNH THỨC, và được lưu dụng cho đến hiện nay!
Cũng là lần đầu tiên, LÃNH THỔ NƯỚC VIỆT mới hợp nhứt, trải dài hình cong chữ S
nhìn ra biển Đông, từ Móng Cái cho tới Cà Mau.
Nguồn:Nguyễn - Chương Mt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét