ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Cha Phêrô Lễ

CHA VÊRÔ LỄ

-----------------------

CHA VÊRÔ LỄ sinh ra tại họ Khánh Hội, cha nguời là Gioang Lê văn Vệ, mẹ là Anê Nguyễn thị Đạo, cha và ông nội người làm biện họ sốt sắng ân cần việc nhà thờ nhà thánh, lại lấy lời thuận lẽ êm ái mà nhũ bảo anh em cùng nên gương tốt trong họ.

Người có bốn anh em, chị hai tên Ngãi chết khi chưa có chồng, ba Lễ; tư Phép em gải chết thuở nên 4 tuổi; năm Lạ có đôi bạn cũng đã qua đời rồi.

Cha Lễ thuở bé là một trẻ hiền lành nết na, tinh không ưa rảo chơi ngoài đường ngoài ngõ như các trẻ khác hằng lúc thúc chơi trong nhà mình mà thôi; nhờ đỏ trẻ nầy khỏi nhiễm truyền thói hư nết xấu giữa nơi phố phường chợ búa.

Thuở ấy có một chú học trò trường Latinh ( là ông huyện Đàng bây giờ ) mỗi khi chú Đàng này về nhà tháng nghỉ; bỡi nhà ở một bên nhau, nên Lễ theo chơi với chủ Đàng, chẳng những ưa lời nói cách chơi; mà lại quyết muốn đi nhà trường Latinh theo gương chú ấy nữa.

Cô người là bà thông Tạo biết ý cháu mình muốn đi tu, nên thử ý cháu; một hai khi nói cùng cháu: “Đi nhà trường Latinh làm chi cực khổ, đi học trường nhà nước sướng hơn và sau làm thông ngôn ký lục, một tháng cũng đặng ba bốn chục đồng”. Lễ không chịu, nói mình muốn đi trường Latinh sau làm thầy cả mà thôi.

Ấy bởi ông bà cha mẹ đã gia công giúp việc Chúa nên Chúa thưởng lại, khấn chọn trẻ thơ này hầu giúp việc Chúa cao trọng hơn nữa.

Khi con trẻ nầy đặng chừng 12 tuổi thì cha sở là cha Thiriet thấy trẻ nầy nết na hiền lành, trông cậy Chúa sẽ dùng ngày sau mà làm sáng danh Chúa, nên cho di nhà trường.

Phận cha Vêrô nầy lao đao nhiều nỗi lắm; hết cha mẹ chết sớm, nên hễ tời tháng nghỉ hè về, thì nương nhờ khi thì bà cô, khi thì chị em.

Khi học tới lớp ba, thì bị một cluyện rủi ro mà xiêu lưu hơn ba năm. Số là nhằm lúc học trò đi dạo chơi trong lăng Đức thầy Vêrô, khi ấy mấy thầy phải một con thuẩn thả chơi, đang khi thuẩn lên tủ tu tủ tu, học trò ai nấy vỗ tay ngó nhìn con thuần (Con diều thuẩn: con diều dáng hình tròn như cái thuẩn.): rủi đâu một con trâu chạy vào đám thả thuần, bỡi Vêrô Lễ che cây dù nẻn trâu a lại xốc Vêrô lên theo thuẩn, Vêrô  rụng rời buông dù, mình văng lên trên rồi té xuống nhằm lưng trâu, đoạn trâu bán cây dù rách ten ben.

Từ ấy Vêrô phải về dưỡng bịnh lâu ngày nhiều tháng, khi lành mình rồi,  thì bà cô biểu thôi, lo kiếm chỗ mần ăn, Vêrô làm thinh không chịu mới lần mò theo xuống ở với cha Hậu dạy trường họ Mỹ Hội đâu chừng lối một năm, nên trót ba năm trôi nổi  lẫn lộn giữa thế gian, trong mấy năm ấy trong nhà trường chẳng ai còn còn nhắc đến Vêro nữa; mà Đ C T chẳng bỏ quên Vêrô đâu.

Vậy một ngày kia Vêrô trở vẻ thăm cha bề trên Thiriet, chẳng khác chỉ chim bồ câu xưa ông Noe thả ra khỏi tàu, mà bồ câu bỡi thật thà thanh tịnh, bọt nước không dùng xác chết không ưa, nên bay về tàu lại. cha Thiriet chẳng khác chi ông Noe giơ tay nưng đỡ rước Vêrô vào lại nhà trưởng, cùng cho ngồi lại lớp ba. Khi ấy tóc tai Vêrô dài tới vai cùng bịt khăn xéo nhiểu đỏ; hình thủ coi lạ như khi nhành cây oliva che khuất mặt chim câu xưa, song nhìn tỏ lại sự hiền từ ngay thật hãy còn trong trẻo nơi mặt mày.

Vốn cha Vêrô từ bé tâm tính hiền lành hay nhịn nhục lắm, khi có đều chi biết anh em bất bình cùng mình, thì người không dám nói nữa, một nhịn mà thôi, dầu mình trộng tuổi hơn mặc dầu, phần xác người ốm yếu lắm, hay đau, bỡi đó anh em hay kêu Vêrô là anh tổn thì cũng tỏ mặt vui vẻ không giận hờn.

Khi đến lớp cách vật cùng sách đoán, nhứt là lúc các cha nhà trường bỏ bổn Gury tóm vần, mà chọn bổn Tanquerey có dài hơn, thì việc học khó nhọc hơn, phần thì lớp nầy ai cũng trộng tuổi hết. hễ khi anh em mê mệt kế lại hỏi thử thầy Vêrô: học theo Tanquerey thì làm sao; thì thầy Vêrô hai tay ôm ngực, lắc đầu, nói mình mệt, ăn ngủ không đặng thở gán chẳng ra hơi.

Thật buồi ấy ai nấy tưởng thấy Vêrô không bền nồi tới chức thầy cả; song Chúa muốn gìn giữ thầy Vêrô tới chức thầy cả trước anh em khác, và cho làm việc bồn phận chừng hơn hai  năm; đầu hết ở họ Cải Mơng, mả khi mang bịnh rồi thì Đức Cha dem người về ở tại Saigon cho gần thuốc men, như vậy người làm việc thêm đặng 8 tháng nữa, đoạn từ ấy tới sáu năm sau người làm việc gì không nổi, nằm một chỗ chịu đau đớn mà thôi.

Bịnh cha Vêrô trầm trệ lâu năm nhiều cơn xung yếu, mà người không chết thì ai ai cũng lấy làm lạ, còn kẻ giúp đỡ lâu thét cũng sờn lòng thối chí.

Nói tắt một lời: Trong hai năm người còn lại việc tại Cái Mơng và Saigon, thì bồn đạo ai nấy đều thương mền và lấy người làm dễ; nhứt là mấy bà phước Cái Mơng. cùng mấy thầy dòng dạy trường Taberd, hễ khi nghe nhắc đến tên cha Vêrô  thì đều tỏ một vui vẻ cùng khen cha thật hiền lành cùng rộng phép, ai xin đều gì thì ừ mau mau.

Còn khi bịnh hoạn thì nằm một chỗ, thì hằng nhịn nhục chịu bằng lòng luôn, không nghe người năn nỉ khi nào, thiệt người có đức nhịn nhục chẳng phải thường.

Mấy năm ở trên giường đó, hễ ai tới thăm thì người tỏ mặt vui vẻ cám ơn cùng an ủi người ta, còn an ủi mình thì hay lấy gương bà thánh Lidvida nằm 24 năm một chỗ; người cũng xin người ta cầu nguyện cùng đấng nọ đấng kia cho mình.

Còn tôi là bạn thầy cả lại là anh em một lớp cùng cha, hễ mấy khi tới thăm cha, cha tỏ cho tôi biết đều cực trí cha hơn hết; là người ở một mình như vậy và xin tôi cầu nguyện cho người.

Cơn bịnh phong giựt lần sau hết đây, thì cha liệt nằm thim thíp năm bữa không nói gì được, chỉ còn một hơi thở hoi hóp đó mà thôi, đàm khạt giổ không đặng nó trào ra luôn.

Sớm mai ngày thứ hai 6 Novembre cha tắt hơi êm thấm không ai hay; qua chiều thứ ba Đức Cha chánh và nhiều cha cùng đô hội bồn đạo họ nọ họ kia, tựu tại nhà thờ Chí Hòa hát kinh Vesperas; Đức cha làm phép xác, cha kỷ lục Tòng đưa xác, có người có thỉnh rạp họ Chợ Quán

Ớ cha Vêrô

Đôi lời đồng liêu doãn tích hạnh cha, công đức cha thấy đã làm cao dày, mà phần thường cha nào ai biết đặng.

Vậy ngày nào cho đặng kề gần Chúa, thì xin nhớ riêng bọn anh em mình là lớp lao đao gặp hồi bỉ cực, vả cha hãy cầu thay đáp ngỡi cho những người đã giăng tay thay phiên mà trợ giúp cho hơn bảy năm trường.

J. L.

. Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1916


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét