ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Hiệu ứng Bradley (Bradley Effect)

 “HIỆU ỨNG BRADLEY” (Bradley Effect)

* Joe Biden vào lúc này đang tự rơi vào cái bẫy được gọi là “Hiệu ứng Bradley”.
1) Trước khi giải thích về "hiệu ứng Bradley", đây nhắc tới một sự kiện long trời lở đất hồi năm 1984. Lúc đó, trong cuộc đua vào tòa Bạch Cung, ông Ronald Regan đảng CH đè bẹp ứng viên Mondale đảng DC tới mức không ngờ nổi. Reagan thắng cử gần như tuyệt đối: thắng tại 49 /50 tiểu bang! (ứng viên DC Mondale chỉ thắng vỏn vẹn tại 1 tiểu bang, Minnesota, kêu bằng là cho DC đỡ tủi)

Reagan chinh phục lá phiếu cử tri tại 49 tiểu bang (hầu như chiếm lĩnh toàn bộ nước Mỹ), điều này có nghĩa là: có những tiểu bang vốn dĩ "thành đồng" bên đảng DC, NHƯNG cử tri đã chuyển sang bỏ phiếu cho bên CH nhiều hơn!

Người ta nói đến "hiệu ứng Bradley" - trong những lý do tạo nên sự thắng cử áp đảo không ngờ của Ronald Reagan.

2) Hiệu ứng Bradley (Bradley Effect) là gì?
Trước đó nữa, vào năm 1982, trong cuộc tranh cử chức Thống đốc tiểu bang California, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy ông Tom Bradley, thị trưởng Los Angeles người da đen, đều dẫn điểm trước đối thủ George Deukmejian, người da trắng. Và dẫn điểm ở một khoảng cách đáng kể.
Nào dè, Tom Bradley bại trận!

Giới phân tích chánh trị nhảy vào tìm hiểu, và rồi họ "phát hiện":

Trong bối cảnh của một nền "chánh trị phải đạo" (political correctness) chi phối, thời thượng trên ngôn luận là "đồng tính", là "tự do cho nữ quyền, kể cả quyền quyết định giết chết hài nhi trong bụng", là "tự do cho da đen" (mặc dù, xin chú ý: không đâu bằng nước Mỹ mà người da đen được bảo vệ tốt hơn hết, không nước nào ở phương Tây, ở châu Âu có một tổng thống là người da đen như Mỹ với ông Obama) .v.v...

Thành thử khi thăm dò, ai cũng nói theo thời thượng "phải đạo" - trong đó có cả việc nêu ý kiến ủng hộ DC cho khỏi bị làm phiền bởi những người ủng hộ DC (quải đản thay, không phải là thái độ trí thức mà những người DC lại rất thường hung hãn, hung hăng, hùng hổ), hoặc là người được khảo sát ý kiến bèn giữ im lặng cho qua chuyện.

NHƯNG, khi đi bỏ phiếu thì họ chọn lựa đúng với suy nghĩ của họ. Lúc đó chỉ có mỗi cử tri đối diện với lá phiếu của họ (không bị truyền thông phe đảng xía vô làm phiền), họ thực sự được TỰ DO.

Giới phân tích gọi tên cho hiện tượng cử tri nói một đàng nhưng bỏ phiếu một nẻo, là "Hiệu ứng Bradley"!

3) Chỉ vì không tiên liệu về "hiệu ứng Bradley", mà giới chính khách bên DC bị choáng váng - trong kỳ Ronald Reagan đại thắng tới 49/50 tiểu bang (năm 1984).
Hoặc, ở mức "nhẹ" hơn chưa phải long trời lở đất (chiến thắng áp đảo hầu hết nước Mỹ), là kỳ tranh cử TT năm 2016 khi Hillary được thăm dò tới 90% cử tri ủng hộ, để rồi Donald Trump mới là người chiến thắng!
Ở đây, cũng có "hiệu ứng Bradley", bên DC quá tin vào các cuộc thăm dò rồi ... té chỏng gọng.
Lúc thăm dò, không ít cử tri nói một đàng, nhưng đến lúc bỏ phiếu thì họ thực hiện hoàn toàn khác đi.

* Vào lúc này, gần đến kỳ bỏ phiếu/kiểm phiếu TT 2020, Joe Biden đang rơi vào cái bẫy được gọi là “Hiệu ứng Bradley”, bộ sậu của ông ta không tài nào biết được thực hư về thái độ của cử tri Mỹ.

Trong khi đó, Kyle Dropp - giám đốc điều hành Bộ phận khoa học dữ liệu và khảo sát của Morning Consult - nhận định: kỳ tranh cử TT 2020 đang đến gần, có nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump - nhưng họ “ngại” thừa nhận công khai trong các cuộc thăm dò dư luận (do báo chí đa phần thiên tả DC tổ chức).

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét