ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Electoral Colleges là những đoàn cử tri danh dự, bỏ phiếu theo nghi thức - "Một miếng giữa đàng hơn một sàng xó bếp"

 ELECTORAL COLLEGES LÀ NHỮNG ĐOÀN CỬ TRI DANH DỰ, BỎ PHIẾU THEO NGHI THỨC - "MỘT MIẾNG GIỮA ĐÀNG HƠN MỘT SÀNG XÓ BẾP"

Thiệt sự, stt này chỉ là Phụ chú, bởi vì thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ tôi đã trình bày xong xuôi, đúng bản chất CHÁNH TRỊ DÂN CHỦ rất đặc sắc của nước Mỹ qua bài sau: Thể thức Bầu cử Tổng thống Mỹ 1, và bài: Thể thức Bầu cử Tổng thống Mỹ 2.
Nếu quí bạn nào chưa đọc, xin đọc đi đã, trước khi đọc Phụ chú này (để khỏi "gõ vào cánh cửa đã mở", khỏi thắc mắc những gì tôi đã giải thích, mắc mệt).

Đây, chỉ nhắc điều chánh yếu là: trong tiến trình người dân Mỹ bỏ phiếu bầu Tổng thống / được kiểm phiếu POPULAR VOTES THEO TỪNG TIỂU BANG, và chỉ xuất hiện Electoral votes (Phiếu tuyển cử, còn gọi là "Phiếu Tổng thống") mang tính chất một thể thức qui đổi "chấm điểm".
Xin quí bạn chú ý: HOÀN TOÀN KHÔNG XUẤT HIỆN NHỮNG ELECTORAL COLLEGES trong giai đoạn quan trọng này của cuộc bầu cử!

Năm nay, bầu cử TT Mỹ vào ngày 3/11/2020, và mãi hơn một tháng sau thì mới họp những Electoral Colleges vào ngày 14/12/2020.
Electoral colleges thực chất là gì? Mắc gì phải hội họp, sau khi đã có kết quả ứng viên đắc cử Tổng thống?

1/ Mời quí bạn đọc, theo Hiến pháp Mỹ điều II, phần 1 có qui định: "Các Thượng nghị sĩ và Dân biểu liên bang KHÔNG được tham gia vào những Electoral colleges". Tức những thành viên có mặt trong các electoral colleges - như vậy - không thủ đắc tư cách đại diện của cử tri, không đại cử tri gì ráo. Người dân không hề bỏ phiếu bầu ra những electors này.

Bao nhiêu electors được cử đi? Là dựa trên số lượng nghị sĩ (Thượng nghị sĩ, Dân biểu liên bang) của mỗi tiểu bang, NHƯNG electors KHÔNG phải là nghị sĩ! Chẳng hạn, tiểu bang California có 55 electors, Texas có 38 electors...

Họ, những electors (tuyển cử viên), là những doanh nhân, nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội..., tắt một lời họ là celebrities trong tiểu bang. Họ được giới chức chánh quyền / giới chức đảng phái trong mỗi tiểu bang TUYỂN chọn và CỬ đi "phó hội bàn đào" trong vai trò những cử tri danh dự.

2/ Mời quí bạn đọc tiếp, theo luật pháp qui định và được Tối cao Pháp viện minh định lần nữa trong năm 2019, là: "Các tuyển cử viên (electors) phải CAM KẾT bỏ phiếu cho ứng viên thắng cử tại tiểu bang! Nếu VI PHẠM cam kết, tuyển cử viên (elector) SẼ BỊ THAY bằng tuyển cử viên khác".

Cuộc bỏ phiếu của các tuyển cử viên (electors) được gọi là "formal voting". Nhiều người dịch sang tiếng Việt bấy lâu nay là... "bỏ phiếu chính thức" - rồi tự rước vô đầu mình cái suy nghĩ trật lất là những electors đóng vai trò quyết định chính thức bầu ai làm Tổng thống.

Coi, đi bỏ phiếu mà ĐÃ BIẾT TRƯỚC KẾT QUẢ, và phải cam kết bỏ phiếu theo đúng kết quả có sẵn. Vậy, đâu phải là bỏ phiếu đúng nghĩa "bầu chọn" nữa.
"Formal", ở đây mang nghĩa là: "hình thức", "nghi thức". Ở đây, các đoàn tuyển cử viên (electoral colleges) thực hiện BỎ PHIẾU THEO NGHI THỨC (formal voting) không hơn không kém.

Nhớ lại, hồi tháng 11 năm 2016, bà Hillary thắng cử tại tiểu bang California, còn ông Trump thắng cử tại tiểu bang Florida, Texas... Vậy nên, vào tháng 12 diễn ra cuộc "phó hội" thì 55 electors của California phải bỏ phiếu cho bà Hiilary / còn 38 electors của Texas, 29 electors của Florida phải bỏ phiếu cho ông Trump.
Và, bỏ phiếu ra sao mặc lòng thì kết quả chung cuộc của formal voting này vẫn phải bảo đảm cho Donald Trump đắc cử Tổng thống (vì cuộc bầu cử của người dân Mỹ vào tháng 11 trước đó đã có kết quả chính thức là ông Trump trở thành Tổng thống).

3/ Vậy, mắc giống gì phải diễn ra những cuộc bỏ phiếu theo nghi thức?

Ta nói, sinh hoạt chánh trị của bất cứ quốc gia nào cũng đều có những lễ thức, nghi thức (mỗi nước bày ra mỗi cách thức khác nhau).
Loan báo ai đắc cử Tổng thống, đó là phần việc của hệ thống báo đài. NHƯNG, chưa đủ, cần phải được XÁC NHẬN theo một thể thức long trọng.

Ở Mỹ, thể thức được xác định là tiến hành những cuộc FORMAL VOTING của các đoàn cử tri danh dự (electoral colleges).

Về phần các electors, cuộc bỏ phiếu thừa biết là KHÔNG ĐƯỢC THAY ĐỔI KẾT QUẢ CÓ SẴN - nhưng đây là cuộc "phó hội" danh dự! Phải là những celebrities của mỗi tiểu bang thì mới được mời, được cử đi.

Xin mượn thành ngữ VN để nói, "một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp"! Nếu bạn không phải celebrities thì... mơ đi, không có "cửa" để vào ngồi trong các electoral colleges đâu!

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét