BÚNG, BÌNH DƯƠNG -- Sáng Chúa nhật 21/8/2005 đông đảo giáo dân họ
đạo Búng (Bình Dương) giáo phận Phú Cường đã hân hoan chào đón Đức Tổng
giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, sứ thần Tòa Thánh tại Benin-Togo (Phi
Châu), và Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường, để
cùng dâng lễ trọng thể nhân dịp 100 em thiếu nhi của giáo xứ lãnh nhận
bí tích thêm sức.
"Giáo xứ Búng” là cái tên có nguồn gốc khá lạ như sau: Vào thời vua
Gia Long ( 1802 – 1820) có một người giáo dân tên Bình quê quán ở Quảng
Ngãi. Sau khi thi đỗ Bảng Nhãn được cử chức Tri Châu . Sau mười hai năm
làm quan, ông trở về quê làm nghề Đông y, hiệu Đức Trọng. Trong nhiều
lần vào vùng Lái Thiêu, ông đã để ý một búng nước lớn, bao bọc bởi một
khu đất thấp rất phì nhiêu và rộng rãi, ông liền đem gia đình đến đó lập
nghiệp cùng với một số người nữa cũng theo đạo công giáo. Vì vùng đất
mầu mỡ, sông rạch thuận tiện lưu thông nên số người tới sinh sống gia
tăng. Vì vậy “ Búng “ trở thành địa danh thông dụng để gọi vùng đất xã
Hưng Định và xã An Thạnh lân cận (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương). Đến
cuối thế kỷ thứ 20 này được khỏang 4.000 người công giáo.
Họ Búng là một họ đạo ở miền đông Nam bộ và là một trong những họ đạo lớn của địa phận Phú Cường. Trước đây giáo xứ Búng có nhiều họ nhánh như Bố Mua, Bến cát, Bình Sơn, Bà Trà và Bến Sắn, nay các họ nhánh này đều đã có cha sở.
Họ Búng là một họ đạo ở miền đông Nam bộ và là một trong những họ đạo lớn của địa phận Phú Cường. Trước đây giáo xứ Búng có nhiều họ nhánh như Bố Mua, Bến cát, Bình Sơn, Bà Trà và Bến Sắn, nay các họ nhánh này đều đã có cha sở.
Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt và các bà trong các Hội, Đoàn |
“Họ Búng đã sản sinh ra 02 giám mục, trên 40 linh mục, trên một
trăm tu sĩ, và vinh dự đặc biệt là vị linh mục đã sinh ra, lớn lên, khởi
tu ngay tại họ đạo Búng đã được phúc tử đạo và được Tòa Thánh sắc phong
hiển thánh, đó là thánh Phêrô Đoàn Công Quí.
Thánh lễ diễn ra trang nghiêm có các phần cần thiết trong nghi thức ban phép thêm sức nhưng một trăm khuôn mặt là cả ngàn niềm vui và hân hoan trong Chúa Thánh Thần. Bầu khí ấm cúng, thân thiện được tỏ rõ vì đây là lần đầu tiên người em ruột của cha chánh xứ Micae Nguyễn Văn Minh, từ Châu Phi về đây trong chức vụ Tổng giám mục và là linh mục xuất thân từ đất Bình Dương nhiều hoa trái thơm ngon của Trời.
Đặc biệt trong cuộc trao đổi ngắn, tâm tình của Đức Tổng rất đơn sơ và nét mặt hiền hòa như trải rộng với mọi người, như hòa nhịp cùng những bước chân đã từng rong ruỗi các nẻo đường Châu Âu, châu Mỹ La Tinh, Châu Phi của Ngài. Đức cha cho biết: công việc của một sứ thần tại hai nước Bênin và Tôgô khá bận rộn vì phải đại diện Tòa Thánh trong việc tiến hành chọn giám mục và nhiều việc khác liên quan. Đức Cha kể vài câu chuyện khi làm việc ở vài nước, như: dù là ai, chức vụ gì, Ngài không ngại cùng người quản lý đi ra phố chợ mua thức ăn cho trẻ em da đen. Khá thú vị khi Đức Cha khen ngợi giáo dân tại nước Mỹ rất rộng rãi chia sẻ, dù Ngài không cất lời xin, đã tự ý hỗ trợ thuốc men để Đức Cha phân chia cho các điểm phát thuốc miễn phí, chủng viện, bệnh viện. Nơi Ngài làm việc thường là cần những người có chuyên môn như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư nông nghiệp để giúp đỡ cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe, trợ giúp giáo dục, hướng dẫn cách trồng trọt có hiệu quả……
Vì sở trường của Đức Tổng là truyền giáo nên Đức Cha thích giảng dạy, hỏi han, thăm viếng và suy nghĩ về cách cư xử trong tương quan giữa các mối quan hệ; dù rằng mối nguy hiểm cận kề của những người truyền giáo tại các nước Châu Phi là bệnh sốt rét do muỗi mà nếu không cẩn thận việc tử vong là khá dễ dàng.
Ý sau cùng của cuộc trò chuyện: là một người Việt Nam, Đức Tổng cũng nhớ Việt Nam như bao người Việt tha hương khác. Vì thế Ngài rất vui khi được thăm quê hương và được đón nhận tâm tình cởi mở, thân thiện, tình cảm của nhiều người dù chỉ là chuyến về thăm có tính gia đình.
Trong thánh lễ, người ta nghĩ gì khi nhìn người anh xông hương cho người em theo nghi thức tỏ lòng tôn kính? Cùng đứng trên bàn thờ nhưng hai người có vị trí khác nhau dẫu hai đôi bàn tay đều có dấu ấn của sự thánh hiến.
Thánh lễ diễn ra trang nghiêm có các phần cần thiết trong nghi thức ban phép thêm sức nhưng một trăm khuôn mặt là cả ngàn niềm vui và hân hoan trong Chúa Thánh Thần. Bầu khí ấm cúng, thân thiện được tỏ rõ vì đây là lần đầu tiên người em ruột của cha chánh xứ Micae Nguyễn Văn Minh, từ Châu Phi về đây trong chức vụ Tổng giám mục và là linh mục xuất thân từ đất Bình Dương nhiều hoa trái thơm ngon của Trời.
Đặc biệt trong cuộc trao đổi ngắn, tâm tình của Đức Tổng rất đơn sơ và nét mặt hiền hòa như trải rộng với mọi người, như hòa nhịp cùng những bước chân đã từng rong ruỗi các nẻo đường Châu Âu, châu Mỹ La Tinh, Châu Phi của Ngài. Đức cha cho biết: công việc của một sứ thần tại hai nước Bênin và Tôgô khá bận rộn vì phải đại diện Tòa Thánh trong việc tiến hành chọn giám mục và nhiều việc khác liên quan. Đức Cha kể vài câu chuyện khi làm việc ở vài nước, như: dù là ai, chức vụ gì, Ngài không ngại cùng người quản lý đi ra phố chợ mua thức ăn cho trẻ em da đen. Khá thú vị khi Đức Cha khen ngợi giáo dân tại nước Mỹ rất rộng rãi chia sẻ, dù Ngài không cất lời xin, đã tự ý hỗ trợ thuốc men để Đức Cha phân chia cho các điểm phát thuốc miễn phí, chủng viện, bệnh viện. Nơi Ngài làm việc thường là cần những người có chuyên môn như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư nông nghiệp để giúp đỡ cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe, trợ giúp giáo dục, hướng dẫn cách trồng trọt có hiệu quả……
Vì sở trường của Đức Tổng là truyền giáo nên Đức Cha thích giảng dạy, hỏi han, thăm viếng và suy nghĩ về cách cư xử trong tương quan giữa các mối quan hệ; dù rằng mối nguy hiểm cận kề của những người truyền giáo tại các nước Châu Phi là bệnh sốt rét do muỗi mà nếu không cẩn thận việc tử vong là khá dễ dàng.
Ý sau cùng của cuộc trò chuyện: là một người Việt Nam, Đức Tổng cũng nhớ Việt Nam như bao người Việt tha hương khác. Vì thế Ngài rất vui khi được thăm quê hương và được đón nhận tâm tình cởi mở, thân thiện, tình cảm của nhiều người dù chỉ là chuyến về thăm có tính gia đình.
Trong thánh lễ, người ta nghĩ gì khi nhìn người anh xông hương cho người em theo nghi thức tỏ lòng tôn kính? Cùng đứng trên bàn thờ nhưng hai người có vị trí khác nhau dẫu hai đôi bàn tay đều có dấu ấn của sự thánh hiến.
Đức Tổng và Cha Minh |
Từ khi làm cha sở họ đạo Búng, cha chánh xứ Micae Nguyễn Văn Minh
đã trùng tu để nhà thờ đẹp hơn, từ việc dựng hàng rào đến việc xây nhà
nguyện ở nghĩa trang đất Thánh, các đài Đức Mẹ; lại còn chăm chút cho
tình người như phát gạo cho người nghèo hàng tháng, chăm sóc cho học
sinh nghèo. Đặc biệt là cha xây dựng một nhà nuôi trẻ mồ côi có tên “
Nhà Tình Thương Thuận An “, hiện đang nuôi năm mươi em ăn học đủ các cấp
lớp…….Cha sở còn cho biết cha rất vui và hạnh phúc với đoàn chiên gần
6.500 người, hiền lành, ngoan đạo ở đây.
Đến cuối ngày, một chương trình văn nghệ của giáo xứ mừng Đức Tổng về thăm quê hương và mừng cha sở đã trông coi giáo xứ 25 năm có chủ đề rất thơ mộng “ Về Bến Xưa ” làm cho họ đạo vui vẻ, sum vầy.
Đến thăm họ đạo Búng ngày hôm nay, người ta vui như ngày hội, khuôn mặt của Chúa Kitô như ẩn hiện đâu đây: trong lùm cây xanh hay đám mây trắng hay tung tăng trong làn gió mát của ngôi nhà thờ đã có từ lâu đời? Một niềm tự hào của giáo hội địa phương.
Đến cuối ngày, một chương trình văn nghệ của giáo xứ mừng Đức Tổng về thăm quê hương và mừng cha sở đã trông coi giáo xứ 25 năm có chủ đề rất thơ mộng “ Về Bến Xưa ” làm cho họ đạo vui vẻ, sum vầy.
Đến thăm họ đạo Búng ngày hôm nay, người ta vui như ngày hội, khuôn mặt của Chúa Kitô như ẩn hiện đâu đây: trong lùm cây xanh hay đám mây trắng hay tung tăng trong làn gió mát của ngôi nhà thờ đã có từ lâu đời? Một niềm tự hào của giáo hội địa phương.
Maria Vũ Loan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét