ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

Từ cái Chữ ra mạch Sử

 TỪ CÁI CHỮ RA MẠCH SỬ

(xuất phát từ câu hỏi: "Phnom Penh, sao gọi là Nam Vang"?)

Ta nói việc chuyển ngữ Việt hóa là mượn cầu nối chữ Hán. Tỉ như Norway, chữ Hán ghi là , âm Việt-Hán là "Na Uy" đó đa! Người Tàu đọc là /Nuó wēi/ tức họ phiên âm (đọc na ná) với Norway; nhưng người Việt đọc khác hẳn, là "Na Uy" thì đây không phải là phiên âm nữa (âm đọc khác xa so với Norway) mà là chuyển ngữ Việt hóa. Vậy đó, Phnom Penh 金邊, âm Việt-Hán là "Kim Biên".

Ủa, sao không nói "Kim Biên"? Hai chữ "Nam Vang" từ đâu ra?

NAM VANG là tên gọi do vua quan người Việt đặt ra!

Vào năm 1835, lúc bấy giờ vua Minh Mạng đã cử Trương Minh Giảng tiến binh và sáp nhập Chân Lạp vào nước Đại Nam. Chân Lạp được đổi thành "Trấn Tây thành" (鎮西城), chỉ là một Trấn của nước Đại Nam mà thôi.

Việc cai trị tại "Trấn Tây thành" (Chân Lạp) đều do quan Việt sắp đặt, còn người Khmer tại đây chỉ đảm nhiệm việc nhỏ.

Trấn Tây Thành (Chân Lạp) được chia ra làm 33 phủ và 2 huyện. Hết thảy đều đặt tên Việt (không dùng tiếng Khmer). Phnom Penh đổi sang tên mới, gọi là "Nam Vang" - sự vẻ vang của nước Nam (Đại Nam).

Thời bấy giờ, kinh đô của Chân Lạp là Oudong (đây là kinh đô cuối cùng trước khi vương triều Khmer thiên đô về Phnom Penh vào năm 1866). Trong giai đoạn Chân Lạp sáp nhập vào nước Đại Nam, Oudong cũng đổi sang tên mới, gọi là "Tầm Vu" .

Việc sáp nhập Chân Lạp trở thành một "trấn" của nước Đại Nam khá ngắn ngủi, từ năm 1835 đến năm 1841.

Người Việt ở Sài Gòn, ở miền Tây hiện nay vẫn còn nhiều người theo thói quen gọi Phnom Penh là NAM VANG.

---------------------------------------------------------

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét