ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Tại sao văn hóa lễ hội Miền Nam khác với Miền Bắc ?

VĂN HÓA LỄ HỘI MIỀN NAM TẠI SAO KHÁC MIỀN BẮC ?

Kỳ 2: KINH NGHIỆM LỄ HỘI MIỀN NAM: TRẢ LỄ HỘI VỀ CHO NHÂN DÂN

(Bài gốc của Tiến sĩ Trần Công Tâm & kỳ 1, theo đường dẫn cuối stt này) (*)

Liệu có thể khôi phục được những giá trị cũ (ở các lễ hội miền Bắc) để xây dựng niềm tin cho người dân không?

"Việc xây dựng trở lại là hiếm hoi khi niềm tin đã đổ vỡ! Hiện lễ hội đang là một bức tranh hỗn loạn, dù vẫn có những yếu tố tốt đẹp, khi không ai còn chia sẻ với nhau được nữa." (Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn)

*&*

* "Tính cộng đồng tự quản trong lễ hội Nam Bộ rất cao. Trong khi đó ở miền Bắc, tính tự quản rất thấp do bị lợi dụng hoặc bị chính quyền địa phương can thiệp" (TS Nguyễn Trí Nguyên)

* Văn hoá của lưu dân Việt trên đất Nam Bộ, ngay buổi đầu vốn đã là một nền văn hoá “biên ngoại”, ít chịu sự ảnh hưởng rõ ràng và trực tiếp từ văn hoá Tống Nho “chính thống” miền Bắc.

Ngược lại, thế hệ Nho gia đầu tiên ở Nam Bộ tiêu biểu là Võ Trường Toản, chịu ảnh hưởng mạnh của Minh Nho - chủ trương “Tri ngôn dưỡng khí”, “Tri hành hợp nhất” và đề cao đạo nghĩa, trọng thực tiễn, học để thực nghiệp.

Vì vậy, họ sẵn sàng tự nguyện tiếp nhận các yếu tố văn hóa Chàm, Hoa Minh Hương và Khmer tôn vinh những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa bảo an đối với người dân.

Thái độ này là nền tảng cho phong cách NĂNG ĐỘNG, CỞI MỞ, DỄ DUNG HỢP VÀ BAO DUNG trong giao tiếp văn hoá của người Việt ở Nam Bộ.

* Người miền Nam thường cố gắng tách biệt rành mạch nơi làm ăn và nơi thờ cúng, và KHÔNG tìm cách kiếm tiền nơi thờ cúng!

Hiện nay, truyền thống chung của nhiều lễ hội miền Nam, là người tham dự được ăn uống, thậm chí nghỉ ngơi miễn phí. Đóng góp tùy tâm.

Có những lễ hội qui mô rất lớn thu hút hàng triệu người tham dự như lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương), lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh), lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) và Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực là một hình mẫu đẹp, được tổ chức hàng năm vào các ngày 26, 27 và 28/08 âm lịch tại Kiên Giang.

Đây là một lễ hội vừa có tính dân gian cúng giỗ một nhân thần, vừa có tính lịch sử tưởng niệm một nhân vật lịch sử, vừa có tính chất tôn giáo (kết hợp ba trong một).

Vì đây cũng là dịp bà con Phật Giáo Hòa Hảo suy tôn (ngài Nguyễn Trung Trực là "Thượng đẳng đại thần" trong Bửu Sơn Kỳ Hương, trong Phật Giáo Hòa Hảo).

Trước lễ hội, hàng vạn người đưa công đức về. Công đức là tiền, hoa quả, bánh trái, gạo, thịt, rau quả… Ở đây có Ban cộng đồng tự quản do dân bầu lên, có sổ sách thu chi minh bạch. Trong lễ hội, số vốn công đức mang về có thể nuôi cơm cho 2 vạn người ăn trong 5-10 ngày.

* NHÌN CHUNG, trên toàn cảnh các lễ hội hiện nay:

Cần trả lễ hội về cho nhân dân, để những chủ thể lễ hội tự quản tài chính.

Vai trò nhà nước ở đây là không can thiệp vào công việc nội bộ, mà là công nhận Ban tự quản do dân bầu ra.

-----------------------------------------------------------

(*) Bài kỳ 1: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1141942326239746

(*) Nguồn bài gốc: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1141539349356914&id=100005025792996).



Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét