Xe ngựa của ông Hai Sộp (Cầu Ngang, Hưng Định)
Cùng
nhắc đến hình ảnh chiếc xe ngựa, nhưng trong câu thơ đầy xúc cảm của Bà Huyện
Thanh Quan: “Dấu xưa của xe ngựa hồn thu thảo” thì mênh mông một nỗi u hoài
muôn thuở của con người trước sự phế hưng biến đổi cùng năm tháng: “Nền cũ lâu
đài bóng tịch dương”. Còn “dấu xưa xe ngựa...” sắp nói sau đây là nỗi buồn man
mác, khi nhớ về chiếc xe thổ mộ (xe ngựa) cụ thể, một hình ảnh quen thuộc đã
gắn liền với cuộc sống của cư dân Bình Dương từ những năm tháng xa xưa cho đến
tận thời gian gần đây. Thế mà điều đó hiện nay đã gần như vắng bóng trên đường
phố và cả đường làng ở vùng nông thôn Bình Dương.
Trở lại thời mới khai khẩn miền đất mới phương Nam, đất Thủ Dầu Một là một trong những cái nôi hình thành chiếc xe thổ mộ ở Nam bộ. Trong từ điển tiếng Việt miền Nam, học giả Vương Hồng Sển giải thích: “Xe thổ mộ là chiếc xe do một ngựa kéo dùng chở hàng hóa cho khách bộ hành vùng ngoại ô Sài Gòn, Chợ Lớn, Lái Thiêu” (trang 643). Có nhiều cách giải thích vì sao xe ngựa được gọi là xe thổ mộ. Về nguồn gốc, địa chí thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, xe ngựa của Nam bộ là phỏng theo mô hình kiểu xe song mã của Âu châu. Các nhà văn Sơn Nam, Nguyễn Nguyên giải thích “thổ mộ” bắt nguồn từ hai chữ “thảo mã” nghĩa là loại xe dùng ngựa để chở cỏ của người Trung Quốc. Người khác cho rằng, trước đây việc chở quan tài để chôn xa phải dùng đến xe ngựa đưa đến chỗ đất (thổ) mồ mả (mộ), nên quen gọi xe ngựa là xe thổ mộ (theo ông Hoàng Anh SGGP số 375/1998). Nhưng số đông tác giả cho rằng, vì mui chiếc xe có hình khum khum mu rùa, giống như nấm mộ (mả đất) nên xe được gọi là xe thổ mộ. Ngoài ra có nhiều cụ già Bình Dương lại khẳng định rằng, thổ mộ là tên gọi xe Thủ Dầu Một do nói nhanh, nói gọn của người Nam bộ mà thành. Cách giải thích trên, nhất là giải thích xe thổ mộ là tên để chỉ xe ngựa Thủ Dầu Một còn phải được tìm hiểu thêm. Nhưng rõ ràng, đất Thủ Dầu Một - Bình Dương có nhiều mối quan hệ trong việc hình thành, sáng tạo cũng như việc sớm sử dụng một cách rộng rãi và lâu dài đối với chiếc xe thổ mộ này.
Từ cuối thế kỷ XIX, đất Thủ Dầu Một là nơi nghề thủ công phát triển mạnh, kinh tế giao thông hàng hóa rộng khắp nhờ vào nguồn nhân lực, thợ lành nghề đông đảo, nguyên vật liệu gỗ rừng, khoáng sản đặc dụng, dồi dào, lại ở vị trí thuận lợi cho việc giao thương đường thủy, đường bộ, tạo nên một quang cảnh tấp nập “trên bến dưới thuyền”, nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng hóa rất lớn. Đường bộ, ngoài đôi chân, phương tiện giao thông gần như duy nhất là xe ngựa. Vì thế nghề chế tác xe thổ mộ và nghề chuyên chở bằng loại xe này nhanh chóng phát triển. Sự phát triển này còn ghi rõ trong các bài vè, câu hát, ca dao... và trong bài vè chợ Thủ dưới đây cho thấy cùng với nghề mộc (trại cưa) nghề xe thổ mộ rất thịnh hành, số xe tại bến xếp thành hàng dài để chở khách:
“Xuống tới đầu chợ
Trại cưa trước mặt
Thổ mộ có hàng
Rủ nhau soạn bàn
Đi về Bưng Cải
Mênh mông đại hải
Khắp cả Châu Thành”
(Vè chợ Thủ – trích Dân ca Sông Bé, NXB Tổng hợp 1991, trang 49)
Từ xưa nay, chợ Thủ Dầu Một luôn là ngôi chợ trung tâm của tỉnh lỵ, chợ đầu mối đưa nhận khách và hàng hóa đi về giữa Thủ Dầu Một và Sài Gòn – Gia Định hoặc giao nối đi về các thị trấn làng xã trong tỉnh. Vì thế trong bài “Vè 47 chợ” đã mô tả nét đặc biệt về sự nhộn nhịp ra vào “dọc ngang” của đoàn xe thổ mộ tại ngôi chợ quan trọng hàng đầu này:
“...Thiên hạ thất kinh
Là chợ Hớn Quản
Khô như bánh tráng
Là chợ Phan Rang
Xe thổ mộ dọc ngang
Là chợ Thủ Dầu Một
Khỏi lo ngập lụt
Là chợ Bưng Cầu...”
(Vè 47 chợ)
Theo nhiều tài liệu, vào đầu thế kỷ XX, phương tiện giao thông của cả miền Đông Nam bộ chỉ có khoảng năm ba chiếc ô tô (lúc bấy giờ gọi là xe điện), chạy các tuyến đường Sài Gòn – Chợ Lớn, Sài Gòn – Hóc Môn, Sài Gòn – Thủ Dầu Một. Đó là những chiếc xe đò còn rất thô sơ, nhưng chỉ những người quyền quý, có tiền mới dám sử dụng. Còn đa số dân lao động thường đi bộ, khá hơn thì đi xe thổ mộ, nhất là khi có hàng hóa cần phải chuyên chở thường phải dùng đến loại xe ngựa này. Vì vậy, xe thổ mộ có cơ hội phát triển nhanh. Các cơ sở đóng xe ngựa và nuôi ngựa đã sớm được hình thành và cũng hình thành luôn cả một đội ngũ chuyên làm nghề đánh xe ngựa. Tuy xe ngựa đã xuất hiện nhiều nơi ở Nam bộ, nhưng vào thời ấy cả vùng Đông Nam bộ chỉ có vài ba nơi có khả năng sản xuất được chiếc xe ngựa và thường dùng loại phương tiện này là ở Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Dầu Một và Lái Thiêu. Hai trong 4 địa danh ấy nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày nay. Điều đó cho thấy, xe thổ mộ thời xa xưa đã rất phát triển ở Bình Dương. Người ta vẫn gọi xe sản xuất tại đây là xe Thủ Dầu Một để phân biệt với xe nơi khác. Hơn thế, trong việc truyền miệng trong dân gian, nhiều người còn tin rằng chợ Thủ, chợ Lái Thiêu là cái nôi đầu tiên sản sinh ra chiếc xe “thùng Thủ”, tức là chiếc xe ngựa - xe thổ mộ đã nói trên.
Nhiều cụ già đất Thủ cho rằng ở các vùng Tương Bình Hiệp, Tân An, Hiệp An, Phú Cường có nhiều cơ sở đóng thùng xe rất đẹp, bền chắc và trang nhã. Còn nơi làm bánh xe, trục xe bền chắc hơn cả là vùng Thuận Giao, An Thành vì nơi đây có nhiều thợ rèn lành nghề.
Theo các tác giả Pháp là L.De Grammont và Baurac, các chiếc xe song mã sang trọng được đưa vào đất Bình Dương và miền Đông Nam bộ để phục vụ cho một số quý tộc, quan lại Pháp vào những năm 90 thế kỷ XIX. Thấy loại xe này đẹp và tiện dụng, người thợ Bình Dương vốn khéo tay liền mô phỏng để chế tác ra chiếc xe thổ mộ. Việc mô phỏng này thành công dễ dàng, vì ở Bình Dương không chỉ có thợ mộc giỏi mà còn có nhiều loại gỗ quý tốt cứng chắc để làm xe. Lúc đầu trục xe, căm xe làm bằng gỗ cứng, về sau cải tiến làm bằng sắt do các thợ rèn tài nghệ đảm nhiệm, nên xe càng chắc chắn di chuyển càng thêm dễ dàng. Từ chỗ thùng xe đóng không mui, sau cải tiến thành có mui che mưa nắng thêm tiện lợi. Ban đầu chưa có đèn chuông, về sau có gắn đèn chai lồng và lục lạc để báo hiệu... Đặc biệt, khi hoàn chỉnh một chiếc xe, việc chọn giống ngựa ô, ngựa khỏe ở vùng Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, Hóc Môn là một bổ sung rất quan trọng để chiếc xe thổ mộ được đưa ra sử dụng. Kiểu dáng, kích thước của chiếc xe thổ mộ có thể thay đổi cho thích hợp tùy theo công việc sử dụng, nhưng nói chung, vẫn luôn có sự cải tiến cho đẹp hơn, tiện dụng hơn. Kích cỡ xe thổ mộ về sau dài và rộng hơn xe thời trước.
Xe thổ mộ có lợi thế là rẻ tiền, gọn nhẹ, đi lại được nhiều nơi có địa hình phức tạp, nhất là phù hợp với số đông người lao động thời bấy giờ. Nếu tính từ lúc ra đời, xe thổ mộ đất Thủ đã tồn tại trên 100 năm. Trước năm 1945, Bình Dương có rất nhiều xe ngựa, riêng tại chợ Thủ có 3 bến xe thổ mộ với gần 50 chiếc. Tiền xe một người đi xấp xỉ tiền một tô hủ tiếu cho đoạn đường trung bình 10km.
Nhiều người cho rằng vị tiền bối của nghề đóng xe ngựa ở Thủ Dầu Một là cụ Trần Văn Ký, sinh năm 1883. Nhưng người sắm xe thổ mộ sớm nhất tại vùng đất này là ông Hương quản Luốc ở xã Định Hòa (gần chợ Bưng Cầu, thị xã Thủ Dầu Một).
Người cũng nổi danh về nghề đánh xe ngựa mà còn nhiều nơi đều biết tiếng không ai khác hơn là người con trai của vị tiền bối Trần Văn Ký nói trên: đó là ông Sáu Xích, đã có hơn 40 tuổi nghề. Theo ông Sáu, nghề đóng xe ngựa từ xưa không có trường đào tạo mà chỉ là nghề truyền thụ trong gia đình: cha dạy con, con dạy cháu. Cũng theo ông Sáu, phần gay go nhất trong các công đoạn đóng xe vẫn thuộc về phần gia công bánh xe và các bộ phận chịu lực tải, phần thân xe và gọng kéo thì đơn giản. Bánh xe là phần chịu tải chính phải tuyệt đối bảo đảm trong quá trình chế tạo. Một bánh xe ngựa có 6 miếng đà, 12 thanh căm phải làm bằng gỗ giáng hương hoặc gỗ chò. Khó khăn nhất đòi hỏi tay nghề cao là khâu làm sao cho vành đai đế niềng 6 miếng vỏ khít mí.
Hiện nay, nghề xe thổ mộ không còn hoạt động nữa, nhưng Bình Dương vẫn còn là nơi hiếm hoi ở miền Đông Nam bộ có khả năng phục chế được nhiều kiểu xe ngựa trước đây để phục vụ cho nhu cầu của một số cơ sở, trung tâm điện ảnh, du lịch ở phía Nam.
Riêng ông Sáu Xích vừa nói ở trên, nhờ vào kinh nghiệm tay nghề và uy tín cá nhân, ông nhận được hợp đồng tái tạo xe ngựa cho các khu du lịch trong nước và khách nước ngoài. Nhiều loại xe ngựa như xe kính (xe ngựa chở khách có hai cửa), xe lá liễu có mui đều được ông chế tác theo yêu cầu của nơi đặt hàng. Giá một chiếc xe thổ mộ ít nhất cũng trên mười mấy triệu đồng, xe lá liễu thì còn cao giá hơn. Ông Sáu cũng cho biết xu hướng thẩm mỹ của khách mua xe hiện nay: “Chừng mấy năm gần đây yêu cầu thẩm mỹ trong cách trang trí cũng bắt đầu có xu hướng cổ chuộng xưa, cho nên tôi cũng sản xuất theo đơn đặt hàng những chiếc xe thổ mộ, xe lá liễu thu nhỏ để trang trí...”.
Được biết số đơn đặt hàng của các quán cà phê lớn, sang trọng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh càng gia tăng đối với sản phẩm bánh xe ngựa do ông sản xuất để dùng vào việc trang trí có tính hoài cổ này. Giả một bánh xe ngựa (không dùng để chạy) hơn cả triệu bạc.
Tương tự như vậy, theo nghệ nhân Trần Văn Trí, chủ cơ sở mỹ nghệ Trung Trí cũng cho biết nghề làm bánh xe bò ở các vùng Hưng Định, Vĩnh Phú cũng có cơ may phục hồi đáng kể. Những bánh xe bò làm ra ở đây không phải dùng cho chiếc xe bò mà được xuất khẩu qua nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản... để trang trí các khu du lịch, khu resort của họ (Báo Tuổi Trẻ số 256 ngày 18-9-2008).
Một nghệ nhân khác cũng rất nổi tiếng, không phải vì ông chỉ có tài phục chế được các cỗ xe ngựa của Bình Dương xưa, mà trực tiếp tham gia nhiều bộ phim ở nhiều nơi, nhiều phim trường gần mấy chục năm nay, để làm sống lại hình ảnh, bóng dáng của chiếc xe ngựa vùng quê Nam bộ, mà tiêu biểu hơn cả là chiếc xe ngựa Bình Dương do chính ông phục chế và sử dụng trong nhiều phim. Người đó là ông Hai Sộp, con trai của vị tiền bối trong nghề xe thổ mộ là ông Hương quản Luốc đã nói trên. Ông Hai Sộp hiện ở gần Cầu Ngang, chợ Búng, thị trấn An Thạnh. Ông có cả một khu đất rộng dùng cho tàu ngựa là cơ sở để phục chế xe ngựa.
Từ năm 1990, ông Hai đã được mời xuống Long Xuyên đóng phim: “Thời thơ ấu” (kịch bản của nhà văn Nguyễn Quang Sáng) đi bằng chính chiếc xe ngựa do ông chế tác. Sau đó, ông lại xuống Cần Thơ tham gia phim “Chân trời nơi ấy" (đạo diễn Trần Vịnh), tiếp theo là các phim “Trường xưa kỷ niệm” (tại Bình Dương), “Giai điệu quê hương”, “Mùi đu đủ xanh”, “Người Bình Xuyên”... Cũng trong năm 1990, một hãng phim truyền hình Pháp mời ông hỗ trợ cho 9 chiếc xe ngựa (theo yêu cầu của hãng) để thực hiện bộ phim “Người tình”. Thành công của phim này có những đóng góp không nhỏ của ông.
Nhờ chiếc xe ngựa Bình Dương và tài năng của mình, ông đã nghiễm nhiên thành “diễn viên đánh xe ngựa” đặc biệt và quý hiếm vì đồng thời là nhà cung cấp đạo cụ cho các hãng phim trong và ngoài nước ở các cảnh quay có sử dụng ngựa hoặc xe ngựa.
Ngoài việc “đóng phim”, ông còn đem ngựa, xe ngựa tham gia các lễ hội lớn như Festival Huế và thường nhận đóng vai phục chế các kiểu xe theo đơn đặt hàng của các hãng phim, các khu du lịch như: Bình Quới, Văn Thánh...
Sở dĩ ông làm được nhiều việc chung quanh cái nghề (chế tác và sử dụng ngựa) tưởng chừng như đã đi dần vào sự quên lãng vì ông có được vốn hiểu biết sâu sắc về nghề này. Nhất là nhờ ông có được lòng say mê và cả sự quý trọng nghề truyền thống của cha ông. Được biết, khi nghề sản xuất và chạy xe thổ mộ ở Bình Dương đã không thể tồn tại và phát triển nữa, các đồng nghiệp của ông đều chuyển nghề... Bao nhiêu đồ phụ tùng xe ngựa của bạn bè giải nghệ, ông đều thu mua, gom lại chất đầy kho. Không ngờ sau đó trở thành “kho tư liệu” quý hiếm không dễ ai cũng có được. Nói về con người đặc biệt này, nhạc sĩ Võ Đông Điền - một nhạc sĩ nổi tiếng ở Bình Dương đã viết: “Giữa cái tất bật hối hả của cuộc sống công nghiệp vẫn còn có một người âm thầm muốn níu lại hồn quê”. Người đó chính là nghệ nhân Hai Sộp.
Như thế, nghề chế tác và chạy xe thổ mộ là một nghề truyền thống khá lâu đời, gắn bó, quen thuộc với cư dân Bình Dương trong nhiều thập kỷ. Tuy nay nghề này không còn hoạt động nữa, nhưng vẫn còn ghi lại nhiều dấu ấn đậm nét trong trí nhớ nhiều người ở đây. Hình ảnh chiếc xe ngựa trên các nẻo đường làng, trong các lễ hội, đám cưới quê... đã từng tồn tại như một nét sinh hoạt văn hóa của người Bình Dương và có lẽ của cả vùng quê Đông Nam bộ xưa. Vì thế, đến nay vẫn có nhiều người, trong đó không ít người trẻ tuổi vẫn luôn hy vọng rằng, chiếc xe thổ mộ thân quen ấy rồi sẽ tái hiện ở đâu đó trong những không gian của các lễ hội hoặc ở các khu du lịch văn hóa, sinh thái của đô thị Bình Dương cũng như các đô thị đang trên đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa...
Ghi chú: Bài viết có tham khảo TL về chiếc xe ngựa TDM – BD của các tác giả: Trường Ký, Đỗ Ngọc, Lê Công Hiếu, Vũ Hùng, Điền Vũ trên các báo và TC Bình Dương.
Trở lại thời mới khai khẩn miền đất mới phương Nam, đất Thủ Dầu Một là một trong những cái nôi hình thành chiếc xe thổ mộ ở Nam bộ. Trong từ điển tiếng Việt miền Nam, học giả Vương Hồng Sển giải thích: “Xe thổ mộ là chiếc xe do một ngựa kéo dùng chở hàng hóa cho khách bộ hành vùng ngoại ô Sài Gòn, Chợ Lớn, Lái Thiêu” (trang 643). Có nhiều cách giải thích vì sao xe ngựa được gọi là xe thổ mộ. Về nguồn gốc, địa chí thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, xe ngựa của Nam bộ là phỏng theo mô hình kiểu xe song mã của Âu châu. Các nhà văn Sơn Nam, Nguyễn Nguyên giải thích “thổ mộ” bắt nguồn từ hai chữ “thảo mã” nghĩa là loại xe dùng ngựa để chở cỏ của người Trung Quốc. Người khác cho rằng, trước đây việc chở quan tài để chôn xa phải dùng đến xe ngựa đưa đến chỗ đất (thổ) mồ mả (mộ), nên quen gọi xe ngựa là xe thổ mộ (theo ông Hoàng Anh SGGP số 375/1998). Nhưng số đông tác giả cho rằng, vì mui chiếc xe có hình khum khum mu rùa, giống như nấm mộ (mả đất) nên xe được gọi là xe thổ mộ. Ngoài ra có nhiều cụ già Bình Dương lại khẳng định rằng, thổ mộ là tên gọi xe Thủ Dầu Một do nói nhanh, nói gọn của người Nam bộ mà thành. Cách giải thích trên, nhất là giải thích xe thổ mộ là tên để chỉ xe ngựa Thủ Dầu Một còn phải được tìm hiểu thêm. Nhưng rõ ràng, đất Thủ Dầu Một - Bình Dương có nhiều mối quan hệ trong việc hình thành, sáng tạo cũng như việc sớm sử dụng một cách rộng rãi và lâu dài đối với chiếc xe thổ mộ này.
Từ cuối thế kỷ XIX, đất Thủ Dầu Một là nơi nghề thủ công phát triển mạnh, kinh tế giao thông hàng hóa rộng khắp nhờ vào nguồn nhân lực, thợ lành nghề đông đảo, nguyên vật liệu gỗ rừng, khoáng sản đặc dụng, dồi dào, lại ở vị trí thuận lợi cho việc giao thương đường thủy, đường bộ, tạo nên một quang cảnh tấp nập “trên bến dưới thuyền”, nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng hóa rất lớn. Đường bộ, ngoài đôi chân, phương tiện giao thông gần như duy nhất là xe ngựa. Vì thế nghề chế tác xe thổ mộ và nghề chuyên chở bằng loại xe này nhanh chóng phát triển. Sự phát triển này còn ghi rõ trong các bài vè, câu hát, ca dao... và trong bài vè chợ Thủ dưới đây cho thấy cùng với nghề mộc (trại cưa) nghề xe thổ mộ rất thịnh hành, số xe tại bến xếp thành hàng dài để chở khách:
“Xuống tới đầu chợ
Trại cưa trước mặt
Thổ mộ có hàng
Rủ nhau soạn bàn
Đi về Bưng Cải
Mênh mông đại hải
Khắp cả Châu Thành”
(Vè chợ Thủ – trích Dân ca Sông Bé, NXB Tổng hợp 1991, trang 49)
Từ xưa nay, chợ Thủ Dầu Một luôn là ngôi chợ trung tâm của tỉnh lỵ, chợ đầu mối đưa nhận khách và hàng hóa đi về giữa Thủ Dầu Một và Sài Gòn – Gia Định hoặc giao nối đi về các thị trấn làng xã trong tỉnh. Vì thế trong bài “Vè 47 chợ” đã mô tả nét đặc biệt về sự nhộn nhịp ra vào “dọc ngang” của đoàn xe thổ mộ tại ngôi chợ quan trọng hàng đầu này:
“...Thiên hạ thất kinh
Là chợ Hớn Quản
Khô như bánh tráng
Là chợ Phan Rang
Xe thổ mộ dọc ngang
Là chợ Thủ Dầu Một
Khỏi lo ngập lụt
Là chợ Bưng Cầu...”
(Vè 47 chợ)
Theo nhiều tài liệu, vào đầu thế kỷ XX, phương tiện giao thông của cả miền Đông Nam bộ chỉ có khoảng năm ba chiếc ô tô (lúc bấy giờ gọi là xe điện), chạy các tuyến đường Sài Gòn – Chợ Lớn, Sài Gòn – Hóc Môn, Sài Gòn – Thủ Dầu Một. Đó là những chiếc xe đò còn rất thô sơ, nhưng chỉ những người quyền quý, có tiền mới dám sử dụng. Còn đa số dân lao động thường đi bộ, khá hơn thì đi xe thổ mộ, nhất là khi có hàng hóa cần phải chuyên chở thường phải dùng đến loại xe ngựa này. Vì vậy, xe thổ mộ có cơ hội phát triển nhanh. Các cơ sở đóng xe ngựa và nuôi ngựa đã sớm được hình thành và cũng hình thành luôn cả một đội ngũ chuyên làm nghề đánh xe ngựa. Tuy xe ngựa đã xuất hiện nhiều nơi ở Nam bộ, nhưng vào thời ấy cả vùng Đông Nam bộ chỉ có vài ba nơi có khả năng sản xuất được chiếc xe ngựa và thường dùng loại phương tiện này là ở Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Dầu Một và Lái Thiêu. Hai trong 4 địa danh ấy nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày nay. Điều đó cho thấy, xe thổ mộ thời xa xưa đã rất phát triển ở Bình Dương. Người ta vẫn gọi xe sản xuất tại đây là xe Thủ Dầu Một để phân biệt với xe nơi khác. Hơn thế, trong việc truyền miệng trong dân gian, nhiều người còn tin rằng chợ Thủ, chợ Lái Thiêu là cái nôi đầu tiên sản sinh ra chiếc xe “thùng Thủ”, tức là chiếc xe ngựa - xe thổ mộ đã nói trên.
Nhiều cụ già đất Thủ cho rằng ở các vùng Tương Bình Hiệp, Tân An, Hiệp An, Phú Cường có nhiều cơ sở đóng thùng xe rất đẹp, bền chắc và trang nhã. Còn nơi làm bánh xe, trục xe bền chắc hơn cả là vùng Thuận Giao, An Thành vì nơi đây có nhiều thợ rèn lành nghề.
Theo các tác giả Pháp là L.De Grammont và Baurac, các chiếc xe song mã sang trọng được đưa vào đất Bình Dương và miền Đông Nam bộ để phục vụ cho một số quý tộc, quan lại Pháp vào những năm 90 thế kỷ XIX. Thấy loại xe này đẹp và tiện dụng, người thợ Bình Dương vốn khéo tay liền mô phỏng để chế tác ra chiếc xe thổ mộ. Việc mô phỏng này thành công dễ dàng, vì ở Bình Dương không chỉ có thợ mộc giỏi mà còn có nhiều loại gỗ quý tốt cứng chắc để làm xe. Lúc đầu trục xe, căm xe làm bằng gỗ cứng, về sau cải tiến làm bằng sắt do các thợ rèn tài nghệ đảm nhiệm, nên xe càng chắc chắn di chuyển càng thêm dễ dàng. Từ chỗ thùng xe đóng không mui, sau cải tiến thành có mui che mưa nắng thêm tiện lợi. Ban đầu chưa có đèn chuông, về sau có gắn đèn chai lồng và lục lạc để báo hiệu... Đặc biệt, khi hoàn chỉnh một chiếc xe, việc chọn giống ngựa ô, ngựa khỏe ở vùng Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, Hóc Môn là một bổ sung rất quan trọng để chiếc xe thổ mộ được đưa ra sử dụng. Kiểu dáng, kích thước của chiếc xe thổ mộ có thể thay đổi cho thích hợp tùy theo công việc sử dụng, nhưng nói chung, vẫn luôn có sự cải tiến cho đẹp hơn, tiện dụng hơn. Kích cỡ xe thổ mộ về sau dài và rộng hơn xe thời trước.
Xe thổ mộ có lợi thế là rẻ tiền, gọn nhẹ, đi lại được nhiều nơi có địa hình phức tạp, nhất là phù hợp với số đông người lao động thời bấy giờ. Nếu tính từ lúc ra đời, xe thổ mộ đất Thủ đã tồn tại trên 100 năm. Trước năm 1945, Bình Dương có rất nhiều xe ngựa, riêng tại chợ Thủ có 3 bến xe thổ mộ với gần 50 chiếc. Tiền xe một người đi xấp xỉ tiền một tô hủ tiếu cho đoạn đường trung bình 10km.
Nhiều người cho rằng vị tiền bối của nghề đóng xe ngựa ở Thủ Dầu Một là cụ Trần Văn Ký, sinh năm 1883. Nhưng người sắm xe thổ mộ sớm nhất tại vùng đất này là ông Hương quản Luốc ở xã Định Hòa (gần chợ Bưng Cầu, thị xã Thủ Dầu Một).
Người cũng nổi danh về nghề đánh xe ngựa mà còn nhiều nơi đều biết tiếng không ai khác hơn là người con trai của vị tiền bối Trần Văn Ký nói trên: đó là ông Sáu Xích, đã có hơn 40 tuổi nghề. Theo ông Sáu, nghề đóng xe ngựa từ xưa không có trường đào tạo mà chỉ là nghề truyền thụ trong gia đình: cha dạy con, con dạy cháu. Cũng theo ông Sáu, phần gay go nhất trong các công đoạn đóng xe vẫn thuộc về phần gia công bánh xe và các bộ phận chịu lực tải, phần thân xe và gọng kéo thì đơn giản. Bánh xe là phần chịu tải chính phải tuyệt đối bảo đảm trong quá trình chế tạo. Một bánh xe ngựa có 6 miếng đà, 12 thanh căm phải làm bằng gỗ giáng hương hoặc gỗ chò. Khó khăn nhất đòi hỏi tay nghề cao là khâu làm sao cho vành đai đế niềng 6 miếng vỏ khít mí.
Hiện nay, nghề xe thổ mộ không còn hoạt động nữa, nhưng Bình Dương vẫn còn là nơi hiếm hoi ở miền Đông Nam bộ có khả năng phục chế được nhiều kiểu xe ngựa trước đây để phục vụ cho nhu cầu của một số cơ sở, trung tâm điện ảnh, du lịch ở phía Nam.
Riêng ông Sáu Xích vừa nói ở trên, nhờ vào kinh nghiệm tay nghề và uy tín cá nhân, ông nhận được hợp đồng tái tạo xe ngựa cho các khu du lịch trong nước và khách nước ngoài. Nhiều loại xe ngựa như xe kính (xe ngựa chở khách có hai cửa), xe lá liễu có mui đều được ông chế tác theo yêu cầu của nơi đặt hàng. Giá một chiếc xe thổ mộ ít nhất cũng trên mười mấy triệu đồng, xe lá liễu thì còn cao giá hơn. Ông Sáu cũng cho biết xu hướng thẩm mỹ của khách mua xe hiện nay: “Chừng mấy năm gần đây yêu cầu thẩm mỹ trong cách trang trí cũng bắt đầu có xu hướng cổ chuộng xưa, cho nên tôi cũng sản xuất theo đơn đặt hàng những chiếc xe thổ mộ, xe lá liễu thu nhỏ để trang trí...”.
Được biết số đơn đặt hàng của các quán cà phê lớn, sang trọng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh càng gia tăng đối với sản phẩm bánh xe ngựa do ông sản xuất để dùng vào việc trang trí có tính hoài cổ này. Giả một bánh xe ngựa (không dùng để chạy) hơn cả triệu bạc.
Tương tự như vậy, theo nghệ nhân Trần Văn Trí, chủ cơ sở mỹ nghệ Trung Trí cũng cho biết nghề làm bánh xe bò ở các vùng Hưng Định, Vĩnh Phú cũng có cơ may phục hồi đáng kể. Những bánh xe bò làm ra ở đây không phải dùng cho chiếc xe bò mà được xuất khẩu qua nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản... để trang trí các khu du lịch, khu resort của họ (Báo Tuổi Trẻ số 256 ngày 18-9-2008).
Một nghệ nhân khác cũng rất nổi tiếng, không phải vì ông chỉ có tài phục chế được các cỗ xe ngựa của Bình Dương xưa, mà trực tiếp tham gia nhiều bộ phim ở nhiều nơi, nhiều phim trường gần mấy chục năm nay, để làm sống lại hình ảnh, bóng dáng của chiếc xe ngựa vùng quê Nam bộ, mà tiêu biểu hơn cả là chiếc xe ngựa Bình Dương do chính ông phục chế và sử dụng trong nhiều phim. Người đó là ông Hai Sộp, con trai của vị tiền bối trong nghề xe thổ mộ là ông Hương quản Luốc đã nói trên. Ông Hai Sộp hiện ở gần Cầu Ngang, chợ Búng, thị trấn An Thạnh. Ông có cả một khu đất rộng dùng cho tàu ngựa là cơ sở để phục chế xe ngựa.
Từ năm 1990, ông Hai đã được mời xuống Long Xuyên đóng phim: “Thời thơ ấu” (kịch bản của nhà văn Nguyễn Quang Sáng) đi bằng chính chiếc xe ngựa do ông chế tác. Sau đó, ông lại xuống Cần Thơ tham gia phim “Chân trời nơi ấy" (đạo diễn Trần Vịnh), tiếp theo là các phim “Trường xưa kỷ niệm” (tại Bình Dương), “Giai điệu quê hương”, “Mùi đu đủ xanh”, “Người Bình Xuyên”... Cũng trong năm 1990, một hãng phim truyền hình Pháp mời ông hỗ trợ cho 9 chiếc xe ngựa (theo yêu cầu của hãng) để thực hiện bộ phim “Người tình”. Thành công của phim này có những đóng góp không nhỏ của ông.
Nhờ chiếc xe ngựa Bình Dương và tài năng của mình, ông đã nghiễm nhiên thành “diễn viên đánh xe ngựa” đặc biệt và quý hiếm vì đồng thời là nhà cung cấp đạo cụ cho các hãng phim trong và ngoài nước ở các cảnh quay có sử dụng ngựa hoặc xe ngựa.
Ngoài việc “đóng phim”, ông còn đem ngựa, xe ngựa tham gia các lễ hội lớn như Festival Huế và thường nhận đóng vai phục chế các kiểu xe theo đơn đặt hàng của các hãng phim, các khu du lịch như: Bình Quới, Văn Thánh...
Sở dĩ ông làm được nhiều việc chung quanh cái nghề (chế tác và sử dụng ngựa) tưởng chừng như đã đi dần vào sự quên lãng vì ông có được vốn hiểu biết sâu sắc về nghề này. Nhất là nhờ ông có được lòng say mê và cả sự quý trọng nghề truyền thống của cha ông. Được biết, khi nghề sản xuất và chạy xe thổ mộ ở Bình Dương đã không thể tồn tại và phát triển nữa, các đồng nghiệp của ông đều chuyển nghề... Bao nhiêu đồ phụ tùng xe ngựa của bạn bè giải nghệ, ông đều thu mua, gom lại chất đầy kho. Không ngờ sau đó trở thành “kho tư liệu” quý hiếm không dễ ai cũng có được. Nói về con người đặc biệt này, nhạc sĩ Võ Đông Điền - một nhạc sĩ nổi tiếng ở Bình Dương đã viết: “Giữa cái tất bật hối hả của cuộc sống công nghiệp vẫn còn có một người âm thầm muốn níu lại hồn quê”. Người đó chính là nghệ nhân Hai Sộp.
Như thế, nghề chế tác và chạy xe thổ mộ là một nghề truyền thống khá lâu đời, gắn bó, quen thuộc với cư dân Bình Dương trong nhiều thập kỷ. Tuy nay nghề này không còn hoạt động nữa, nhưng vẫn còn ghi lại nhiều dấu ấn đậm nét trong trí nhớ nhiều người ở đây. Hình ảnh chiếc xe ngựa trên các nẻo đường làng, trong các lễ hội, đám cưới quê... đã từng tồn tại như một nét sinh hoạt văn hóa của người Bình Dương và có lẽ của cả vùng quê Đông Nam bộ xưa. Vì thế, đến nay vẫn có nhiều người, trong đó không ít người trẻ tuổi vẫn luôn hy vọng rằng, chiếc xe thổ mộ thân quen ấy rồi sẽ tái hiện ở đâu đó trong những không gian của các lễ hội hoặc ở các khu du lịch văn hóa, sinh thái của đô thị Bình Dương cũng như các đô thị đang trên đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa...
Ghi chú: Bài viết có tham khảo TL về chiếc xe ngựa TDM – BD của các tác giả: Trường Ký, Đỗ Ngọc, Lê Công Hiếu, Vũ Hùng, Điền Vũ trên các báo và TC Bình Dương.
Tác giả: Nguyễn
Hiếu Học - Hoàng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét