Linh
mục Tây Đàng Trong
I
Sinh ra tại giáo xứ Búng,
tỉnh Gia Định, vào năm 1826 hay 1827, cha mẹ là Kitô hữu, PHÊRÔ QUÍ được chú ý
vì sự thông minh và đạo đức bởi một linh mục bản xứ. Linh mục nầy đưa Phêrô Quí
đến nơi ngài ở, và khoảng năm 1847, gửi Phêrô Quí cho M.Miche, lúc ấy là Đại diện
Tây Đàng Trong.
Khi ở gần linh mục nầy,
Phêrô Quí bắt đầu học tiếng Latinh; và còn tiếp tục học ở chủng viện Thánh
Giuse, khi đó Cha Borelle là Bề trên, sau đó Phêrô Quí được gửi sang học viện
Pinăng và học ở đó 7 năm.
Phêrô Quí nổi bật về tính
trung thực, tình yêu đối với Đức Trinh Nữ, và chuyên tâm học hành.
Khi trở về nước, Phêrô
Quí hoàn tất các môn thần học ở Thị Nghè. Trong khoảng thời gian giữa các chức,
Phêrô Quí được làm giáo lý viên, và “ Sự hăng say do lòng nhiệt thành làm gia
tăng số người thờ phượng Thiên Chúa chân thật đã đem đến thành công” Được xét
là xứng đáng với chức linh mục, nên Phêrô Quí được Đức Giám mục Lefèbvre phong
linh mục vào tháng 9 năm 1858 và được sai đi làm phó xứ Cái Mơn cho một cha sở
người An-nam, dưới sự chỉ đạo của bề trên Borelle.
Cha Borelle làm chứng cho cha Quí khi chứng
minh rõ ràng ao ước lớn lao mà vị tử đạo tương lai có được là đổ máu mình ra vì
Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta “ Cha Quí đang ở Cái Mơn với lòng nhiệt thành hăng
say thì xảy ra cuộc thảm họa ở dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 10 tháng 2
năm ấy. Trong hoàn cảnh nầy, cha Quí tỏ ra sẵn sàng theo gương Đấng Cứu Thế, muốn
dâng mạng sống cho đàn chiên, bởi vì, thay vì lẫn trốn như một người cẩn thận
phải như thế, thì cha Quí lại xuất hiện giữa đám lính đang bắt bớ các ông trùm
trong làng, cố gắng làm cho lính thả họ ra bằng cách cho chúng vài trăm quan tiền.
Vài ngày sau đó, ước muốn tử đạo của cha lại bừng cháy khi nghe câu chuyện về
những cực hình khủng khiếp mà các nữ tu phải chịu, và cha Quí đã viết cho tôi
như sau, để trả lời ý kiến mà tôi nghĩ phải nói ra cho ngài, là không được nộp
mình uổng phí “ Thưa cha, đúng vậy, quanh con có nhiều nguy hiểm, nhưng Thiên
Chúa chưa cho phép con rơi vào quyền lực thù địch: có lẽ tội lỗi của con là
nguyên nhân và con nhận thấy con không được vinh dự chịu khổ vì Danh ngài. Phải
chịu thôi, tuy nhiên, Chúa chúng ta ngày xưa đã chịu vác thánh giá! Ồ ! Tới
phiên con, ước gì con có thể chịu gông cùm và xiềng xích! Nhưng con chưa xứng
đáng để được trang hoàng bằng những huy hiệu ấy. Con rất muốn đi đến tỉnh để cổ
võ những nhân chứng đức tin. Khi nào cha mới nhận ra sự việc để sai con đến
đó?”.
Người ta đã nói cho cha
Quí ý tôi là nên tránh những sự khám xét nhắm vào cha, bằng cách rời bỏ giáo xứ.
Đây là trả lời của ngài: “ Khi cha muốn con đi khỏi đây con xin cha gửi cho con
lệnh chính thức và viết tay; nếu không có cái đó, thì dù cha nghĩ thế nào, đứa
con của cha sẽ ở lại nhiệm sở bao lâu mà con chưa nhận được lệnh rõ ràng của
cha”- Sau dó, cha Quí chịu chuyển đi một cách đạo đức, cha diễn tả như sau, hay
đúng hơn, cha hát lên lòng ước ao tử đạo lớn lao của cha: “ Tôi sẽ không có được
vinh dự chiến đấu và chết đi vì vinh quang Thiên Chúa sao? Ước gì xiềng xich đối
với tôi là một vòng đeo cổ quí báu! Ước gì xích sắt đối với tôi là vòng tay! Ôi
! các bạn tôi mang lại cành lá (vinh quang), còn tôi, tôi vẫn ở đây giống như một
tên lính gác bị bỏ quên! Ôi Thiên Chúa của con! Xin cũng hãy cho con được tử đạo”.
Lúc đó cha Quí đã nhận được lời khuyên của Đức Giám Mục Đại diện Tông tòa, tôi
gửi một chiếc ghe và một vài tín hữu được chỉ định để tránh cho cha khỏi bị
nguy hiểm cận kề cha gặp phải, bằng cách đưa cha đến với tôi; và 2 ngày sau,
cha Quí đi Đầu Nước, thủ phủ mà cha được chỉ định thuộc tỉnh An Giang.
Tôi đã sai cha đến việc tử
đạo, đối tượng mà cha rất mong ước, trong khi tôi tưởng là tránh được việc đó
cho cha”.
II
Khoảng 10 ngày, có hai
người lương tố giác có một thừa sai người Pháp, cha Pernot (1) đang ẩn
mình trong nhà của ông Emmanuel Phụng, ông trùm của họ đạo Đầu Nước.
Quan đầu tỉnh sai hàng
trăm người đi bắt vị linh mục ngoại quốc đó.
Được báo vào giờ chót,
cha Pernot khuyên cha Quí trốn khỏi những cuộc truy lùng đó.
Tin tưởng vào quốc tịch bản
xứ của mình và nghĩ rằng không có dấu hiệu rõ rệt nào chỉ cho quan và các tay
sai biết ngài, nên cha Quí nhẹ nhàng đáp lại: “ Thưa cha, cha hãy trốn đi; còn
con con còn thời gian để dễ dàng thoát khỏi vụ việc”.
Cha Pernot trốn đi, còn cha
Quí vẫn ở trong nhà ông Phụng. Tuy nhiên, cha cẩn thận núp dưới bộ ván, nhưng
ngài cũng bị người ta tìm ra ngay.
Viên quan lại ngay sau đó
có mặt và đòi vị linh mục người tây. Khi ông Lê Văn Phụng trả lời là không có vị
linh mục người tây nào ở trong nhà của ông, vị quan kia đáp: “ Vậy ông cha đạo ở
đâu”?. Nghe những lời ấy, cha Quí trình diện và nói: “ Chính tôi là cha đạo
đây”
– Không, không phải anh,
hãy nộp cho tôi vị linh mục người tây ngay, ông nầy đã bị người ta tố giác.
Cha Phêrô Quí khẳng định:
- Không có linh mục người tây nào ở đây cả. Chính tôi mới là cha đạo, tôi hãnh
diện dạy đạo cho nhưng ai muốn nghe.
Trả lời một cách đầy khẳng
khái nhưng cha có vẽ còn quá trẻ nên viên quan không muốn tin, và khi thấy một
đứa bé 10 tuổi, con nuôi của ông Emmanuel Phụng, viên quan vừa cho đánh nó vài
roi, vừa bắt nó nói ra linh mục ở đâu. Đứa bé vừa chỉ cha Quí vừa nói: “ Ông nầy
đây” Không còn nghi ngờ gì nữa, viên quan ra lệnh trói cha Quí cũng như ông Lê
Văn Phụng và 32 giáo dân. Đó là ngày 07 tháng 01 năm 1859.
Cha Quí được dẫn về Châu
Đốc và trình diện trước quan đầu tỉnh. Ông này hỏi cha có phải là linh mục
không. Cha đáp: “Tôi là linh mục”.
– Anh có muốn vâng phục
nhà vua và từ bỏ đạo của anh không?
– Tôi thực hành đạo của Đức
Chúa Trời, tôi sẽ không từ bỏ đạo; dù ông có ra phán quyết nào đi nữa, tôi sẽ
chấp nhận.
Những cuộc hỏi cung khác
tiếp tục sau lần hỏi cung đó. Người ta hỏi cha Quí là cha mẹ của cha ở đâu – “
Họ đã chết rồi” và ai đã huấn luyện cha
- Tôi đã đi đến các nước
Tây âu, tôi đã trở về qua Kămpốt, qua Oudong (2) và sau đó tới chỗ của
ông Lê Văn Phụng. Những sách vở và đồ đạc tôn giáo từ đâu mà đến – chúng là của
một linh mục khác, tên là Thang (3)
Trước lệnh phải chối bỏ đức
tin. Ngài đáp lại:
– Làm sao tôi bỏ đức tin được, vì tôi giảng dạy
điều đó?
– Viên quan nhấn mạnh:
–Nếu anh muốn bỏ đức tin,
tôi sẽ cho anh tự do, nếu không tôi sẽ kết án tử hình anh.
– Thưa quan lớn, nếu quan
tha cho tôi, quan sẽ ban cho tôi một ân huệ lớn; nếu quan ra lệnh giết tôi, tôi
sẽ vâng phục phán quyết của quan; nhưng chối bỏ Thiên Chúa thì tôi sẽ không làm
đâu.
Trước cũng một câu hỏi đó
trong một cuộc đối thoại, cha Quí vui vẻ trả lời: “ Thật là vô ích khi quan mất
thời gian để nói như thế. Tôi sẽ không chối bỏ đức tin của tôi”.
Quan đầu tỉnh cho điệu
cha Quí đến chỗ ông, và mạnh mẽ bắt ngài bỏ đạo; để đổi lại ông hứa cho cha được
tự do. Trước những cử chỉ hòa hoãn này, cha Quí đáp lại một cách rất lịch sự,
nhưng với sự khẳng khái “ Tôi sẽ không chối bỏ đức tin của tôi”.
Trước sự khẳng định kiên
trì và can đảm nầy, viên quan hiểu rằng mọi nỗ lực của ông không có kết quả gì,
và ông ra phán quyết kết án chém đầu cha Quí vì phạm tội đã rao giảng tôn giáo
đồi bại, ông gửi bản án này cho triều đình Huế để nhà vua phê chuẩn.
Nhiều tháng trôi qua, trước
khi có phúc đáp đến, bị can trãi những tháng một cách yên bình, làm việc bác ái
đối với các bạn tù bất hạnh, với tất cả các lính gác và những cai ngục. Cha
phân phát chút ít tiền bạc mà cha nhận được do sứ vụ hoặc từ giáo dân cho.
Một phần những ngày đó,
cha đã dành cho kinh nguyện, lần chuỗi Mân Côi, đọc kinh Nhật tụng, say ngắm,
vv. Cha ăn chay rất nhiều vì muốn chuẩn bị cho phúc tử đạo bằng việc hãm xác.
Đối với các giáo dân đến
thăm, cha có những lời khuyên bảo đạo đức; chẳng hạn, đối với anh Phêrô Tam, là
con của ông Emmanuel Phụng, cha nói: “Hãy thường xuyên đến tòa giải tội, đừng bỏ
kinh nguyện, đừng phạm tội để linh hồn thêm mạnh mẽ”.
Nhiều linh mục thăm viếng
ngài, đem niềm vui và ơn xá giải, kể ra có các cha Trum và Khanh,, còn cha Vọng
đem Mình Thánh Chúa cho ngài. Cha Borelle kể: “ Có 02 giáo dân bị bắt với ngài,
chối đạo vì yếu đuối, sợ chịu đựng những khắc nghiệt của lưu đày - cha Quí an ủi
nâng họ khỏi sa ngã và giúp họ chấp nhận cách can đảm sự thông phần vào thánh
giá của Đấng Cứu Thế. “ Một tháng sau khi vụ án đã kết thúc và biết rằng người
Pháp đã chiếm lấy Sài Gòn, cha Quí đã viết cho tôi, để tỏ cho tôi thấy ngài sợ
chiến thắng nầy sẽ cất đi cơ hội tốt đẹp được tử đạo. Tôi đã mong ước điều đó một
chút thôi, tuy nhiên, tôi không ngừng động viên ngài tiếp tục dâng cho Chúa hy
sinh mạng sống mình, để ít ra có công nghiệp nếu triều thiên (tử đạo) không dến
với ngài, và cũng để không ngạc nhiên trong trường hợp mà hanh phúc nầy sẽ được
dành cho ngài”.
III
Mong ước này không xảy
ra, lệnh được phê chuẩn từ triều đình Huế đến vào ngày 30 tháng 7 năm 1859, và
việc hành hình được định vào ngày mai; nhưng lo sợ các giáo dân muốn cố gắng giải
thoát ngài, và tin tưởng vào hiệu lực của cây thập giá hơn là sự gan dạ của
giáo dân nên các tên lính đặt các cây thập giá trước các cửa ra vào của thành,
và xiềng tất cả các từ nhân lại cho tới khi hành hình xong.
Ngày 31 tháng 7 từ sáng sớm,
một tốp lính xếp hàng trước nhà tù; viên chỉ huy đi vào báo cho cha Quí là đã đến
giờ (4),.Giống như đi dự lễ hội, cha Quí mặc lễ phục và đội chiếc
khăn đẹp nhất . Người ta đeo vào cổ của cha một tấm ván nhỏ có ghi tên và hình
phạt của cha. Trong lúc nầy, cha Quí nói với ông Emmanuel Phụng sắp chịu chết với
ngài: “ Đây là giờ mà Thiên Chúa dành cho chúng ta trong cuộc chiến cuối cùng;
chúng ta hãy chịu khổ vì Chúa với lòng can đảm và sẵn sàng” Đoàn hộ tống bước
đi, cha Quí bước tới rạng rỡ niềm vui, tập trung cầu nguyện giữa hai hàng lính
tráng cầm giáo. Đến gần Cây Mẹt, nơi được chỉ định để hành hình, đoàn người đứng
lại.
Nhiều giáo dân lại gần
cha Quí, và chào cha 3 lần, trán cúi sát đất. Vị chứng nhân cám ơn họ và khuyên
họ như sau: “ Anh em trước tiên hãy tìm kiếm nước Chúa, hãy tránh xa nết xấu,
hãy thực hiện nhân đức”.
Sau đó cha nói với ông Emmanuel
Phụng: “Hãy quì xuống, hãy ăn năn tội, tôi sẽ ban phép giải tội cho ông (5)
Viên quan nghe điều đó
thì ra lệnh cho lính: “Hãy để họ làm điều họ muốn, ta sẽ xem sao”
Sau khi đã đọc công thức
tha tội, cha Quí tay cầm một tượng Đức Mẹ, trên ngực áo có một hộp mạ vàng đựng
xương của nhiều vị thánh, quì gối và ăn năn tội; rồi, gỡ khăn chít đầu ra, cha
đưa nó cho anh Gioan Baotixita Chinh, một thanh niên đã giúp đỡ ngài trong tù.
Anh nầy lạy cha ba lần, anh nói: “Thưa cha, về trời, cha nhớ cầu nguyện cho con”
Viên quan kiên nhẫn theo
dõi những từ biệt cảm động và thấy đã xong hết, ông ra lệnh: “ Sau tiếng chiêng
thứ ba, hãy chặt đầu ba nhát”
Tên đao phủ trói chặt hai
tay cha Quí lại sau lưng để cho lồng ngực nhô ra; anh ta nâng đầu cha lên, ra lệnh
cho cha quỳ xuống và thẳng người; rồi anh ta rút kiếm ra và chặt. nhát đầu chỉ
gây vết thương, nhát thứ hai làm bể một phần xương, nhát thứ ba đến cổ họng, và
nhát thứ tư tách đầu rời thân.
Người ta nói rằng trong
cuộc tử hình tàn bạo nầy, cha Quí vẫn thản nhiên. Các viên quan và đám đông
tham dự ngạc nhiên trước sự can đảm dường ấy, đã lặp đi lặp lại: “ Chưa bao giờ
chúng ta thấy một người chết như thế”.
Nạn nhân vẫn nằm bắt động
ở chỗ hành quyết từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, theo lệnh đã ban hành.
Lúc đó, anh Gioan
Baotixita Chinh xin quan cho phép lo nghi thức cuối cùng cho người chết – Và
sau khi được phép, anh thấm máu, lấy hộp xương thánh và tượng Đức Mẹ mà vị tử đạo
còn nắm ở tay, chỉnh lại đầu và thân và anh đặt vào trong quan tài.
Thi hài sau đó được chuyển
về họ Năng Gù. Sau khi để một ngày một đêm cho giáo dân kính viếng, thi hài được
chôn cất trong nhà thờ.
-------------------------
Chú
thích:
1. Giáo phận Besançon, đến xứ truyền
giáo năm 1852, là Giám đốc Chủng viện Thừa sai năm 1860, chết ngày 27/02/1904.
2. Thủ đô cũ của Campuchia thế kỷ 17 –
19, sau đó dời về Phnômpênh.
3. Vấn đề này cha Borelle có bản thuật lại
khác, như sau: “ Phần lớn đồ đạc của cha Pernot, và nhất là thư viện của ngài
đã bị lấy trong cuộc tẩu tán, nên phải giải thích cho độc giả và tìm một người
chủ cho chúng – vì vậy, các thơ ký của tòa án đã đồng thuận là cha Quí biết tất
cả đồ đạc này thuộc về ngài; nhưng ta không xét đến sự tế nhị lương tâm của
ngài. Ta không bao giờ có thể xác định Ngài dám theo chuyện hư cấu này, và ngài
trả lời cho những người thúc ép ngài rằng, ngài không thể nói láo để giúp một
ai đó, cho dù để ngăn ngừa những sự dữ lớn hơn. Vậy ông Emmanuel Phụng, ít đắn
đo hơn và quen từ lâu với những xoay sở, tuyên bố rằng các đồ đạc này đã được gửi
đến nhà ông và giao cho ông gìn giữ do một linh mục bị đày từ 12 năm nay, và
như thế ông đề phòng sự lục soát.
4. Theo cha Borelle, hai tên tay sai lúc
đó đã đánh một cái mạnh vào ngực cha Quí.
5. Cha Borelle thuật lại chuyện nầy hơi
khác: “Bên ngoài thành, gần một cây to, cha Quí xin quan chỉ huy nghỉ một chút,
và được dồng ý. Lúc đó, người ta thấy cha và ông giáo lý viên nói chuyện với
nhau và cầu nguyện chung, chắc là ông Emmanuel lãnh nhận phép giải tội lần cuối”
Bài tường trình rút gọn nầy
đã được soạn theo bảng sơ lược của những án thuộc Tông tòa (Sommaire des Procès
apostoliques) trang 267 – 290, và 1 bức thơ của cha Borelle, thừa sai ở Tây
Đàng Trong, gửi cho các giám đốc của chủng viện Hội Thừa Sai ngày 21/2/1860.
A.F.P, quyển 33, trang 435. 1 lá thơ của cha Gazignol, thừa sai ở Campuchia:
Niên giám các ME, số 39, tháng 5 – 6, 1904, trang 159.
Một vài nhận xét riêng của
P.T (người dịch)
1) Tên của thánh tử đạo
là QUÍ (không phải QUÝ)
2) Tựa đề của bài nầy “
Le VÉNÉRABLE PIERRE QUÍ” nghĩa là “ Đấng Đáng Kính Phêrô QUÍ”. Vậy, bài nầy được
viết ra trước khi Thánh Quí được phong Á Thánh do Đức Giáo Hoàng PIÔ X, ngày
02/05/1909.
3) Thánh Quí được phong chức linh mục do ĐGM
Lefèbvre (Đức cha Ngãi), ngài phục vụ cho giáo phận Tây Đàng Trong từ 1844 đến
1864 (xem niên giám GHCGVN, 2016, Tổng giáo phận TPHCM, trang 818 – 819. Vậy,
Thánh Quí được phong chức linh mục ở tại quê hương Việt Nam (không phải ở
Penang. Malaysia)
Người dịch & chú
thích
Patriciô Nguyễn Văn Tiền,
Ngày 18 tháng 11 năm
2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét