CHỈ BIẾT ÂM HÁN-VIỆT, MÀ QUÊN BÉNG ÂM NÔM (THUẦN VIỆT)
* "Khuất tất" được dùng ĐÚNG, lại bị chê ỏng
chê eo là dùng sai. Vì sao có sự tréo ngoe mắc cười đến vậy?
Hai chữ "khuất tất" bấy lâu nay vẫn thường
được hiểu là: che giấu, mờ ám, không tỏ tường gì ráo. Để rồi ... trên mạng xuất
hiện khá nhiều người lại cho rằng chữ "khuất tất" dùng với nghĩa
"che giấu" là sai!
Họ viện dẫn bằng chữ Hán 屈 膝
mà âm Hán-Việt đọc là "khuất tất". Trong đó, "khuất" 屈
nghĩa là cong / làm cho cong, "tất" 膝 nghĩa là đầu gối =>
"khuất tất" là cong gối, quì gối (còn được dùng với nghĩa bóng là: nịnh
nọt).
Họ giải thích như vậy, là ... đúng nghĩa - NHƯNG, té
ra đúng chỉ vì "khuất tất" ở đây được đọc theo âm Hán-Việt đó đa!
( Mở ngoặc ghi chú: "tất", trong chữ Hán,
nào chỉ có mỗi một ký tự 膝 mang nghĩa "đầu gối". Cũng đồng
âm là "tất", nhưng có đến 37 ký tự viết khác nhau lận, đồng âm mà dị
nghĩa bao la luôn )
* "KHUẤT TẤT", kỳ thực, đều là âm Nôm (âm
thuần Việt) hết thảy, chớ không phải âm Hán-Việt!
Trong các thể thức cấu tạo CHỮ NÔM ( https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1111207692646543),
có những trường hợp mượn nguyên xi chữ Hán nhưng không mượn nghĩa, và đọc theo
ÂM NÔM (thuần Việt).
"KHUẤT", trong chữ Nôm, được viết là 闃
- đây mượn nguyên xi chữ Hán (âm Việt-Hán là "khuých", nghĩa là vắng
vẻ) NHƯNG được đọc hoàn toàn bằng âm thuần Việt là "khuất" (mang nghĩa:
che khuất, che giấu).
"TẤT", trong chữ Nôm, được viết là 悉
, nghĩa là "tất (tất thảy)/ hết cả".
=> "KHUẤT TẤT" là che khuất tất cả, ém nhẹm
hết thảy.
* Tôi không trách những người giải thích "khuất tất"
là "quì gối". Chỉ xin nhắc rằng: đừng vin mọi thứ vào chữ Hán (âm
Hán-Việt), mà hãy nhớ tiền nhân chúng ta còn có CHỮ NÔM, đọc theo ÂM NÔM (âm
thuần Việt)!
Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét