ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

Lai rai chữ nghĩa: "NHẬP KHẨU"... CHỮ "HÁN-MAO"

 Lai rai chữ nghĩa: "NHẬP KHẨU"... CHỮ "HÁN-MAO" (*)

* Di tản / tản cư <=> "Sơ tán" ; Ở lại lớp <=> "Lưu ban"

1/ Hai chữ "sơ tán" - nói nào ngay - lạ hoắc lạ huơ đối với người Miền Nam, chỉ sau ngày cách cái mạng 1975 thì mới nghe tới, đưa từ ngoài Bắc vào. Ở trong Miền Nam người ta quen với chữ "di tản", "tản cư".

Tôi được biết ở miền bắc trước năm 1954 (đất nước phân đôi), bấy giờ cũng dùng "di tản", "tản cư" - tức là những chữ này đã quen với hết thảy người VN chúng ta! Tỉ như cả triệu người miền bắc gồng gánh đi vào nam, gọi là "di cư" đó đa (chớ không ai đi "sơ tán" vào nam).

DI CƯ 移居 là dời nơi ở từ vùng này sang vùng khác.

TẢN CƯ là ở rải rác nhiều nơi (không gom lại).

Còn "sơ tán", là âm Việt-Hán từ chữ Hán, như ri: . "Tán" hoặc "tản" cùng ký tự : rải rác; còn "sơ" ?

Bạn có biết cái chữ "sơ" này cũng chính là "sơ" trong cụm chữ "họ hàng thân sơ": họ gần là "thân" , họ xa là sơ ; thường tiếp nhau luôn là "thân", cách nhau xa xôi là "sơ".

"Sơ tán" là phân tán, rải rác tới nơi xa xôi.

Tôi vẫn thường nghĩ, khi thay chữ mới thì phải có ý nghĩa hơn, hoặc hay hơn chữ cũ. Về nghĩa, thôi thì "SƠ TÁN" cũng tàm tạm gần với ý nghĩa của "TẢN CƯ", dùng cũng được, chẳng sao.

Nên chú ý: "TẢN CƯ" lẫn "SƠ TÁN", về mặt từ nguyên học, đều không đề cập gì đến thời gian tạm thời hay lâu dài gì hết!

Nhưng, về mặt biểu cảm thì "sơ tán" kém hẳn!

Trong chữ "tản cư", "di cư" nhấn mạnh vào "Ở" ("cư"), người VN mình dù đi đâu thì cần nhứt là có nơi ở, có mái ấm cái đã (an cư thì mới lạc nghiệp).

Còn "sơ tán", cái chữ này chẳng quan tâm gì tới "cư", đã vậy chỉ "sơ" thôi (không "thân").

Trước năm 1954, ở ngoài bắc đã có chữ "tản cư" hẳn hoi. Trong thực tế, ở ngoài dân gian vẫn còn dùng chữ "tản cư" chớ không tới nỗi... "tuyệt tự" (hiểu là cái chữ bị đứt bóng), mắc gì phải đổi sang dùng chữ "sơ tán", lên đài lên báo thường chỉ thấy cái chữ này?

Không dè cái chữ "sơ tán" là nhập khẩu từ chế độ Mao. "Hán-Mao" lấn át chữ nghĩa có sẵn của ông bà VN mình trước kia (dùng chữ chính xác, biểu cảm hơn hẳn).

2/ Rất nực cười, là hai chữ "lưu ban" .

Ắt hẳn nhiều người đều biết tới cái sự hăng hái đến mức hung hăng y hệt ... hồng vệ binh đi trục xuất "chữ Hán-Việt" núp sau bình phong gọi là "làm cho tiếng Việt trong sáng".

Tưởng vậy (tưởng "trong sáng") là tưởng bở.

Trường học trong Nam bao đời dùng cách viết giản dị, chẳng hạn khi phê học trò nào học kém là "ở lại lớp", đùng... cách cái mạng, bị buộc sửa thành hai chữ "lưu ban" lạ hoắc lạ huơ!

Té ra cái phong trào dẹp chữ Việt-Hán bao đời mà tiền nhân chúng ta đã dùng, là để dọn bãi trống, rước chữ Hán-Mao vào! Kể cả tiếng thuần Việt, tỉ như mấy chữ "ở lại lớp" cũng bị bức tử (mắc gì không giữ lại?), để đội chữ Hán-Mao "lưu ban" lên đầu.

[Trong tiếng Hán ngày xưa, có "lưu cấp" 畱級 nghĩa là "ở lại lớp"; còn "ban" dùng trong "hí ban" đoàn kịch... Dưới chế độ Mao, nảy nòi cách gọi "ban" kiểu này: "chuyên tu ban" 專修 tức... lớp chuyên tu, "lưu ban" biến thành "ở lại lớp"]

------------------------------------------------------------

 Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét