ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

" Trưng Trắc", " Trưng Nhị" trên đảo Sumatra

 * "TRƯNG TRẮC", "TRƯNG NHỊ" TRÊN ĐẢO SUMATRA

Giói nghiên cứu của Nam Dương (Indonesia) đưa ra giả thuyết tộc người Minangkabau đến từ nước Việt cổ xưa. Theo đó, vào mùa xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng tùy tùng, gia quyến không chịu khuất phục giặc Hán, đã chạy về phương Nam và cuối năm 43 họ giong thuyền ra biển. Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra.

Tộc người Minangkabau theo chế độ thị tộc mẫu hệ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc, gọi là “Turun Cicik”; em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là “Turun Nyi”. Hai danh xưng này gần gũi về mặt ngữ âm trong cách đọc “Trưng Trắc”, “Trưng Nhị” của người Việt xưa.

Bấy lâu nay tại VN, người ta khó tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho cách gọi "Trưng Trắc". Họ Trưng? Không tìm đâu ra dấu vết hiện hữu của dòng họ nào gọi là "Trưng" cả! Cách gọi của người Minangkabau trên đảo Sumatra dường như đưa ra lời giải đáp: "Trưng" là danh xưng về tước hiệu, không phải họ.

* "CHIM LẠC" TRÊN ĐẢO BORNEO

Tổ tiên người Dayak đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo còn xa xưa hơn nữa, cách đây khoảng 3.000 năm.

Bạn có nhớ, hình người đội mũ lông chim trên hoa văn trống đồng Đông Sơn? Trên thực địa chẳng tìm thấy dấu vết tộc người nào ở VN còn đội mũ lông chim cả!

Khám phá bất ngờ đầy thú vị khi đặt chân lên Borneo: người Dayak tại đây sử dụng mũ được kết bằng những chiếc lông chim dài.

Và, còn độc đáo hơn nữa là hai linh vật trong truyền thuyết về sự ra đời của tộc người Dayak: RỒNG và CHIM THẦN!

Đặc điểm này đâu khác gì so với cư dân Việt cổ luôn coi mình là “con Rồng cháu Tiên”, tôn vinh chim Lạc.

* "NHÀ SÀN HÌNH THUYỀN" TRÊN ĐẢO SULAWESI

Kiểu “nhà sàn hình thuyền” được khắc trên trống đồng Đông Sơn có mái cong lên như hai đầu mũi thuyền (ở hai đầu nhà có hai cột chống và ở giữa có kê thang để lên sàn) là một kiểu kiến trúc gây băn khoăn cho giới nghiên cứu. Các dữ liệu lịch sử lẫn dữ liệu thực địa về kiểu “nhà sàn hình thuyền”, không còn tìm thấy tại Việt Nam!

Trong khi đó, trên đảo Sulawesi, nhìn thấy nhà sàn của tộc người Toraja, không khỏi ngỡ ngàng: dường như "nhà thuyền" từ trống đồng Đông Sơn đang hiện hình lừng lững trước mắt!

Nhà sàn hình thuyền là một đặc điểm thu hút du khách đến với Sulawesi hiện nay.

THAY LỜI KẾT

Đi xa, để tìm thấy hình bóng cội nguồn được lưu giữ - bất chấp thăng trầm biển dâu...

Theo một qui luật phổ biến, những lưu dân thường cố gắng giữ lại một số đặc trưng về ngôn ngữ, kiến trúc, về tập tục nguyên bản của “cố hương” (trong khi đó tại nguyên quán do biến thiên thời gian hàng trăm năm, ngàn năm và do giao lưu văn hóa đã dẫn đến việc xáo trộn kiến trúc, tập tục, thậm chí biến mất…).

---------------------------------------------------------

- "Turun Cicik" (có thể là biến âm của "Trưng Trắc"), người nữ đứng đầu một thị tộc (trong hình, đứng thứ ba từ trái sang) với trang phục khác hẳn xung quanh.

- Mũ đội "chim thần" của người Dayak.

- "Nhà sàn hình thuyền" trên đảo Sulawesi.




Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét