ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Kể chuyện "Duỵt Dành", "Xây Gồng" ở Hương Cảng

 Kể chuyện "Duỵt Dành", "Xây Gồng" ở Hương Cảng

1/ Bây giờ dịch viêm_phổi_Vũ Hán, khỏi đi đâu. Rồi nhớ linh tinh, trong đó có chuyện này lúc qua chơi Hương Cảng (Hong Kong).

Vào khách sạn, tôi bèn tự giới thiệu bằng chút tiếng Quảng Đông học lóm, "Ngộ sì Duỵt dành..." (tôi là người Việt). Viên quản lý cười, ổng cũng là "Duỵt dành" mà. Quá đã!

Sẵn trớn, nói thêm câu học lóm, "Ngộ lội chi Duỵt Nàm" (tôi đến từ Việt Nam). Viên quản lý bỗng đổi sắc mặt, không niềm nở gì nữa, coi bộ ánh mắt ổng mang hình viên đạn.

Gì lạ vậy trời?

Người Hương Cảng đa phần nói tiếng Quảng Đông, họ xưng họ là "Duỵt dành" (Việt nhân) mà "Duỵt" của họ viết là , còn "Duỵt" của VN là . Đọc lên in như nhau, tưởng đồng hương đồng họ người Việt, chỉ khi viết ra chữ thì mới biết ... không phải.

* Nghe tôi xưng "Duỵt Nàm" (Việt Nam), coi bộ ổng không vồn vã nữa. Thời may, người bạn làm bên công ty du lịch nói ngay: "Saigonese". Viên quản lý nghe vậy, vui vẻ trở lại.

Gì lạ vậy trời?

Tôi hỏi người bạn, Saigonese hay Saigoner, chữ nào mới đúng. Sao cũng được, miễn "Sài Gòn", người bạn đáp. Mà viên quản lý này cũng lớn tuổi nên ổng có ấn tượng tốt về Sài Gòn "hòn ngọc Viễn Đông" hồi trước năm 1975.

Đi đâu cũng nhớ xưng là "người Sài Gòn", người bạn dặn.

Ừa. Quá hay!

2/ Rồi, đi dạo chơi khu vực Sai Kung (西貢區), là 1 trong 18 Districts của Hương Cảng.

À, mở ngoặc nói ngay, nhiều người thấy ghi "district" bèn dịch là "quận". Không phải. "District" có nhiều nghĩa lắm đa, tùy vào người bổn xứ gọi "district" là gì, mà người Hương Cảng họ viết tiếng Hoa cho chữ district như ri: , nghĩa là "Khu" (họ không viết , tức "quận").

西 (âm Việt của hai chữ này là "Tây Cống"), người Hoa ở Hương Cảng họ đọc "Xây Gồng".

* Có cái này ngộ ơi là ngộ!

Người Hoa thuở ban sơ tới đất Sài Gòn (miền Nam VN) lập nghiệp, trong thế kỷ 18, họ biên địa danh này bằng chữ Hoa là 西 (âm Việt-Hán: Tây Cống)! Có một số người ba chớp ba nháng cho rằng nguồn gốc của tên gọi "Sài Gòn" là từ "Tây Cống" 西 . Trời đất, kêu bằng đảo ngược trình tự, đi lộn đầu rồi đa!

Cái danh xưng "Sài Gòn" có trước khi người Hoa tới đây lập nghiệp lận, được đọc trại ra từ gốc tiếng Cao Miên. Bởi vì đất này do bên vua Miên nhượng cho Chúa Nguyễn (cái ý nghĩa từ tiếng Miên ra sao, hẹn một bài viết khác).

Tới chừng người Hoa đến định cư, họ nghe di dân Việt ở đây nói "Sài Gòn" sẵn rồi, sau đó người Hoa mới đọc mài mại theo là "Xây Gồng".

Họ bèn ghi lại bằng chữ Hoa, trong tiếng Quảng Đông "Xây Gồng" được viết là: 西 .

* Trở lại chuyện đi thăm Sai Kung 西貢 (tiếng Quảng Đông phát âm là "Xây Gồng"). Cảnh vật nơi Xây Gồng nên thơ lắm (xem 2 hình đính kèm stt này), có ghe tấp nập, rồi có những biệt thự đón gió biển lồng lộng...

"Xây Gồng" bên Hương Cảng, nghe nói, địa danh này có từ thời nhà Minh, hoàn toàn là tiếng Hoa từ khởi thủy tới giờ.

Còn "Xây Gồng" ở Nam Kỳ lại có gốc "Sài Gòn" từ tiếng Cao Miên.

Nhưng, nếu bạn ưng nói bên Hương Cảng có hẳn hòi một vùng tên là SÀI GÒN, ưng nói "có một Sài Gòn trong lòng Hương Cảng", ai cấm? Nghe, khoái lỗ nhĩ.

Rồi... nhớ lại lời dặn của người bạn bên ngành du lịch: Đi đâu cũng nhớ xưng là "người Sài Gòn" nghen. Ừa. Quá hay! ./.

------------------------------------------------------------------



 Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét