ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Xin góp ý cho mục Chuyện Đông chuyện Tây ở Kiến thức ngày nay, số 98 như sau: Tiếng Pháp Ouïes de poisson và tiếng Anh the gills of a fish là khứu giác của cá. Trừ tác giả Chuyện Đông chuyện Tây, không có ai nói tai con cá là mang của nó cả.

ĐỘC GIẢ: Xin góp ý cho mục Chuyện Đông chuyện TâyKiến thức ngày nay, số 98 như sau: Tiếng Pháp Ouïes de poisson và tiếng Anh the gills of a fish là khứu giác của cá. Trừ tác giả Chuyện Đông chuyện Tây, không có ai nói tai con cá là mang của nó cả.

AN CHI: Ouïes de poissonthe gills of a fish chính là mang cá. Riêng tiếng Pháp Ouïes thì có nghĩa gốc là thính giác chứ không phải “khứu giác”. Vẫn biết trừ chúng tôi ra không ai nói tai là mang cá nhưng xin được thưa thêm như sau. Con “cá vức bốn tai” trong Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa mà chúng tôi đã dẫn chính là con cá mà Hán ngữ gọi là tứ tai lô, nghĩa là “cá lô bốn mang”. Ba tiếng tứ tai lô đã được Từ hải giảng như sau: “Một loại cá lô, dài khoảng bốn, năm tấc (tấc Tàu – AC), miệng rộng đầu to, hai cái mang bành rộng ra, để lộ những đường vân đỏ tía, tựa như là có bốn mang (tứ tai) cho nên gọi là cá lô bốn mang (tứ tai lô), tục gọi là cá bốn mang (tứ tai ngư). Từ hải còn dẫn thêm Chính tự thông như sau: “Cá lô ở mọi nơi đều (chỉ có) hai mang, riêng (cá lô) Tùng Giang thì (có) bốn mang”. Trong thế giới động vật, có một nhóm gọi là nhóm bốn mang, tiếng Pháp là tétrabranche, thì tiếng Hán gọi là tứ tai loại. Từ những điều trên đây suy ra, cá vức bốn tai chính là cá vức bốn mang. Không thể nào khác thế được. Vậy, dù chỉ một mình chúng tôi nói, thì tai ở đây vẫn cứ là mang đó thôi!

Kiến thức ngày nay, số 106, ngày 15-4-1993


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét