ÂM VIỆT-HÁN: "NGOẠI NGỮ... QUÁI CHIÊU" NGAY TRÊN ĐẤT VIỆT?
1/ Trích trong bài thơ "Nam quốc sơn hà":
如 何 逆 虜 來 侵 犯
/ 汝 等 行 看 取 敗 虚
Hai hàng chữ Hán này, hẳn nhiên, nếu không học chữ Hán
thì bù trất. Nhưng, ngay cả khi nghe âm Việt-Hán của hai hàng chữ Hán đó, như
ri: "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
(*)=> Ắt hẳn nhiều người, rất nhiều người trong chúng ta nghe xong cũng khỏi
hiểu, không biết nghĩa là gì ráo trọi.
Cũng rứa, vào thuở xưa. Lúc nước Việt chúng ta còn
dùng Hán tự (trước khi có chữ Quốc ngữ), nghe đọc âm Việt-Hán vừa dẫn thì cũng
chỉ có thầy đồ và giới quan quyền có học hành mới hiểu mà thôi. Còn đa số người
dân nghe xong cũng in hệt như vịt nghe sấm, không hiểu gì ráo nếu không được thầy
đồ giảng giải sang... âm thuần Việt mang nghĩa gì!
2/ Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830-1871), trong bản
điều trần về Quốc âm nước Việt dâng lên vua Tự Đức, đã gọi đây là một hiện tượng
kỳ quái: vua quan nước Việt sử dụng "ngoại ngữ" ngay trên đất Việt,
trong suốt nhiều thế kỷ!
"Tại sao, như ông viết trong Bản điều trần, chúng
ta đọc "thực phạn"食 飯
mà không nói là "ăn cơm"? Không lẽ "ăn cơm" thì không cao
quí bằng "thực phạn" sao?".
Gọi "thực phạn", nói rộng ra là dùng âm Việt-Hán,
đa số người dân trong nước không hiểu, phải có người giảng giải sang quốc âm
(âm thuần Việt) thì người dân mới hiểu.
Nói cách khác, âm Việt-Hán chẳng khác nào một NGOẠI NGỮ
đối với phần lớn người dân Việt!
3/ Mà ngoại ngữ này (âm Việt-Hán) cũng thiệt lạ đời lắm
đa.
Nhắc lại hai câu thơ dẫn trên: "Như hà nghịch lỗ
lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". Đọc lên, người Tàu nghe
cũng khỏi hiểu luôn - vì đây đâu phải đọc tiếng Tàu Bắc Kinh hoặc tiếng Tàu Quảng
Đông, mà là âm Việt-Hán!
(dĩ nhiên người Tàu sẽ hiểu nghĩa nếu đưa họ nhìn mặt
chữ, viết bằng Hán tự, của hai câu thơ này).
Vậy đó. Âm Việt-Hán không phải là tiếng Tàu được hiểu
như một ngoại ngữ, mà vẫn cứ là một "ngoại ngữ" đối với phần lớn người
dân Việt.
* TẠM THAY LỜI KẾT:
a) Hệ thống âm Việt-Hán thành hình ra sao, vì sao có
cách đọc Việt-Hán, đó thuộc về lãnh vực chuyên môn của giới ngôn ngữ học. Ở
đây, như lời khuyến cáo của danh nhân Nguyễn Trường Tộ, âm Việt-Hán quả thực là
một "ngoại ngữ".
Và là một kiểu ngoại ngữ... quái chiêu (phần lớn người
trong nước nghe không hiểu, mà người Tàu họ cũng không hiểu).
b) Thành thử mới có nỗ lực tạo ra CHỮ NÔM. Bộ chữ này,
dựa trên chữ Hán mà chế biến đủ cách, để chi? Để quốc âm (âm thuần Việt) được
có bộ chữ mà chứa đựng - thay vì phải lang thang trong ca dao khẩu ngữ (truyền
miệng), trong lời ăn tiếng nói nơi ruộng đồng, làng xóm (chớ không phải ở chốn
cung đình ưng xài âm Việt-Hán ráo trọi trong mọi thứ văn bản giấy tờ).
Để, qua chữ Nôm, chúng ta được đọc bằng hai tiếng dấu
yêu là "mẹ con" (chớ không đọc "mẫu tử" theo âm Việt-Hán),
đọc lên là "ăn cơm" (chớ không đọc "thực phạn" theo âm Việt-Hán)...
NHƯNG, ngay cả CHỮ NÔM cũng bị ruồng rẫy, bị xem nhẹ
trong nhiều thế kỷ. Bởi "thế lực" nào? Chẳng phải "thế lực thù địch"
gì ráo trọi, mà bởi ... phần lớn các triều đại quân chủ độc lập của nước Việt.
Oái ăm rứa đó!
* Stt sau sẽ lai rai về CHỮ NÔM & CHỮ QUỐC NGỮ.
----------------------------------------------------------------
(*) Có nhiều bản dịch khác nhau, đây là bản dịch của
Trần Trọng Kim về hai câu thơ, từ âm Việt-Hán sang quốc âm: "Cớ sao lũ giặc
sang xâm phạm / Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời."
Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
Hình ảnh: Danh nhân Nguyễn Trường Tộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét