ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

Lai rai về Chữ Nôm & Chữ Quốc ngữ

 Lai rai về CHỮ NÔM & CHỮ QUỐC NGỮ

(tiếp theo bài: "Âm Việt-Hán, ngoại ngữ... quái chiêu trên đất Việt?" https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1110925599341419)

A/ CHỮ NÔM: Trước hết, cần biết rằng trong Hán tự, tỉ như âm Việt-Hán đọc là "mẫu tử", nếu muốn phát âm thuần Việt là "mẹ con"? Kêu bằng là vô phương! Còn nhiều, rất nhiều âm thuần Việt (như "mẹ con") phải lang thang bên ngoài hệ thống Hán tự.

Thành thử tiền nhân người Việt Nam chúng ta đã nỗ lực tạo ra CHỮ NÔM, để ghi lại quốc âm (âm thuần Việt).

Có một số dạng thức trong hệ thống CHỮ NÔM:

a) Là "chế biến" ra những ký tự KHÔNG có trong Hán tự. Tỉ như chữ 𦁀, chữ 𡥵 - người Tàu nhìn vô mặt chữ này, khỏi hiểu luôn (vì... không có trong Hán tự).

Chữ 𡥵 : ÂM NÔM (thuần Việt) đọc là "con" (đứa con) ngọt xớt! [chớ không còn buộc phải đọc là "tử" theo âm Việt-Hán, dù cũng mang nghĩa "con cái"]

Chữ 𦁀 : ÂM NÔM (thuần Việt) đọc là "bối" (trong "bối rối").

[ ở đây xin không đi vào chi li những phương cách "kết hợp" này nọ để tạo nên những ký tự khác Hán tự ]

b) Mượn "nguyên con" chữ Hán & mượn âm Việt-Hán luôn rồi biến thành ÂM NÔM - tức là mang NGHĨA KHÁC hẳn so với chữ Hán gốc.

Tỉ như chữ Hán , âm Việt-Hán đọc là "bối" (nghĩa là vỏ sò) => chữ Nôm mượn nguyên xi , cũng đọc "bối" (như âm Việt-Hán) NHƯNG nghĩa ở đây lại là ..."bối (rối)"! (*)

c) Mượn nguyên dạng chữ Hán, mượn luôn nghĩa của chữ Hán, nhưng lại đọc thành âm khác hẳn: ÂM NÔM (chớ không dùng âm Việt-Hán).

Tỉ như chữ Hán , âm Việt-Hán đọc là "phức" (nghĩa là: buồn bực, sầu muộn) => chữ Nôm mượn nguyên xi , mượn luôn nghĩa, nhưng đọc thành âm "bức" (trong "bức bối") (*)

Một trường hợp khác: chữ Hán , âm Việt-Hán đọc là "phức" (nghĩa ở đây là: hơ lửa, sấy nóng) => chữ Nôm mượn nguyên xi , mượn luôn nghĩa tương cận, nhưng đọc thành âm "bức" (trong "nóng bức") (*)

d) Mượn nguyên xi chữ Hán, nhưng KHÔNG mượn nghĩa cũng KHÔNG mượn âm Việt-Hán, mà đọc thành ÂM NÔM.

Tỉ dụ chữ Hán , âm Việt-Hán là "mỹ" (nghĩa là người đẹp)=>chữ Nôm dùng lại chữ , nhưng đọc thành âm Nôm là "mẹ" (người mẹ)! (*)

Hoặc như chữ Hán , âm Việt-Hán là "côn" (nghĩa là anh em) => chữ Nôm dùng lại chữ , nhưng đọc thành âm Nôm là "con" (đứa con)! (*)

Thấy gì?

Qua những đoạn đánh dấu (*), phải nói là chữ Nôm không theo một thể thức cấu tạo nhứt quán gì ráo, khiến cho chữ Nôm có quá nhiều "dị bản", dễ bị lẫn lộn, và điều này tạo nên sự khó khăn khi tìm hiểu chữ Nôm.

NHƯNG, sự có mặt của chữ Nôm là nhằm diễn đạt ÂM NÔM (thuần Việt), cho thấy nỗ lực đáng trân trọng của tiền nhân để "tiếng nói thuần Việt" được ghi lại bằng chữ viết hẳn hoi (thay vì phải lang thang bên ngoài hệ thống văn tự chủ lưu là Hán tự)!

B/ CHỮ QUỐC NGỮ:

Ta nói, với chữ Quốc ngữ (hệ chữ viết abc) thì bất luận âm Việt-Hán (như "mẫu tử") hay quốc âm (thuần Việt như "mẹ con") cũng đều được ghi lại hết thảy! Không còn cảnh "quốc âm" phải lang thang, không còn bên trọng bên khinh.

Giờ đây, âm thanh (tiếng nói) gắn với văn tự (chữ viết) một cách dễ dàng, dễ đọc và dễ viết hơn so với chữ Hán lẫn chữ Nôm.

* Quí bạn ắt có nghe tới một luận điệu cho rằng người Pháp đã ép buộc phải dùng chữ Quốc ngữ (vào đầu thế kỷ 20), và "bức tử" chữ Nôm truyền thống.

"Luận điệu" kiểu đó chỉ cho thấy một sự thiếu lương thiện tri thức đến mức tệ hại!

Kỳ thực, việc "bức tử", chèn ép chữ Nôm đã do các triều đại nước Việt trước đó thực hiện.

Và giới trí thức yêu nước đã tự nguyện, đồng lòng ủng hộ chữ Quốc ngữ chớ không do thực dân o ép.

Xin dành cho stt kỳ sau, sẽ phân tích về thói bất lương tri thức...

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét