ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

"Người Việt" (Tộc Việt)

 "NGƯỜI VIỆT" (TỘC VIỆT)

Trò chuyện chút đỉnh, may ra tỏ tường...

1/ Bạn là người thuộc tộc Việt (về mặt sắc tộc, ethnic), tỉ như bạn qua định cư bên Mỹ thì bạn có quốc tịch Mỹ, bạn qua Úc thì bạn nhập quốc tịch Úc, bạn qua Đức thì có quốc tịch Đức. Thấy gì? Quốc tịch thay đổi thế này thế kia, NHƯNG về mặt sắc tộc (ethnic) thì bạn chỉ có một: là tộc Việt.

Quốc tịch là "cái vỏ", tộc người mới là "cái ruột". Trong đời bạn có thể đổi quốc tịch vài ba lần, nhưng bạn không tài nào "trục xuất" dòng máu Việt tộc ra khỏi người được ráo trọi.

Khi thống kê dân số, chẳng hạn bạn đang mang quốc tịch Mỹ nhưng về sắc tộc (ethnicity), xếp bạn thành ...tộc người trên trời rơi xuống hay sao? Không. Bạn được xếp trong tộc Việt.

2/ Chữ "người" trong tiếng Việt dễ bị hiểu lẫn lộn. Xin chú ý: không phải lúc nào "người" cũng mang nghĩa về sắc tộc!

Khi ta nói "người Sài Gòn", "người Hà Nội", "người Cần Thơ", không lẽ ... có sắc tộc Sài Gòn, sắc tộc Hà Nội, sắc tộc Cần Thơ? Không phải. "Người" ở đây được dùng để chỉ địa bàn cư trú của cộng đồng (community).

Khi bạn nói "người Mỹ" thì nên nhớ không có "tộc Mỹ" gì ráo trọi, mà "người Mỹ" ở đây là chỉ cộng đồng định cư trên lãnh thổ nước Mỹ / mang quốc tịch (nationality) Mỹ.

Tôi ưng viết một cách cẩn trọng: "người Việt quốc tịch Mỹ", là để nhấn mạnh "NGƯỜI" ở đây thuộc về ethnic (sắc tộc trong nhân chủng học).

Trong khi đó, lối viết: "người Mỹ gốc Việt" thì "người" lại thuộc về cộng đồng cư trú (community) / quốc tịch (nationality).

------------------------------------------------------------------

Còn "tộc Kinh"? Một sự nhầm lẫn vô tình hay có dụng ý? Lai rai trong stt kỳ tới.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét