ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Lòng tự trọng & niềm hãnh diện khi chuyển ngữ Việt hóa

 LÒNG TỰ TRỌNG & NIỀM HÃNH DIỆN KHI CHUYỂN NGỮ VIỆT HÓA

* Cả thế giới chưa đầy 200 quốc gia: Việt hóa toàn bộ TÊN GỌI CÁC QUỐC GIA không phải là nhiều, cũng không quá khó.

* Việt hóa TÊN GỌI CÁC THÀNH PHỐ của Tàu, Hàn, Nhựt. Vì sao?

* Còn lại các thành phố của các nước: quá nhiều, hàng chục ngàn, ghi theo cách gọi - bằng Anh ngữ.

Vì sao gọi Việt hóa là niềm hãnh diện về năng lực chuyển ngữ của Tiếng Việt? Khỏi nhắc lại ở đây, xin đọc: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1131812900586022

1/ NGUYÊN TẮC "MƯỢN CẦU NÓI HÁN TỰ" ĐỂ CHUYỂN NGỮ:

- Không riêng gì người Việt, xin nhấn mạnh, mà người Hàn, người Nhựt cũng đều mượn Hán tự (Kanji) để làm cầu nối chuyển ngữ (từ các ngôn ngữ trên thế giới sang ngôn ngữ bản địa). Dùng "cầu nối Hán tự" chuyển sang âm Việt-Hán, âm Hàn-Hán, âm Hòa-Hán (tức Nhựt-Hán).

- Việc mượn một văn tự để làm "cầu nối" là hiện tượng phổ biến; tỉ như các nước Anh, Pháp, Bồ Đào Nha.v.v... cũng mượn văn tự gốc Latin để chuyển ngữ sang tiếng Anh, Pháp, Bồ...

* "Cầu nối Hán tự" ra sao? Đơn cử bằng mấy ví dụ sau:

"Russia" được viết bằng chữ Hán là , âm Việt của ba chữ này là "Nga La Tư", rút gọn thành "Nga".

"Portugal" viết sang chữ Hán là 葡萄牙, âm Việt của ba chữ này đọc thành "Bồ Đào Nha", rút gọn thành "Bồ".

"Italy" viết sang chữ Hán là 意大利, đọc theo âm Việt của ba chữ này là "Ý Đại Lợi", rút gọn thành "Ý".

"India" viết sang chữ Hán , âm Việt đọc thành "Ấn Độ", rút gọn thành "Ấn".

"Philippines" khi viết sang chữ Hán là 菲律賓, âm Việt của ba chữ Hán này là "Phi Luật Tân".

Cũng theo cách thức như rứa, "Singapore" viết thành chữ Hán là 新加 , âm Việt-Hán là "Tân Gia Ba".

Lưu ý rằng, chúng ta mượn Hán tự để làm cầu nối chuyển ngữ, sau đó đọc theo âm VIỆT chớ không đọc theo tiếng Tàu (người Tàu họ đọc khác).

* Trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 200 quốc gia, không nhiều, thành thử việc chuyển ngữ Việt hóa hoàn toàn nằm trong năng lực của chúng ta!

Khi quí bạn hàng ngày vẫn viết/đọc "Ấn Độ", "Úc", "Ý", đâu ai trong chúng ta đòi hỏi phải ghi kèm... tiếng Anh (là "India", "Australia", "Italy")! Vì sao vậy?

Bởi vì một khi chúng ta muốn tìm hiểu các quốc gia thì phải dụng công ít nhiều, chớ nếu chỉ biết lõm bõm các tên nước bằng tiếng Anh - tỉ như "Georgia", "Lithuania", bạn có biết những nước này nằm ở đâu không? Không, nếu bạn không tìm hiểu.

Ghi hoàn toàn theo lối Việt hóa, chẳng hạn "nước Úc", vậy mà nếu bạn muốn tìm đọc bằng tiếng Anh ắt bạn biết ngay tên nước này là "Australia". Có lạ không? Không.

Bởi vì hễ ai có học tiếng Anh thì ắt biết tên gọi các nước bằng tiếng Anh / còn ... nếu nửa chữ tiếng Anh cũng không biết thì dầu có phát âm "Australia" khoe mẽ, rổn rảng đi nữa (vì không ưng phát âm Việt hóa là "nước Úc"), cái sự dốt thì vẫn cứ dốt mà thôi.

2/ VIỆT HÓA TÊN CÁC THÀNH PHỐ Ở TÀU, NHỰT, HÀN:

Có bao giờ quí bạn để ý: Ủa, tên các thành phố của người Tàu ghi bằng tiếng Anh như Beijing, Shanghai, Wuhan, Taipei, Kaohsiung... mà sao chúng ta không ghi theo tiếng Anh luôn, mà lại Việt hóa (tức đọc thành tiếng Việt) là Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Đài Bắc, Cao Hùng...? Chúng ta đọc / viết "Việt hóa" rất tự nhiên, rất bình thường.

Vì sao vậy?

----------------------------------------------------------------

* Stt kỳ 2 đề cập: Việt hóa tên các thành phố ở Tàu, ở Nhựt, ở Hàn. Lý do?

Ngoài 4 nước từng chung Hán tự suốt ngàn năm (Tàu, Nhựt, Hàn, và Việt), các nước còn lại trên thế giới, gọi tên các thành phố theo cách nào?

Có 2 nguyên tắc áp dụng: nguyên tắc về NĂNG LỰC CHUYỂN NGỮ, và nguyên tắc TIỆN LỢI /

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét