ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Quốc âm bị "phế truất" để thay bằng âm Hán-Việt

 Kể về một trường hợp, lại là căn bản hết sức, đang bị hiểu sai:

QUỐC ÂM BỊ "PHẾ TRUẤT" ĐỂ THAY BẰNG ÂM HÁN-VIỆT

* "Đầu cua tai nheo" không thể tưởng nổi!

1) Trước hết mời quí bạn đọc ví dụ đơn giản: "Hán tự" : "chữ Hán". Coi đi, hết sức rõ ràng ở đây, "CHỮ" (âm thuần Việt, quốc âm) nghĩa là "TỰ" (trong âm Hán-Việt) [bên tiếng Anh là "word"].

"CHỮ" (word) không phải là "từ" , xin nhấn mạnh, mà là "tự" đó đa!

Do đó, "CHỮ CÁI" (âm thuần Việt)" còn được gọi là "mẫu tự" (âm Hán-Việt) [bên tiếng Anh là "letter"].

Sẵn đây, xin được nhắc, thế nào là "CHỮ"? Trong hệ thống ký tự biểu âm, ghép một số "chữ cái" (letter) với nhau thì tạo thành "chữ" (word). Tỉ dụ, bốn chữ cái t, i, n, h ghép lại, tạo thành CHỮ là "tinh".

2) NHƯNG, một sự nhầm lẫn tai hại đã diễn ra, và đang kéo dài dai dẳng bấy lâu nay!

Như dẫn giải trên, "word" là "CHỮ" / "letter" là "CHỮ CÁI". Ở đây, việc chuyển ngữ rất nhứt quán: "chữ" và "chữ cái" đều là âm thuần Việt!

Vậy mà, đã và đang tồn tại một định nghĩa hỡi ôi, giảng rằng "word" là "từ", còn "letter" là "chữ" (!). Ở đây, có hai cái SAI:

2a) Đầu cua tai nheo, một đàng chuyển ngữ âm thuần Việt ("chữ") rồi một đàng lại chuyển ngữ âm Hán-Việt ("từ" )! Sao không chuyển ngữ thành âm thuần Việt cho nhứt quán, theo cách dịch sẵn có, là "chữ cái" và "chữ"?

Sao lại phế truất quốc âm (chuyển ngữ: "chữ cái") để nhét vào một âm Hán-Việt ("từ" ) ? Khập khiễng hết sức.

2b) Mà "TỪ" , xin chú ý, đâu phải là "chữ", nói đúng hơn là KHÔNG gói gọn trong ý nghĩa một "con chữ"! Vậy, "từ" nghĩa mần răng?

* Một bài văn, hoặc một đoạn văn mạch lạc, được gọi là "từ" - ví dụ, "ca từ" nghĩa là "lời của ca khúc" chớ đâu phải... "chữ của ca khúc"!

"Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ", ta nói, ở đây có 8 chữ ("tự" ) và tạo thành 1 đoạn văn, tức là 1 "từ" ( ). Nói cách khác, "từ" ở đây có 8 "tự" (chữ).

* Nói ra thành văn, gọi là "từ". Như "từ chương" (còn có cách viết khác: ).

* Một đơn vị ngôn ngữ có khái niệm hoàn chỉnh, được gọi là "từ". Như "danh từ" , "động từ" . Tỉ dụ, "nhân" (người) thuộc về danh từ - ở đây, "từ" có 1 "tự" (chữ); rồi "tình nhân" cũng thuộc danh từ, ở đây "từ" có 2 "tự" ("chữ").

3) Tới đây, ắt quí bạn đã tỏ vì sao lại có sự nhầm lẫn, lại SAI đến vậy. Cũng bởi vì, "từ" () có những lúc chỉ là một "tự" (: "chữ") nên ba chớp ba nháng đem đồng nhứt "từ" với "chữ" (word)!

"Từ" rộng hơn, nhiều hơn 1 chữ ("tự"), bao gồm cả đoạn văn, cả bài văn lận.

Bởi vậy, khi quí bạn gặp câu viết đại loại như ri: "những CỤM TỪ thông dụng trong giao tiếp", viết vậy là chưa đúng. Hoặc sửa thành "những NHÓM CHỮ (hoặc CỤM CHỮ)....", vì lẽ "TỪ" đã có nghĩa là bao gồm nhiều chữ rồi đa. Hoặc sửa thành "những CÂU thông dụng...", gọn bâng.

TÓM LẠI,

Hãy chuyển ngữ theo quốc âm (thuần Việt): "letter" => "CHỮ CÁI", "word" => "CHỮ". Sáng sủa, dễ hiểu hết sức.

Đừng đầu cua tai nheo, xác Việt mà hồn "lạ" đẩu đâu, phế truất quốc âm bằng âm Hán-Việt, đã vậy còn hiểu nông nổi mà đem "TỪ" úp sọt cho "TỰ", coi dị lắm đa./.

--------------------------------------------------------------------

Mời đọc thêm bài: CHỮ CÁI / CHỮ (https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1131333093967336)

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét