Ghi chú để nhớ nằm lòng:
VIỆT HÓA TOÀN BỘ HÁN TỰ - MỘT KỲ TÍCH!
*&*
Mời quí bạn xem tỉ dụ sau. Có một nhân vật viết họ tên
như ri: 李 常 傑,
hẳn nhiên vì đa phần chúng ta hiện nay không còn dùng Hán tự nên nhìn vô bù trất.
Người Tàu nhìn mặt chữ đó, đọc là "Lǐ Cháng
Jié", khỏi hiểu luôn, nhân vật nào trong sử Tàu vậy?
李 常 傑 đọc
bằng âm Việt, là Lý Thường Kiệt, một danh tướng nước Việt từng đánh giặc Tống
phương Bắc đó đa!
*&*
Thấy gì? Chữ Hán chỉ là cái "vỏ" văn tự, người
Việt mượn "vỏ" nhưng đã hoàn toàn VIỆT HÓA, hoàn toàn đọc bằng tiếng
Việt! Đó, tiếng Việt đọc "Lý Thường Kiệt", còn Tàu đọc "Lǐ Cháng
Jié", không giống nhau gì ráo trọi.
Ngày hôm nay, khi chúng ta đọc những chữ như:
"tôn giáo", "xã hội", "kinh tế", "chính trị",
"văn học", "hóa học", "Na Uy", "Thụy Điển",
"nước Nga", "Tân Gia Ba"... - dù có thể ghi bằng Hán tự đi
nữa, NHƯNG hết thảy đều đã Việt hóa, đều là tiếng Việt rồi đa!
Thử so sánh, tiếng Tàu họ đọc nghe lạ tai hết sức đối
với người Việt chúng ta: "zōng jiào" (tôn giáo), "shè huì"
(xã hội), "jīng jì" (kinh tế), "zhèng zhì" (chính trị),
"wén xué" (văn học), "huà xué" (hóa học), "Nuó
Wēi" (Na Uy), "Ruì Diǎn" (Thụy Điển), "È Guó" (nước
Nga), "Xīn Jiā Pō" (Tân Gia Ba)...
Thành thử nếu những ai còn nói "Thụy Điển",
"Na Uy", "Nga", "Tân Gia Ba" là ... bắt chước
Tàu, kêu bằng là những kẻ đó giành hết cái ngớ ngẩn của thiên hạ chớ còn gì nữa!
Việt nói một đàng, Tàu nói một nẻo mà bắt chước cái giống gì ở đây?
*&*
Cần phải hiểu cho đàng hoàng và tử tế. Các thế hệ tiền
nhân chúng ta đã dày công tạo nên KỲ TÍCH đáng khâm phục, trong lúc mượn chữ
Hán làm cái vỏ văn tự, là: VIỆT HÓA toàn bộ chữ Hán.
Chúng ta có được bản lĩnh ĐỘC LẬP trong lời ăn tiếng
nói: hết thảy đều đã biến thành TIẾNG VIỆT (chớ không phải "tiếng trung quốc",
"tiếng nước Giữa" gì ráo).
Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét