TÂY HÓA = THOÁT TÀU
(trích bài của TS Lương Hoài Nam: "Cùng học Tây,
tại sao người Nhật thành công, còn người Việt thì chưa?" https://www.facebook.com/xoaixiu/posts/10213803510269780).
Tôi nói: "Văn minh có nghĩa là Tây", một số
người sẽ bảo tôi sính Tây. Nhưng hãy trả lời câu hỏi nếu ngoài VN, mỗi người được
chọn thêm một nước nữa để cư trú và làm việc thì bạn sẽ chọn nước nào? Tôi dám
chắc đa số sẽ chọn một "nước Tây" (ở châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, New
Zealand), không mấy ai chọn một nước châu Á, càng không mấy ai chọn một nước
Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh.
*&*
* Trong 500 năm trở lại đây, châu Âu đã lật đổ phương
Đông một cách toàn diện về mức độ phát triển và văn minh.
* "Tây hóa", trong bối cảnh lịch sử &
văn hóa của Nhựt Bổn trước đây và Việt Nam hiện nay, đi đôi với "thoát
Tàu". Vì nếu không "thoát Tàu", tức nếu không thoát khỏi di chứng
của văn hóa hủ nho Khổng giáo, thì không tài nào văn minh được!
* "Tây học" ở Nhựt Bổn vốn là một cuộc duy
tân cả hai chiều trên xuống, dưới lên, theo nhu cầu của cả giới cầm quyền và
người dân. Tự người Nhựt sùng Tây, sính Tây, việc bỏ Tết âm ăn Tết dương chỉ là
một việc nhỏ trong cả phong trào "theo Tây" đó.
Khổng giáo là một nguyên nhân rất lớn cản trở quá
trình tiếp thu văn hoá phương Tây; đó là lý do tại sao ở Nhựt Bổn quá trình Duy
tân theo "Tây học" diễn ra song song với bài trừ Khổng giáo, có vai
trò rất lớn của những trí thức như Fukuzawa (người được in ảnh lên tờ tiền có mệnh
giá lớn nhất của Nhựt Bổn bây giờ)!
Trong tác phẩm Khuyến học, ông Fukuzawa viết:
"Tôi phải nói thế này, chẳng cần phải nể nang Khổng Tử gì sất. Họ đã rao
giảng những lời sai trái".
Khổng và Tây về cơ bản đối nghịch nhau. Khổng dạy làm
cha phải "từ", làm con phải "hiếu". Còn Tây bảo, nếu cha mà
không "từ", không biết nuôi dạy con cho tốt, thì nhà nước tách con khỏi
cha, giao cho người khác nuôi, con không phải sống với người cha hư hỏng.
Tây thích công bằng, bình đẳng.
* "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" - theo ngôn từ
dùng trong Khổng giáo - thực ra là các giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại,
không phải của riêng Khổng giáo. Các nước không theo Khổng giáo cũng có các giá
trị tương tự.
* Khổng giáo là một trong những nguyên nhân làm cho
văn hóa Trung Hoa trở nên ù lì, ít chịu thay đổi.
Trong khi đó, một viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
TQ phát biểu: "Trong vòng 20 năm qua, chúng tôi đã hiểu ra rằng TRÁI TIM CỦA
NỀN VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY chính là tôn giáo: ĐẠO THIÊN CHÚA. Nền tảng của đạo lý
Thiên chúa giáo trong cuộc sống xã hội và văn hoá đã làm nảy nở nền chánh trị đề
cao giá trị Tự Do".
* Người Việt cũng "Tây học", từ thời Pháp
thuộc, nhưng việc "Tây học" của người Việt bấy giờ chỉ giới hạn trong
số ít quan lại làm việc cho Pháp và giới trí thức thị thành có quan hệ với người
Pháp. Ở nông thôn, văn hoá đậm màu sắc Khổng giáo vẫn chi phối đời sống của người
dân.
... Duy Tân văn hoá, tuy nhiên, luôn gặp cản trở rất lớn
từ các lực lượng thủ cựu trong xã hội VN. Các quy kết kiểu "sùng
Tây", "sính Tây", "phản bội truyền thống", "phá hủy
văn hoá" sẵn sàng chụp lên đầu bất kỳ người cách tân nào.
Về cơ bản không khác đám samurai thủ cựu ở Nhựt Bổn hồi
xưa là mấy. Đám này đã ngăn cản không ít người Nhựt thuộc phái Duy tân
"Tây học".
Nhưng một nước Nhựt mới đã thắng.
--------------------------------------------------------------
Hình ảnh: Người Nhựt đậm đà bản sắc lễ hội trong Tết đầu
năm (chọn Tết dương lịch, bỏ Tết âm lịch);
Fuzukawa trên tờ giấy bạc bên Nhựt hiện nay.
Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét