Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian. Cậy nhờ thần thế vua quan, chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời. Tv 118

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Ghi chú ngôn ngữ: Đường quang không đi, lại ưng đâm đầu vô bụi rậm!

 Ghi chú ngôn ngữ

ĐƯỜNG QUANG KHÔNG ĐI, LẠI ƯNG ĐÂM ĐẦU VÔ BỤI RẬM!

Vì sao trân trọng gọi văn tự abc là "chữ QUỐC NGỮ"? Tôi đã viết một bài để hầu chuyện cho tỏ tường (đọc bài có ghi đường dẫn ở cuối stt này: *). Nhưng, vẫn còn một biện luận cho rằng dùng văn tự abc, tỉ như viết chữ "thiên" thì không biết "thiên" là trời hay "thiên" là một ngàn, từ đó dẫn đến kết luận rằng từ bỏ Hán tự gây thiệt thòi cho tiếng Việt (hic hic).

Người nào nêu ý kiến như rứa, quí bạn biết không, té ra... người đó không hiểu gì về chữ Hán ráo trọi (mà nói càn, nói đại)!

1/ Đây, xin dẫn giải. Cũng mượn tỉ dụ trên, cũng đọc âm "thiên" (người Tàu Bắc Kinh đọc mài mại là "tiān") trong chữ Hán có tới... 32 ký tự viết khác nhau lận! Tức có hơn 30 chữ Hán viết khác nhau xa lắc nhưng đều đồng âm là "thiên" ("tiān") - trong đó có ký tự , ký tự đều đọc "thiên".

Ồ, "thiên": có cái nghĩa "một ngàn", chữ Hán rõ rành quá chớ còn gì nữa? Tưởng bở rồi đa! Chữ này còn có nghĩa "quá mức" (tỉ như 千難 "thiên nan" nghĩa là "khó quá mức"), lại còn có nghĩa như ri mới sái não: "thu thiên" 秋千 mà nghĩ là "ngàn thu" ư? chớ hề, "thu thiên" ở đây nghĩa là "cái đu" nhún lên nhún xuống đó đa!

Rồi, ký tự cũng đọc là "thiên", nhiều người biết mặt chữ này, nghĩa là "trời", chữ Hán đâu ra đó chớ còn gì nữa? Tưởng vậy là tưởng bở! Cái chữ "thiên" này còn làm sái não hơn "thiên" vừa dẫn trên.

"Thiên" , quí bạn biết không, là có tới 15 nghĩa khác nhau lận! Nghĩa là: "trời", "bầu trời" (không gian) / "ông trời" (chúa tể muôn vật) / "ngày" / "mùa" (danh từ chỉ thời tiết) / dùng để chỉ hình phạt khắc chữ vào trán / "rất, vô cùng" .v.v...

2/ Thành thử người Việt đọc "thiên", đang phân vân, rồi hạ bút viết nghĩa là: "trời". Hiểu.

Trong khi đó người Tàu đọc /tiān/, cũng phân vân, rồi hạ bút viết: . Hiểu không? Không chắc! Bởi vì viết khơi khơi (mà không có văn cảnh / ngữ cảnh kèm theo) thì đâu có mỗi nghĩa là "trời", mà còn có thêm 14 nghĩa khác nữa.

3/ Thấy gì?

3a) Bất luận ngôn ngữ nào cũng đều xảy ra hiện tượng "đồng âm mà nhiều nghĩa". Tiếng Việt, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Pháp... đều có hiện tượng như vậy ráo trọi.

3b) Thành thử những ai còn nghĩ rằng ký tự chữ Hán rõ rành, cứ tưởng mỗi ký tự một nghĩa (để từ đó thổi đu đủ rằng tiếng Việt mà không ghi bằng chữ Hán thì dễ gây nhầm lẫn, không được rõ như chữ Hán) là SAI TRẬT, sai quá mạng rồi đa!

3c) Tiếng nói (quốc âm) là nền tảng, là "hồn" của một ngôn ngữ, còn văn tự là "cái vỏ". Mượn cái vỏ văn tự biểu âm Latin (chữ Quốc ngữ), hay mượn cái vỏ văn tự biểu ý là chữ Hán?

Trở lại ví dụ dẫn ra ở phần mở đầu. Nếu vẫn giữ chữ Hán làm văn tự, khi ta nói "thiên" thì có tới 32 chữ Hán cùng đọc là "thiên", và rồi... chỉ riêng ký tự (là 1 trong 32 ký tự đọc "thiên") đã có tới 15 nghĩa khác nhau! Ước chừng, gộp tất cả các ý nghĩa của 32 ký tự đồng âm "thiên" thôi, có tổng cộng trên một trăm nghĩa.

Dùng văn tự abc, ghi âm đọc là "thiên" thì có thể mang nghĩa là "trời", là "một ngàn", là "nghiêng về"..., cái sự đồng âm đa nghĩa giỏi lắm, ở đây, số nghĩa đếm hết trên đầu các ngón tay là cùng.

Nếu dùng chữ Hán, để ghi âm đọc là "thiên" thôi, té ra cái sự đồng âm đa nghĩa ở đây lại có tới hơn một trăm nghĩa, y hệt mê hồn trận - tìm hiểu hệt như chui vô bụi rậm, mệt bở hơi tai, dễ sái não là cái chắc!

Chữ Quốc ngữ (hệ văn tự biểu ý Latin) quang đãng hơn hẳn so với chữ Hán hệt như bụi rậm rối ơi là rối.

Ta nói, đường quang không đi mà cứ ưng đâm đầu vào bụi rậm, vậy là khôn hay là ... ?

Tắt một lời, người Việt đã và đang dùng chữ Quốc ngữ được chừng một thế kỷ nay, là một vận hội quí giá biết chừng nào!

------------------------------------------------------------------

(*) Vì sao trân trọng gọi là "chữ QUỐC NGỮ"?: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1155844904849488

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét