ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

"Đàng Trong" / "Đàng Ngoài" , < = > "Việt Nam"

 "ĐÀNG TRONG / ĐÀNG NGOÀI" <=> "VIỆT NAM"

* Chúa Nguyễn khi định danh "Đàng Trong"/"Đàng Ngoài", nhà Nguyễn (vua Gia Long) khi đặt tên nước là "Việt Nam" - nên nhớ - là ghi bằng chữ Nôm, chữ Hán (KHÔNG phải chữ Quốc ngữ, vì lúc đó chưa phổ biến chữ Quốc ngữ gì ráo trọi)!

Thành thử muốn hiểu đúng thì phải hiểu sự định danh bằng chữ Nôm, chữ Hán đó mang nghĩa gì.

THÚ VỊ và QUAN TRỌNG hơn, chẳng phải chuyện chữ nghĩa thôi đâu, mà qua đó tôi mong mỏi góp phần làm SÁNG TỎ SỬ VIỆT!

1/ Khi tôi cố gắng giải thích cho sáng tỏ "Đàng" - trong "Đàng Trong / Đàng Ngoài" - nghĩa là gì (chớ không phải "đàng" nói chung chung vì có nhiều nghĩa), nhiều bạn vội vàng cmt cho rằng "đàng" là mé, là phía, là mạn...

Xin nói ngay, mà không ngại làm quí bạn phật lòng, những cmt như rứa là TRẬT rồi đa!

Vì sao?

Vì, nhắc lại, ở đây đang nói ĐÀNG (trong "Đàng Trong", "Đàng Ngoài" - mà tiền nhân ghi rõ rành bằng chữ Nôm: 𥪝 (Đàng Trong), (Đàng Ngoài), đâu có ghi bằng chữ Quốc ngữ abc mà đoán già đoán non, rồi chém gió là nghĩa như thế này thế kia, hả trời!

𥪝 đọc âm Nôm là "Trong", đọc là "Ngoài" - cái này rõ rồi.

đọc là "Đàng" - chỗ này mới cần làm rõ "Đàng" là gì, tức ký tự này trong chữ Nôm có mấy nghĩa, nghĩa nào mới thích hợp, mới đúng. (mời đọc bài: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1160391131061532)

Còn "đàng" mà hiểu là mé, phía, mạn, phương hướng ... thì - xin chú ý - trong chữ Nôm viết bằng ký tự hoàn toàn KHÁC, không phải ký tự trong định danh "ĐÀNG Trong / Ngoài"!

Là ký tự gì? Mời đọc kỳ 2. Rao trước đặng đón đọc cho rôm rả.

2/ Giải thích chữ Đàng Trong, Đàng Ngoài để thêm tỏ tưởng và yêu mến lịch sử nước nhà.

Cũng rứa, đối với hai chữ "VIỆT NAM". Lần đầu tiên hai chữ "Việt Nam" trở thành tên nước là thời vua Gia Long đầu thế kỷ 19. Nên nhớ bấy giờ chưa có chữ Quốc ngữ, hết thảy viết bằng Hán tự.

Vậy, phải biết hai chữ Việt Nam viết bằng chữ Hán ra sao, và QUAN TRỌNG là cần biết hai chữ "Việt Nam" nghĩa là như thế nào.

Cũng nhanh nhẩu, ào ạt, là có nhiều người giải thích "Việt Nam" nghĩa là nước Việt ở phía Nam. So với nước Tàu nên mới gọi là phía Nam. Mắc gì phải đem Tàu làm hệ qui chiếu ở đây? Coi đi, nước Hàn (Hàn quốc) ở về phía Đông của Tàu mà họ đâu gọi là... "Hàn Đông"!

Tức "Nam" (Việt Nam) chẳng phải là phía Nam. Cũng chỉ vì đọc chữ Quốc ngữ mà suy đoán tùm lum.

"Nam Việt" lẫn "Việt Nam" trong cách chọn tên nước của triều Gia Long thì không dính dáng gì đến "phía nam", cũng không tương đồng với "việt" trong "đại việt".

Đây, cũng rao trước, sẽ xin hầu chuyện trong một bài viết khác.

"Bật mí' chút đỉnh: "VIỆT NAM" mang ý nghĩa là sự kết hợp Đàng Trong với Đàng Ngoài đó đa.

Một lần nữa, xin nhấn mạnh, đừng đem sự suy đoán / giải thích của hậu thế, của chúng ta thời nay mà úp chụp lên đầu tiền nhân ./.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét