HẠNH
CHA GIOANG PHANXICÔ THƯỢNG
(Révérend
Père Jean-François Génibrel)
thầy
cả Dòng sai, hồi sanh tiền làm Bề Trên cai Nhà in Địa Phận Đàng Trong Phía Tây và
làm Cha sở họ Tân Định.
--------------------
Cha Jean-François
Génibrel sanh ra tại Castres trong địa phận Alby và bên nước Langsa trong ngày
31 Avril năm 1851. Người còn bà mẹ già năm nay đặng 84 tuổi, bà nầy khi nghe
tin con qua đời thì thương khóc hết sức, song vì có lòng đạo đức nên cũng bằng
lòng dưng con trọn cho Chúa như đã làm từ thuở con còn thơ ấu cho tới khi ấy.
Ông già người qua đời đã lâu, anh em hết thảy mười một người, bây giờ còn bảy
người còn sống, người em út làm thầy dòng Frère des écoles chrétiennes, đang làm
thầy bề trên cai nhà trường tại cù lao Maurice bên phương Africa.
Thuở Phanxicô còn bé thì
có lòng nhơn đức và ham việc học hành, nên đã vô học trường latinh, khi học đủ
latinh thì có giặc, nên phải tập đánh giặc, mà người khỏi đi lính, sau thì vào
học trường dòng sai tại thành Paris là kinh đô nước Langsa. Các bề trên cai trường
thấy người thông giỏi văn chương và sách đoán, thì đã phong chức mau cho người
các bực dưới, qua năm 1875, người mới 23 tuổi thì đã được lên chức thầy cả và
dưng mình đi giảng đạo các nước ngoại giáo. Khi ấy cả gia quyến người thấy người
chịu chức chánh tế thì rất vui mừng, song biết người sẽ lìa bỏ quê hương, cha mẹ,
bà con mà đi qua xứ xa giảng dạo thì buồn rầu, nhưng mà cũng bằng lòng dưng người
đi làm công việc Chúa đã kêu gọi người.
Cũng một năm 1875 ấy người
đi xe lửa đi tới thành Marseille mà sang qua nước Việt Nam, thì bà con đưa đón
đông và đều sa nước mắt, song người vững lòng và an ủi bà con vưng theo thánh ý
Chúa.
Khi qua tới Nam Kỳ thì
người mới rõ người An Nam là dân biết phép lịch lãm và rất hiền lành, thì người
vui mừng và đem lòng thương người An Nam, cùng dốc lòng chịu khó nhọc mà giúp
phần hồn và phần xác cho con chiên Đức Chúa Trời đã giao phú cho mình.
Người học tiếng An Nam ít
tháng, thì đủ nói và đủ hiểu, thì Đức Cha sai nguời đi cai họ Phú Hiệp trong sở
Cái Mơng về tĩnh Bến Tre, người ở đó cho tới năm 1883 thì Đức Cha dạy người về
Tân Định, giúp cha Éveillard trong ba bốn tháng về việc cai Nhà in. Khi cha Éveillard
qua đời thì người lãnh chức Bề trên Nhà in Tân Định, ở đó người học thêm tiếng
An Nam và hết lòng sốt sắng dạy chầu nhưng, đồng nhi nam nữ cho biết lẽ đạo và
dọn mình rước lễ vở lòng. Người ta nói người có tánh nóng nảy, khi thấy ai có lỗi
thì là quở nặng, rồi một chút thì cười và tha lỗi cũng chẳng nhắc đến sự lỗi nữa.
Cho nên ai nấy biết ý người thì đem lòng thương mến người như cha ruột vậy. Người
có nhơn đức yêu người lắm; nên chẳng ai nghèo nàn thốn thiếu hay là trong khi
túng ngặt chạy tới người mà về tay không bao giờ. Người hay xuất tiền bạc mình
mà nuôi những con mồ côi, hay là gởi cho nhà trường, nhà phước nuôi mà người chịu
trả tiền; đến khi lớn đến tuổi lo đôi bạn thì người lo cho đủ mọi đều như cha mẹ
ruột vậy.
Qua năm 1902, Cha Emiliô
Đức (Révérend père Emile Moreau) là cha sở họ Tân Định đổi đi làm aumônier nhà
thương binh Saigon, thì Đức Cha Lucien Mossard, (Đức Cha Mảo) cấp bằng cho cha François
Génibrel (Cha Thượng) lãnh luôn cai Nhà in và làm Cha sở họ Tân Định. Người
lãnh hai việc cả thể lắm, song tính người thuần hậu thì hai phía đều bằng an, mấy
cha làm phó cha sở giúp người trong việc Nhà in và việc họ cũng đều bằng lòng
và giùm giúp hai công việc cách hết lòng; dầu khi chịu khó nhọc thì cũng vui
lòng, vì người biết lấy lời hòa nhã mà sai biểu và an ủi. Người lãnh hai việc ấy
từ năm 1902 cho tới ngày 25 Mai 1914 là ngày người qua đời.
Từ năm 1884 cho tới đầu
năm 1902, người cai riêng Nhà in mà thôi, thì cũng giúp việc họ luôn, giảng dạy,
ngồi tòa, dạy đồng nhi, giúp hết lòng cùng các cha sở, người cho học trò Nhà in
hát lễ, dọn nhà thờ và các việc khác nữa. Từ năm 1902, người lãnh gồm luôn hai
việc thì người lo lắng hơn nữa, tu bổ nhà thờ, sắm đồ lễ, bông hoa, đèn và các
món, cờ, bài đăng, dọn nhà thờ rất oai nghi, trong các ngày lễ lớn. Bổn dạo bước
vô nhà thờ thì rất vui lòng, vì thấy đạo thánh Chúa rất trọng vọng là thể nào.
Người có lòng lo đem kẻ
có tội trở lại gỡ rối cho các bổn đạo mắc ngăn trở phần hồn, nên có nhiều lần
làm lễ Hôn phối cho tám đôi mười đôi; năm 1912 tới ba mươi bốn đôi, gỡ xong trước
mặt Hội thánh, năm đó nhờ có một cha giúp an ủi và dạy dỗ thì làm phép giao kỳ
nhứt ba mươi bốn đôi, và kỳ sau mười đôi. Trước thì rửa tội hoặc vợ, hoặc chồng
và mấy đứa con, rồi làm phép hôn phối tức thì cho mấy đôi ấy.
Người lo cho bổn đạo càng
ngày càng sốt sắng, nên đã tập lần thì đã có nhiều người rước lễ hằng ngày từ mấy
năm nay. Còn trong việc họ thì người dạy sắp đặt cho có thứ tự lớp lang, là đặt
2 ông trùm họ, 2 ông câu họ, 1 ông câu việc, 12 ông biện và 4 ông giáp. Cho nên
trong việc họ, nhứt hô bá ứng: Các việc trong họ, hoặc về phần hồn, hoặc về phần
xác thì đều được phấn phát lắm. Ai nấy thấy các ngày lễ lớn, lễ Sinh Nhựt, hai
ngày kiệu Ảnh thì cũng biết việc đặt đủ quới chức cho có lớp lang thứ tự thì là
việc hữu ích trong họ.
Người thật là người thông
thái nên đã làm được hai cuốn tự vị rất có ích cho người Langsa học tiếng An
Nam và cho người An Nam học tiếng Langsa và chữ tàu. Người lại có thông đồng với
một ít hội thông thái thì đâu đó đều nhìn biết người thiệt là thông thái và ở
có lòng lắm.
Mảng phấn chấn lo lắng đa
đoan, mà bịnh hiểm xảy tới chẳng hay, phần thì Cha đầu bạc tuổi cao, nên sức lực
đã yếu, nhưng vậy nhờ có danh sư lương y hết lòng chạy chữa thuốc men, nên bịnh
mới cầm chịu trở đi trở lại trong ba năm. Năm ngoái bịnh trở nặng, Cha phải đi
Pe Năng mà dưỡng, bổn đạo lớn nhỏ đều thương nhớ nguyện cầu, trông cho Cha mau
mạnh mà về; khi Cha khá và về tới họ, thì ai nấy vui mừng không xiết, các viên
quan quí chức đều hùn hiệp nhau, mà dọn một lễ ăn mừng rất trọng, cùng chúc cho
Cha đặng thuyên dũ bịnh mà ở đời với chúng con.
Song cái đèn kia dầu hao
tim lụn thì phải leo lét lần lần mà tắt, bịnh Cha cũng vậy, đầu năm nay trở lại
nặng, và làm cho Cha phải chịu gầy guộc hao mòn cho đến chết là ngày 25 Mai
1914; để nhớ để thương cho các con chiên dấu yêu đang còn thảm sấu trong nơi biển
ải!!!
Nay tôi xin kể ra ít đều
cho Chư vị khán quang biết công dày ngãi trọng của Cha sở cựu họ Tân Định.
Việc tống táng người thì
đã có in vào nhựt trình trước rồi, nên xin Chư vị coi lại thì hiểu.
Vậy xin Chư vị, Quí quan,
Quí chức, Quí hữu hiệp một ý một lòng cầu nguyện cho linh hồn thầy linh mục
Phanxicô được mau vào nước Chúa mà hưởng phước đời đời.
TÂN
ĐỊNH.
.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm
1914
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét