ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Thống kê Giáo phận Tông tòa Sài Gòn năm 1939


GIÁO PHẬN TÔNG TÒA SÀI GÒN
VICARIAT APOSTOLIQUE de SAIGON
Tên cũ: TÂY ĐÀNG TRONG (COCHINCHINE OCCIDENTALE)
Thành lập năm 1844 tách ra từ Giáo phận Tông Tòa Đàng Trong
(Misions – Etrangères de Paris)



Đức Giám mục Isidore-Marie –joseph Dumortier 

Phạm vi: Gồm các tỉnh Đồng Nai Thượng (Djiring) và Bình Thuận ở Annam (Trung Kỳ) và các tỉnh ở Cochinchine (Nam Kỳ): Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, và một phần của tỉnh Sa Đéc và Long Xuyên.

Dân số:                                                                Công giáo: 82.285

I. HÀNG GIÁO PHẨM

Dominique Lefebvre, Giám mục hiệu tòa Isauropaulis, 1844 – 1864 († 1865)
Jean-Claude Miche, Giám mục hiệu tòa Dansara, 1864 - 1873
Isidore-François- Joseph Colombert, Giám mục hiệu tòa Samosate, 1873 - 1894
Jean-Marie Dépierre, Giám mục hiệu tòa Benda, 1895 - 1898
Lucien-Emile Mossard, Giám mục hiệu tòa Médéa, 1899 - 1920
Victor-Charles Quinton, Giám mục hiệu tòa Laranda 1920 – 1924

II. NHÂN SỰ

Đại diện Tông tòa: Đức Giám mục Isidore-Marie –joseph Dumortier (Đức cha Đượm), sinh ngày 06/04/1869 ở  Halluia, giáo xứ Thánh Hilariô, giáo phận Cambrai (miền Bắc), học tiểu học tại Dòng Tiểu Đệ Maria, sau đó học ở Merville nơi các cha dòng Chúa Thánh Thần, sau cùng ngài hoàn tất việc học trung học ở Học viện Thánh Tâm ở Tourcoing. Vào năm 1888, ngài vào chủng viện Pháp ở Rôma và ở tại đây, ngài nhận bằng tiến sĩ triết học và thần học. Thụ phong Linh mục ngày 27/05/1893, năm sau đó, ngài trở về giáo phận của mình, ở đay trong vòng 3 năm, ngài là giáo sư ở Học viện Thánh Tâm. Vào năm 1897, ngài vào chủng viện MEP nhắm đến sứ vụ tại Tây Đàng Trong. Năm sau đó, ngày 23/11, ngài lên tàu đi. Phần lớn cuộc đời truyền giáo của ngài là ở Cái Mơn, ở đây trước tiên ngài là cộng tác viên, sau đó là kế vị (vào năm 1912) cha Gernot ở Cái Mơn, tiếp tục và phát triển các công việc của cha Gernot. Ở Cái Mơn có tin ngài được tiến cử về Sài Gòn. Ngài được thụ phong trong nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn ngày 25/03/1926 do Đức Giám mục Auiti, Khâm sứ Toàn Thánh tại Đông Dương.

Nơi ở của Giám mục: Toà Giám mục, Sài Gòn, Nam Kỳ
Tổng đại diện: M. Eugene Soullard (cha chính Sáng) { năm linh mục 1893}
Quản lý: M. André De Coopman (Để) {1902}
Thơ ký Giám mục: M. Tôma Nguyễn Văn Thạnh {1935}
-------------------------------
1.     Hạt Bà Rịa
           03 Sở - Họ chánh (Résidences) , 4 Họ đạo (chrétientés); 3.406 giáo dân
1)    Bà Rịa
Phaolô Đoàn Quang Đạt {1911}
2)    Đất Đỏ
Phaolô Lê Quang Minh {1916}
Phêrô Phan Văn Thời {1934}
3.     Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu)
Roger Thommeret (Thơm) {1920}
-------------------------------
2. Hạt Biên Hòa
04 Sở, 15 họ đạo; 4.627 giáo dân
1)    Biên Hòa
Alexandre David {1904}
2)    Mỹ Hội
Gustave Lefebvre (Lực) {1907}
3)    Bến Gỗ
Phêrô nguyễn Thành Tiên {1928}
4)    Dầu Giây
Phaolô Nguyễn Huỳnh Điểu {1936}
-------------------------------
3. Hạt Cái Bè
05 Sở, 21 họ đạo; 4.592 giáo dân
1)    Cái Bè
Adolphe Keller (Lê) {1920}
2)    Ngũ Hiệp
Phaolô Nguyễn Văn Minh {1928}
3)    Bãi Chàm
Ambroisiô Phạm Hữu Nhứt {1915}
4)    Cái Bèo
Andrê Nguyễn Văn Đại {1937}
5)    An Thuận
Micae Nguyễn Khoa Học {1935)
-------------------------------
4. Hạt Chợ Quán
10 Sở, 11 họ đạo; 12.915 giáo dân
1)    Cầu Kho
Phêrô Nguyễn Phước Khánh {1895)
Phaolô Nguyễn Thanh Bạch {1930}
2)    Chợ Quán
Benoit Trần Văn Cậy {1912}
3)    Chợ Lớn (Sainte-Jeanne d’Arc)
Louis Bosvieux (Bộ) {1900}
4)    Chợ Lớn (Saint-Francois-Xavier)
Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng {1905}
Giuse Bùi Văn Nho {1937}
5)    Đức Hòa
Phaolô Nguyễn Văn Bình {1937}
6)    Vĩnh Hội
Phêrô Bùi Hữu Năng {1927}
7)    Xóm Chiếu
René Detry (Trí) {1923}
8)    Lương Hòa Thượng
Giuse Trần Hiếu Lễ {1910}
9)    Lương Hòa Hạ
Phêrô Ngô Văn Niềm {1937}
10)                        Vạn Phước
Phanxicô Nguyễn Văn Nhơn {1926}
-------------------------------
5. Hạt Gò Công
02 Sở, 06 họ đạo; 2.067 giáo dân
1)    Gò Công
Andrê Nguyễn Văn Diên {1913}
2)    Rạch Cầu
Barthôlômêô Nguyễn Văn Thật {1929}
-------------------------------
6. Hạt Mỹ Tho
08 Sở, 27 họ đạo; 7.619 giáo dân
1)    Mỹ Tho
Henri Bar (Ba) {1896}
2)    Thủ Ngữ
Phaolô Nguyễn Văn Vàng {1914}
3)    Bàu Bèo
Giuse Đặng Ngọc Linh {1927}
4)    Kinh Điều
Phaolô Nguyễn Tấn Hưng {1928}
5)    Quới Sơn
Giuse Lương Qui Thiên {1921}
6)    An Đức
Giuse Huỳnh Kim Thiệt {1903}
7)    Kiến Vàng
Phaolô Nguyễn Minh Chiếu {1937}
8)    Bình Đại
Gioan Baotixita Nguyễn Văn Ba {1937}
-------------------------------
7. Hạt Phan Thiết
08 Sở, 15 họ đạo; 7.123 giáo dân
1)    Phan Thiết
Cyprien Brugidon (Báu) {1913}
Antôn Nguyễn Linh Nhiệm {1914}
2)    Kim Ngọc
N…
3)    Rạng
Matthêu Trịnh Tấn Hớn {1931}
4)    Tầm Hưng
Tôma Lê Phước Vạn {1915}
5)    Ma Ó
Phaolô Nguyễn Thông Lý {1915}
6)    La Gi
Micae Nguyễn Văn Giàu {1916}
7)    Đà Lạt
Céleste Nicolas (Ninh) {1904}
8)    Djiring
Jean Cassaigne (Sanh) {1926}
Jean Chauvel (Châu) {1938}
-------------------------------
8. Hạt Sài Gòn
05 Sở, 01 họ đạo; 16.425 giáo dân
1)    Sài Gòn
Eugene Soullard (Sáng) {1893} Chánh sở
Henri Bellemin (Miêng) {1905}
Gioakim Nguyễn Bá Luật {1929} Phó sở
Phaolô Lê Đình Hiền {1929}
Ernest Tricoire (Khao) {1932} Phó sở
Maurice Bạch Văn Lễ {1936}
Phaolô Nguyễn Minh Tri {1938}
2)    Tân Định
Giacôbê Huỳnh Công Quận {1896}
Gabriel Nguyễn Thanh Long {1899}
Giuse Nguyễn Văn Hưng {1917}
Phaolô Nguyễn Văn Truyền {1935}
Chủng viện
Albert Delagnes (Lành) {1899} Bề trên
Gioan Baotixiat Lê Quang Triêu {1916} Cha giáo
Andrê Nguyễn Thuận Trị {1917}
Phaolô Trần Văn Quyến {1918}
Sébastien Hồ Đoan Chánh {1920}
Phaolô Lê Văn Chánh {1927}
Robert Séminel (Nên) {1928}
Fernand Parrel (Du) {1930}
Paul Pouclet (Lễ) {1934}
Giuse Phạm Văn Thiên {1935}
Phaolô Nguyễn Minh Kính {1937}
Tađêô Võ Thành Tích {1938}
3)    Chợ Đũi
Simon Nguyễn Văn Sáng {1899}
Emile Poitier (Phước) {1908}
4)    Chí Hòa
Inhaxiô Bùi Công Thích {1881}
Gioakim Lê Hữu Lịch {1886}
Matthêu Hồ Tấn Đức {1894}
Phanxicô Xaviê Lê Văn Đặng {1898}
Gabriel Phan Văn Thọ {1923}
5)    Poulo Condore (Côn Đảo)
Phêrô Đặng Ngọc Thái {1918}
-------------------------------
9. Hạt Tân An
03 Sở, 07 họ đạo; 2.424 giáo dân
1)    Tân An
Phêrô Lê Quang Tự {1895}
Giacôbê Nguyễn Ngọc Công {1935}
2)    Ba Giồng
Carôlô Lê Hiển Nhơn {1931}
3)    Kinh Cùng
Giacôbê Nguyễn Ca Các {1921}
-------------------------------
10. Hạt Tha La
03 Sở, 06 họ đạo; 3.430 giáo dân
1)    Tha La
Gioan Baotixita Nguyễn Thái Tông {1901}
2)    Tây Ninh
Phaolô Nguyễn Văn Mười {1920}
3)    Hiệp Hòa
Tôma Nguyễn Văn Vàng {1908}
-------------------------------
11. Hạt Thị Nghè
05 Sở, 10 họ đạo; 5.209 giáo dân
1)    Hạnh Thông Tây
Gioan Baotixita Nguyễn Tứ Quí {1905}
2)    Thị Nghè
Phaolô Đào Trí Tịnh {1914}
Phaolô Nguyễn Văn Đậu {1938}
3)    Gia Định
Phanxicô Trần Công Mưu {1923}
4)    Gò Vấp
N…
5)    Tân Hưng
Phaolô Đoàn Thanh Xuân {1915}
-------------------------------
12. Hạt Thủ Dầu Một
08 Sở, 21 họ đạo; 9.499 giáo dân
1)    Búng
Robert Keller (Cảnh) {1911}
Phêrô Nguyễn Đắc Cầu {1938}
2)    Bố Mua
Sébastien Hồ Văn Hiền {1936}
3)     Bến Sắn
Philipphê Nguyễn Ngọc Quang { 1937}
4)    Tân Qui
Gioan Baotixita Nguyễn Phụng Dưỡng {1929}
5)    Bến Cát
Gioan Baotixita Lê Quang Bạch {1928}
6)    Lái Thiêu
Phêrô Nguyễn Văn Tròn {1894}
7)    Thủ Dầu Một
Félix Frison (Hoàng) {1885}
Phanxicô Xaviê Lê Vĩnh Khương {1929}
8)    Dầu Tiếng
Gioakim Nguyễn Ngọc Yến {1899}
-------------------------------
13. Hạt Thủ Thiêm
04 Sở, 08 họ đạo; 3.040 giáo dân
1)    Thủ Thiêm
Léon Lambert ( Lương) {1890}
2)    Phước Khánh
Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm {1930}
3)    Phước Lý
Tôma Lương Minh Ký {1926}
4)    Thủ Đức
Andrê Lê Văn Quyền {1925}

III. CÁC CỘNG ĐOÀN DÒNG TU

1.     Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn

Hoạt động: Mục vụ tĩnh tâm
Nhân sự:
Edmond Dionne (Lý ) {1922} phó Giám tỉnh
Antoine Lapointe (Lập) {1929}
Edouard Blais (Ban) {1932}
Gérard Trempe (Trâm) {1933}
Remi Bellemare (Bền) {1937}
Marcel Bélanger (Laon) {1938}

2.     Các Cha Dòng Biển Đức, Đà Lạt, Trung Kỳ
Nhân sự:
Dom Romain Guillauma {1927} Bề trên
Dom Maur Massé {1927}
Dom Wandrille Carrière {1933}
Dom Corentin Colin {1930}
Dom Marc Livragne {1930}

3.     Dòng Sư Huynh Các Trường Công Giáo
Trường Tabert, Sài Gòn
Hoạt động: Dạy sơ cấp và tiểu học. Nội trú và ngoại trú
Nhân sự: C.F.N… Giám đốc

4.     Các Nữ Tu Dòng Thánh Paul De Chartres
5.     Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vincent De Paul
Jean-B. Bringer C.M {1924} Tuyên úy

IV. THỐNG KÊ

Dân số:
Số người Công giáo:                                            82.375
Các đơn vị:
Tỉnh:                                                           12
Hạt :                                                            13
Họ chánh ( Sở):                                           58
Họ đạo được thăm viếng hàng năm:              152
Nhân sự:
Giám mục đại diện Tông tòa:                       1
Các Thừa sai (M.E):                                     27
Linh mục bản xứ:                                         80
Linh mục Dòng:                                           12
Religieux Laiques:
Nữ tu:
                Sài Gòn, tháng 11 năm 1939.

Trích dịch Les Missions catholiques en Indochine 1939
Imprimerie de la Société des Missions - Étrangères de Paris, Nazareth, Hongkong. 1940. Trang 225 – 236.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét