ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

"Nói ngược", nảy nòi từ đâu?

 Đây, lai rai chữ nghĩa cho nhẹ đầu chơi...

"NÓI NGƯỢC", NẢY NÒI TỪ ĐÂU?

* "Bảo đảm" hay "đảm bảo", cái nào đúng? Cả hai đều đúng, nhưng nói "bảo đảm" là theo cách của người Việt, và "đảm bảo" là rập khuôn theo cách của cán bộ người Tàu!

Người Việt chúng ta nói "đơn giản", trong khi cán bộ Tàu lại nói "giản đơn" .

Người Việt nói "thành hình", cán bộ Tàu lại nói "hình thành" .

Nhớ lại một ví dụ rất nổi tiếng với chúng ta, đó là người Việt mình quen nói "vợ chồng", chớ không nói "chồng vợ" 夫妻 (phu thê) theo kiểu của người Tàu ưa dùng. Người Việt mình nói "ít nhiều", còn Tàu ưng nói "đa thiểu" (nhiều ít) 多少

* Tại sao chúng ta đã có lối nói là "bảo đảm", "đơn giản", "thành hình"... mà không dùng, lại đi NÓI NGƯỢC thành "đảm bảo", "giản đơn", "hình thành"..., rập khuôn cách nói của Tàu?

Từ lúc nào nảy nòi sự rập khuôn này? Có lẽ vào thập niên 50, ở miền Bắc, với sự có mặt của các cố vấn Tàu để "cố vấn" cuộc Cải cách ruộng đất làm chấn động giềng mối nơi làng xã, khá nhiều "lời ăn tiếng nói" của cán bộ Tàu (chế độ Mao) cũng xâm nhập trong lòng xã hội miền Bắc.

Những chữ như "đảm bảo" / "giản đơn" / "hình thành" chiếm thế thượng phong, đẩy những chữ của tiền nhân người Việt: "bảo đảm" / "đơn giản" / "thành hình" quen dùng bao đời trước đây phải lịm dần rồi lãng quên rồi sao?

Sau ngày 30/4/1975, những chữ nói ngược (dẫn trên) tràn vô miền Nam ./.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét