ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Thế giới không việc gì phải gọi "Zhong Guo" (Trung quốc: nước Giữa), mà gọi - và chỉ gọi - là: "China"!

 THẾ GIỚI KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI GỌI "ZHONG GUO" (Trung quốc: nước Giữa), MÀ GỌI - VÀ CHỈ GỌI - LÀ: "CHINA"! ###

&1&

Chúng ta gọi tên nước là "Việt Nam", thế giới họ không cần tìm hiểu nghĩa của hai chữ làm chi cho mắc mệt mà họ dựa vô cách phát âm của chúng ta mà ghi (trong tiếng Anh) là: "Vietnam" (không có dấu, và viết dính hai chữ lại với nhau).

Trong khi đó, bên nước Tàu đại lục họ gọi đầy đủ tên nước họ là "Zhōng huá rén mín gòng hé guó" (华人民共和国, Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc). Thế giới họ ghi thành "The People's Republic of China".

Ủa, sao họ không dựa vô phát âm của người Tàu mà ghi thẳng tên nước là ZHONGHUA, The People's Republic of ZHONGHUA (giống như cách thức ghi tên nước "Vietnam" vậy đó)? Mà ghi thành cái tên lạ hoắc, phát âm khác xa một trời một vực, là CHINA?

&2&

Từ bao giờ có cách ghi là "China", và "China" nghĩa là cái giống gì?

Cách gọi "China" đã được tìm thấy vào giữa thế kỷ 16, do Richard Eden chuyển ngữ sang tiếng Anh - từ "Chīn" trong tài liệu tiếng Bồ Đào Nhà của nhà thám hiểm Duarte Barbosa. Căn nguyên của "Chīn" (China), theo giải thích của sử gia Martino Martini, còn lâu đời hơn nữa.

Số là xửa xưa nước Ấn Độ đã có mối giao thương với nhà Tần (Tần Thủy Hoàng, năm 221- năm 206 trước Chúa giáng sinh). Sau này người phương Tây giao tiếp với Ấn rồi sử dụng cách định danh "Ch'in" mà người Ấn ghi lại - phiên âm của chữ .

Chữ , đọc theo âm Việt, là "Tần" (nhà Tần) đó đa!

&3&

Nếu dịch sát nghĩa của "The People's Republic of China" sẽ là "Cộng hòa nhân dân Tần"! Nghe ... lạ tai lắm đa (nhưng đúng về ý nghĩa).

So sánh "Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc" <=> The People's Republic of China, rõ rành "CHINA" thì tương ứng với "TRUNG HOA" => thành thử "China" mang nghĩa-đối-ứng là và chỉ là "Trung Hoa" thôi (chớ không tương ứng với "trung quốc" gì ráo trọi)!

Nhắc lại, đối ứng với "China" là "Trung Hoa" - còn nghĩa đúng nhứt / sát sườn nhứt: "China" nghĩa là "Tần"!

Vậy là, quốc gia sở tại gọi tên nước một đàng (Zhonghua: "Trung Hoa"), thế giới họ gọi một nẻo (China: "Tần").

(Đây không phải biệt lệ, chẳng hạn, "Korea". Quốc gia phía Bắc trên bán đảo này - Korean peninsula - gọi tên nước là "Triều Tiên" (Cho Sŏn); trong tiếng Anh ghi... "People's Democratic Republic of KOREA" (chớ không ghi "People's Democratic Republic of CHOSON"). Dịch sát nghĩa sẽ là "Cộng hòa dân chủ nhân dân Cao Ly" ("Korea" là từ "Koryŏ" , tức "Cao Ly", là tên nước xưa kia trong thời quân chủ).

&4&

Chế độ cộng sản Bắc Kinh ưng gọi tắt tên nước là "Zhong Guo" 中国 ("Trung quốc" = "nước Giữa"). Thời xa xưa thì có thể sống trong hoang tưởng là "nước Giữa" trong cõi thiên hạ; nhưng với kiến thức địa lý thế giới hiện nay, thảy ai cũng biết "CHINA" không thể là nước Giữa gì ráo trọi.

Chế độ Bắc Kinh xưng "Zhong Guo", thể chế hiện hành tại VN cũng gọi theo cách của Bắc Kinh, là "trung quốc".

Trong khi đó, đa phần thế giới chẳng ai màng tới việc phải gọi xứ sở này là "Zhong Guo" (trung quốc: "nước Giữa") hết ráo, mà đã và đang gọi chỉ là "CHINA" thôi.

(nhắc lại: nghĩa đúng của "China" là "Tần" chớ không ... nước Giữa gì ráo)

* Người VN chúng ta sẽ gọi ra sao?

1/ Gọi là "Trung Hoa", hay "Hoa quốc" (tương tự với cách gọi "Đại Hàn" hoặc "Hàn quốc");

2/ nước Tàu (trong cuốn Việt Nam sử lược, biên khảo sử đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, Trần Trọng Kim đã dùng cách gọi "nước Tàu", "người Tàu".

TÀU, đây là cách gọi rất gọn gàng mà khoa học, tôi sẽ viết kỹ về việc này.

-----------------------------------------------------------------

* Ghi chú thêm: Ồ, người Nhựt cũng gọi là "Chugoku" ("Trung quốc") kia mà?

Té ra người Nhựt chẳng phải chìu theo cách gọi của chế độ Bắc Kinh tự sướng là "nước Giữa" (trung quốc). Mà bởi vì họ quen miệng: danh xưng "Chugoku" té ra là tên của 1 trong 9 vùng địa lý của nước Nhựt! Vùng "Trung quốc" (Chugoku) nằm ở tận cùng phía tây trên đảo Bản Châu (Honshu).

Nói cách khác, "Trung quốc" (Chugoku) ở đây thuộc nước Nhựt.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét