ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Đánh tráo khái niệm, làm xiếc chữ nghĩa không hơn không kém!

 ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM, LÀM XIẾC CHỮ NGHĨA KHÔNG HƠN KHÔNG KÉM!

/1/ Cách gọi "BCE" (Before Common Era: Trước Công nguyên) & "CE" (Common Era: Công nguyên) chỉ là sự đổi chữ lớt phớt trên bề mặt, kỳ thực cách tính niên đại vẫn HOÀN TOÀN dựa vào sự phân kỳ "BC" (Before Christ: Trước Chúa Jesus Christ ra đời) & "AD" ("Anno Domini", tiếng La tinh, nghĩa là "In the Year of Lord", "Năm của Chúa cứu độ") đã có từ rất lâu. Từ lúc nào? Diễn giải ở /2/.

Chẳng hạn, khi quí bạn đọc tiếng Anh sẽ thấy ghi năm nay như sau: "2021", hoặc "A.D. 2021" (A.D, ở đây, là viết tắt "Anno Domini")...

/2/ Chúng ta, người Việt, hàng ngày đang dùng "Dương lịch Tây phương", chính là đang dùng BỘ LỊCH GREGORY đó đa!

Theo bộ lịch Gregory, thời gian được phân định như sau: một năm có 365 ngày (bốn năm sẽ có một năm nhuận 366 ngày), chia làm 12 tháng, tháng 1,3,5,7,8,10, 12 có 31 ngày, tháng 4,6,9,11 có 30 ngày (tháng 2 là 28 ngày, năm nhuận thì 29 ngày).

Mọi sự tính toán thiên văn đều có độ sai lệch nhứt định, dĩ nhiên, tuy nhiên bộ lịch Gregory vẫn là bộ lịch có mức độ khoa học cao nhứt, chưa có bộ lịch nào thay thế được! Thành thử bộ lịch Gregory cho đến nay vẫn đang được áp dụng trên qui mô toàn thế giới.

Trong bộ lịch Gregory, do đức Giáo tông Gregorius XIII (Pope Gregory XIII) ban hành vào thế kỷ 16 (dựa vào những nghiên cứu thiên văn của hội đồng khoa học gia thuộc giáo hội Công giáo), chính thức áp dụng sự định danh trong phân kỳ lịch sử nhân loại - bằng hai thuật ngữ "B.C" (Before Christ), và "A.D" (Anno Domini).

/3/ Vì sao lại nảy nòi cách gọi "công nguyên" (kỷ nguyên chung, kỷ nguyên thông dụng: Common Era) & "trước công nguyên" (Before Common Era)?

Gọi "Common" (chung, thông dụng), nghĩa là sao? Mang nghĩa hết sức đơn giản: bởi vì đây dựa trên một bộ lịch được dùng thường xuyên, thông dụng nhứt là Bộ lịch Gregory (the word "common" simply means that it is based on the most frequently used calendar system - the Gregorian Calendar).

Ủa, nếu đã mượn lịch Gregory để dùng, sao không trung thực và tôn trọng cách phân kỳ trong nguyên bản của Gregory - là "BC" (Before Christ) & "AD" (Anno Domini)?

/4/ Lý do đơn giản nhứt để sử dụng cách gọi "BCE" (trước công nguyên) & "CE" (công nguyên) là để tránh tham chiếu đến Ki-tô giáo ("to avoid reference to Christianity")!

Cái lý do vừa dẫn trên, té ra, cũng được lặp đi lặp lại ở một số người VN, kiểu như "tôi không phải Ki-tô hữu / Cơ đốc nhân" (Christian) nên tôi không cần phải gọi BC (Before Christ) & AD (Anno Domini)!

Ủa, những ông tây bà đầm và một số người Việt nào nếu có đủ tài trí thì tạo ra một bộ lịch khác mà xài đi, để khỏi gọi "BC" & "AD", mắc gì phải mượn lịch Gregory?

Một sự trung thực tối thiểu cần phải có, mà cũng phải "sân si", đánh tráo khái niệm hay sao?

/5/ Bằng đầu óc phê bình khoa học cho thấy: cách gọi "trước công nguyên", "công nguyên" chỉ nằm trên bề mặt mà thôi, chẳng làm thay đổi được bản chất của cách ghi niên đại, do vậy, là "vô nghĩa" (meaningless)!

Bởi vì niên đại / cách phân kỳ thì vẫn y chang, vẫn phải lấy điểm tham chiếu là sự ra đời của Jesus Christ! Chẳng hạn, khi ghi "năm 300 trước Công nguyên" thì vẫn là một với "năm 300 BC (trước Chúa giáng sinh)", ghi "năm 2021 công nguyên" thì vẫn là một với "năm 2021 AD (2021 năm Chúa cứu độ)".

* Tôi muốn gợi ý một ví dụ để cùng suy nghĩ:

Như "tiểu hành tinh Luu" (ghi tên nhà khoa học VN quốc tịch Mỹ: Lưu Lệ Hằng), ồ, đâu phải cô Lưu chế tạo ra tiểu hành tinh, mà đây là sự phát hiện / khám phá (hồi năm 2016). Nhưng, vì sao vẫn ghi "tiểu hành tinh Luu", nêu tên nữ khoa học gia? Vì đó là biểu hiện của sự tôn trọng, là cách hành xử văn minh.

Thời gian cũng rứa, ngài Gregory XIII & cộng sự viên của Giáo hội Công giáo đâu "phát minh" ra thời gian; NHƯNG ở đây là sự khám phá vòng tuần hoàn của thiên thể để từ đó đặt ra một bộ lịch. Thành thử cách hành xử văn minh, ở đây, là gì?

Là cần biết tôn trọng cách gọi "BC" & "AD" của Gregory XIII.

----------------------------------------------------------------

Hình ảnh (hàng trên): Ngài Gregory XIII, vào thế kỷ 16 ban hành một bộ lịch mà cho đến hiện nay vẫn đang được áp dụng trên toàn thế giới.





Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét