ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Tại sao không hề có cách gọi "sau Công nguyên"?

 Đọc lai rai giải khuây chơi...

Tại sao không hề có cách gọi "sau Công nguyên"?

Cách gọi "trước Công nguyên", kỳ thực, là một sự làm xiếc chữ nghĩa không hơn không kém, khi vẫn HOÀN TOÀN dựa vào "cột mốc" về sự ra đời của Chúa Jesus Christ để phân kỳ lịch sử nhân loại - với thuật ngữ "B.C" (Before Christ); nhưng thay vì gọi "trước Chúa ra đời" thì sửa màu mè thành "trước Công nguyên" (đọc bài: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1173745069726138)

1) Cái rồi, nhiều người vội suy đoán đã có "trước công nguyên", ắt phải có ... "sau công nguyên".

Cũng rứa, thấy có "trước Chúa Christ (ra đời)" bèn suy đoán ắt phải có "sau Chúa Christ (ra đời)" - ngặt cái là có "B.C" (Before Christ) nhưng không hề thấy tiếng Anh ghi "A.C" gì ráo (được hiểu là... After Christ) mà chỉ thấy có "A.D"! Thấy vậy, các thầy bói mò bèn suy diễn "A.D" là ... "After Death" (sau cái chết của Chúa Christ).

Đừng cười, trên một số trang mạng có ghi cách phân kỳ là "sau công nguyên", "sau Chúa Christ (ra đời)", "sau cái chết của Chúa Christ" - kêu bằng là uống mật gấu nên mới giải nghĩa liều mạng cỡ đó!

2) Hoàn toàn KHÔNG có thuật ngữ A.D nào lại mang cái nghĩa đoán mò ... "after death" ("sau cái chết của Chúa Christ"). Vì sao vậy?

Tỉ như có hai thời điểm làm cột mốc : kỷ nguyên "trước Chúa ra đời" và ... kỷ nguyên "sau khi Chúa chịu chết", tức là có năm -1 (năm thứ nhất trước Chúa ra đời) và năm +1 (năm thứ nhất sau khi Chúa chịu chết).

Vậy, suốt thời gian 33 năm Chúa Jesus Christ hiện diện trên trần thế, thuộc vào kỷ nguyên nào? Không thể thuộc kỷ nguyên: -1 trở ngược về trước (trước khi Chúa ra đời), cũng không thuộc kỷ nguyên: +1 trở về sau (sau khi Chúa chịu chết).

Đó là nghịch lý không tài nào sắp xếp được, sái não là cái chắc! Đến đây ắt quí bạn hiểu vì sao trong bộ lịch Gregory ("dương lịch" đang xài) sử dụng thuật ngữ "A.D": "Anno Domini" (nghĩa là "Năm của Chúa cứu độ") chớ không phải... "After Death".

Tức là kể từ năm Chúa Christ giáng sinh / hiện diện trên cõi trần thì bắt đầu kỷ nguyên của Chúa cứu độ! Năm nay là năm 2021, trong tiếng Anh ghi "A.D 2021", nghĩa là năm thứ 2021 Cứu độ của Chúa Jesus Christ.

3) Có kỷ nguyên "trước lúc Chúa giáng sinh" (B.C), nhưng KHÔNG có cái gọi là kỷ nguyên "sau khi Chúa giáng sinh". Vì sao?

Ngay sau khi hài nhi Jesus Christ được Đức Maria hạ sinh nơi máng cỏ Bethlehem, không có cách gì để tính đếm vào giờ giấc nào thì ... bắt đầu kỷ nguyên "sau khi Chúa giáng sinh"! Thành thử không hề có thuật ngữ phân kỳ gọi là kỷ nguyên "sau Chúa Christ ra đời".

THAY LỜI KẾT

Chỉ có kỷ nguyên "BC" (trước Chúa Christ ra đời), cũng tức là chỉ có "trước Công nguyên" (một cách gọi, xin nhắc lại, là sự làm xiếc chữ nghĩa mà trong bài ghi link ở trên, trong đó có diễn giải phân tích).

Và cũng chỉ có kỷ nguyên "AD: Anno Domini", cũng tức là chỉ có cách gọi "Công nguyên".

Hoàn toàn không có kỷ nguyên "sau Chúa Christ (ra đời)", và hoàn toàn cũng không có cái gọi là "sau Công nguyên" ./.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét