ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

"Chánh" nằm trong từ vựng tiếng Việt từ xưa

 Ghi chú lai rai...

"CHÁNH" NẰM TRONG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TỪ XƯA

* Tưởng "CHÁNH" chỉ là ... "phương ngữ" Nam Kỳ hả? Tưởng vậy là tưởng bở!

Thấy tôi ghi "chánh tả tiếng Việt", có người bảo viết sai, phải là "chính tả", vậy mà ... ông cũng đòi bàn về Tiếng Việt. Thiệt, oan còn hơn oan Thị Kính đó đa!

Nè, mở mắt ra mà nhìn cho kỹ:

Gọi "chánh án" (có ai đi gọi "chính án" không?), "chánh văn phòng" (đâu gọi "chính văn phòng'), rồi hồi xưa gọi "chánh tổng" (đâu ma nào đi gọi "chính tổng")... Hết thảy, "chánh" - trong "chánh án", "chánh văn phòng", "chánh tổng" cùng đều dùng ký tự chánh như trong "chánh tả", "chánh nghĩa", "chánh phủ".v.v...

Những biến động trong ngôn ngữ đã dẫn đến kiểu gọi "chính", bên cạnh "chánh" đã có từ xưa: "chánh tả / chính tả", "chánh nghĩa / chính nghĩa", "chánh phủ / chính phủ"...

Thời may, "chánh" không bị bức tử nên vẫn điềm nhiên hiện diện trong danh từ "chánh án", "chánh văn phòng" ... , dùng khắp xứ, trong Nam lẫn ngoài Bắc mà không bị thay bằng "chính".

"CHÁNH" dẻo dai tới mức những kẻ tính trục xuất bằng cách khu biệt gọi đây chỉ là ... "phương ngữ miền Nam" (?) cũng không tài nào đổi sang cách gọi "chính án", "chính văn phòng" được ráo! ./.

----------------------------------------------------------------------

Nguồn: matthew NChương

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét