TÊN GỌI "SÀI GÒN" ĐÃ XUẤT HIỆN TRƯỚC TÊN GỌI
"HÀ NỘI":
ÍT NHỨT HƠN NỬA THẾ KỶ CHO ĐẾN CẢ THẾ KỶ!
* Giữa mớ giái thích rối rắm, đâu là nghĩa của
"SÀI GÒN"?
&1&
Tại vùng đất nay đang làm thủ đô CHXHCN VN, theo dòng
lịch sử có hàng loạt tên gọi chính thức như: Tống Bình, Đại La, Thăng Long,
Đông Đô, Đông Kinh, Bắc Thành... và, vào NĂM 1831 (dưới đời vua Minh Mạng) gọi
tên là: HÀ NỘI - viết chữ Hán như ri: 河內
(nên nhớ, trước khi phổ biến chữ Quốc ngữ vào những thập
niên đầu thế kỷ 20, hết thảy thư tịch đều viết bằng chữ Hán, chữ Nôm)
(ở đây không tính đến những tên không chính thức như
Tràng An, Kẻ Chợ...).
&2&
Còn SÀI GÒN? Trong "Phủ biên tạp lục" của Lê
Quý Đôn - người quê Thái Bình, được mệnh danh "nhà bác học của VN thời
quân chủ", viết vào năm 1776, có ghi:
"Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn
đánh Cao Miên và Lũy Sài Gòn vào năm 1674".
Lũy (壘) SÀI GÒN - được ghi bằng
chữ Nôm 柴 棍
: tên gọi "Sài Gòn" xuất hiện trong chiến tích kể trên vào năm 1674,
so với tên gọi "Hà Nội" (năm 1831) thì tên "Sài Gòn" đã có
trước "Hà Nội" 157 năm, trước những một thế kỷ rưỡi.
Tuy nhiên, cẩn trọng hơn, tên gọi "SÀI GÒN"
đã xuất hiện trong thư tịch VN nào hồi năm 1674 (thậm chí trước năm 1674) thì vẫn
chưa minh xác. Nhưng chí ít, trong tài liệu khảo cứu "Phủ biên tạp lục"
đã ghi rõ rành hai chữ 柴 棍 (Sài Gòn), tài liệu này
ra đời năm 1776. Vậy, tên gọi "Sài Gòn" - dựa theo thư tịch chính thức
này của nhà bác học Lê Quý Đôn (năm 1776) - đã có trước tên gọi "Hà Nội"
(1831) là 55 năm, trước hơn nửa thế kỷ.
Tắt một lời, danh xưng SÀI GÒN đã xuất hiện TRƯỚC danh
xưng HÀ NỘI từ nửa thế kỷ cho đến cả thế kỷ hơn!
&3&
"SÀI GÒN", nghĩa là gì?
3a) Âm "GÒN", dễ nhận ra ngay đây không phải
âm Việt-Hán, thành thử tiền nhân chúng ta ghi lại bằng chữ Nôm: 棍
Trong rất nhiều cách cấu tạo chữ Nôm, có cách "dị
âm dị nghĩa" - tức mượn nguyên xi chữ Hán nhưng không đọc theo âm Việt-Hán
mà đọc âm Nôm ("dị âm"), và nghĩa cũng khác với nghĩa gốc của chữ Hán
("dị nghĩa").
棍
: âm Việt-Hán là "côn" nhưng đọc thành "GÒN" (dị âm). Nghĩa
của "côn" (Việt-Hán) là cây gậy; còn nghĩa của GÒN (Nôm) ắt phải khác
(dị nghĩa) - là nghĩa gì, chút nữa giải thích.
3b) "SÀI" được viết như ri: 柴.
Ở đây, chữ Nôm được cấu tạo theo cách "đồng âm dị nghĩa".
柴:
âm Việt-Hán là "sài", âm Nôm cũng đọc "sài" (đồng âm). Nghĩa
của "sài" (Việt-Hán) là củi khô / cành khô. Còn nghĩa của "SÀI"
(Nôm) ắt phải khác (dị nghĩa), là ... nghĩa mần răng?
3c) Quí bạn ắt từng nghe giải thích: GÒN là bông gòn,
cây gòn, SÀI là củi => SÀI GÒN nghĩa là củi gòn, củi từ cây gòn. Nghe cũng dễ
hiểu, tuy nhiên ở đây mắc lỗi gọi là "không tương thích"!
Là sao? "Gòn" được hiểu theo nghĩa Nôm là
bông gòn, cây gòn; nhưng khi giải thich 'Sài" là củi, tức dựa theo nghĩa gốc
của chữ Hán chớ không phải nghĩa Nôm nữa! Không-tương-thích là vì vậy (một đàng
nghĩa theo Nôm còn một đàng lấy nghĩa theo Hán).
Nghĩa Nôm của "sài" là gì? Là trong "sơ
sài" đó đa.
Vậy, ráp lại "Sài Gòn" sẽ là cây gòn, bông
gòn... sơ sài! Ồ, hiểu được, chết liền.
&4&
Vùng đất này ("Sài Gòn") trước kia thuộc
Chân Lạp, tên gọi trong tiếng Khmer: ព្រៃ នគរ
, "Prei Nokor" ("Prei" ព្រៃ
phát âm gần với /rai/, đọc នគរ : "No" đọc
lướt, rất nhẹ, "kor" phát âm gần với /gor/ => "Prei
Nokor" đọc gần như /rai gor/)
Trong cuốn "Histoire de la Mission
Cochinchine" (Lịch sử truyền giáo ở Nam Kỳ), năm 1747, có ghi chép:
"vùng Rai Gon"... Biến âm "Rai Gon" thành "Sài
Gòn".
"Prei" ព្រៃ
, nghĩa là rừng rậm; "Nokor" នគរ
, nghĩa là vùng, địa phương. "Prei Nokor" là vùng rừng rậm, trước kia
cả vùng này còn hoang sơ, không canh tác nên rừng hoang mọc nhiều.
Đến đây, quí bạn ắt đã tỏ tường về "nguyên tắc DỊ
NGHĨA" trong cấu tạo hai chữ 柴 棍
:
- Phiên âm từ "prei" thành "SÀI",
ghi lại như ri: 柴, mang nghĩa là "rừng rậm" (dị
nghĩa với nghĩa gốc "củi" của 柴);
- Phiên âm từ "nokor" thành "GÒN",
ghi lại như ri: 棍 , mang nghĩa là "vùng" (dị nghĩa
với nghĩa gốc "cây gậy" của 棍).
SÀI GÒN, nghĩa gốc thuở ban đầu, là "vùng rừng rậm".
&5&
Qui phạm hóa bằng Hán tự:
Hơn nửa thế kỷ sau, vào năm 1679, chúa Nguyễn đã cho
Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch gốc Quảng Đông kéo hơn 3.000 người vào định
cư, lập nghiệp tại vùng lãnh thổ này. Với ưu thế về tổ chức, họ đã góp phần đẩy
mạnh công cuộc khẩn hoang của lưu dân người Việt (đã có mặt trước) có hiệu quả
hơn.
Họ (người Hoa gốc Quảng Đông) nghe người Việt đọc tên
vùng này là "Sài Gòn" => họ phiên âm qua tiếng Quảng Đông là
"Sai Kung" (lưu ý: /k/ được người Quảng Đông phát âm gần với /g/) và
ghi lại bằng chữ Hán là 西 貢.
(Hai chữ Hán này được người Quảng Đông đọc là
"sai kung", gần hao hao với phát âm "sài gòn" trong tiếng
Việt. Ở đây dùng chữ Hán để ghi âm, hoàn toàn không mang nghĩa)
Tóm lại:
Từ tiếng Khmer ព្រៃ នគរ
(Prey Nokor) => tiếp biến qua âm Việt là "Sài Gòn" => tiếp biến
qua âm Quảng Đông "sai kung", ghi bằng chữ Hán là 西 貢.
Mà 西 貢,
theo âm Hán-Việt, là "Tây Cống". Nhiều người đời sau lại đi « suy đoán
ngược », tưởng "Tây Cống" mang ý nghĩa của địa danh. Đây thuần túy là
tiến trình ghi âm mà thôi.
Còn ý nghĩa của hai chữ "Sài Gòn", xin nhắc
lại, là "vương quốc của rừng", "lâm quốc" - từ chữ Khmer gốc
ព្រៃ នគរ
.
Nhờ vào tài trí & sức lực của bao thế hệ mà Sài
Gòn thân yêu đã trở thành "Hòn ngọc Viễn Đông" một thời, thoát khỏi rừng
rậm.
Và tìm cách thoát khỏi "rừng rú" đủ kiểu ...
./.
--------------------------------------------------------------
Nguồn: Mattheu NChuong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét