ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2022

Đâu là GIÁ TRỊ của CHỮ NÔM? CHỮ NÔM CẤU TẠO ra sao?

 Đâu là GIÁ TRỊ của CHỮ NÔM? CHỮ NÔM CẤU TẠO ra sao?

* CHỮ QUỐC NGỮ tiếp nối giá trị của CHỮ NÔM, không tiếp nối chữ Hán làm chi cho má nó khi (khinh)! Nghĩa là sao?

Đa phần trong chúng ta không phải là nhà ngôn ngữ, nhưng bởi vì hết thảy chúng ta đều đang nói TIẾNG VIỆT, thành thử cũng nên biết "chữ Nôm" là gì. Đây, xin diễn giải một cách dễ nhớ (không dùng những "thuật ngữ" chuyên ngành gì ráo).

1/ Vào cái thuở người Việt còn xài Hán tự ( ) thì những chữ như "mẹ con", "trời xanh", "mây trắng", "ăn cơm", "sông núi"..., không có cái chữ Hán nào phát âm như rứa ráo trọi. Chỉ có những chữ Hán đồng nghĩa nhưng đọc âm Việt-Hán, là "mẫu tử", "thanh thiên', "bạch vân", "thực phạn", "giang sơn".

"Mẹ con", "sông núi", "trời xanh", "ăn cơm"... tạo thành vốn liếng âm thuần Việt, kêu bằng là phải chịu cảnh lang thang bên ngoài văn tự chính thống hồi nẳm (Hán tự). Đâu thể như vậy chớ! Thành thử giới sĩ phu người Việt mới nghĩ ra CHỮ NÔM, tức là một hệ thống văn tự ghi lại hết thảy các âm thuần Việt, chấm dứt tình cảnh lang thang của quốc âm thuần Việt đó đa!

Chữ Nôm, nói nào ngay, coi rắc rối lắm - nhưng có giá trị đáng ghi nhận. GIÁ TRỊ ở chỗ: Văn tự của một đất nước thì phải ghi cho bằng được tiếng nói của dân tộc!

Chớ ai đời Hán tự, mang danh là văn tự sử dụng chính thống ở nước Việt hồi nẳm nhưng lại không ghi được tiếng nói thuần Việt (chỉ lưu giữ âm Việt-Hán mà thôi)!

2/ MẤY CÁCH CẤU TẠO CHỮ NÔM ( 𡦂 ):

(2a) Người Tàu nhìn vô hai chữ trên, bù trất, rõ rành là dùng ký tự Hán mà sao ... viết lọa rứa?

Là vầy: trong Hán tự đứng mình ên, nhưng ở đây ghép hai chữ này thành một chữ dính chùm "𡦂", nghĩa là gì? đọc là "tự" (âm Việt-Hán); còn "𡦂", đọc là "CHỮ" (âm thuần Việt)!

Chưa hết, còn ("khẩu"), ("nam") vốn là hai ký tự tách biệt trong Hán tự, nhưng ở đây sao lại viết dính sát nhau ""? Cái chữ dính , đọc là: "NÔM" (âm thuần Việt)!

Cả hai ký tự "𡦂", "" được người Việt chế ra mà trong Hán tự thì không viết như rứa, thành thử người Tàu khỏi hiểu luôn.

Thêm ví dụ đọc chơi. Người Tàu nhìn vô mặt chữ đành bóp trán, quái, sao ghép chữ ("nữ") với chữ ("mỹ"), nghĩa là gì đây? Ghép dính như rứa, "" người Việt đọc là "MẸ" (âm thuần Việt), ái chà, người đờn bà (nữ) đẹp nhứt (mỹ) không gì bằng "Mẹ" đó đa!

("Mẹ" là âm thuần Việt, viết bằng chữ Nôm vừa dẫn, còn "Mẫu" là âm Việt-Hán đồng nghĩa, viết bằng chữ Hán: )

Người Việt nói, "ông trời", "bầu trời": âm "TRỜI" này, có tìm đỏ con mắt cũng không thấy trong Hán tự! Chữ Hán chỉ có "Thiên", đồng nghĩa, vậy ... không lẽ "trời" đành đi hoang? Mới có chữ Nôm viết như ri: 𡗶 (ghép "thiên" và "thượng" lại với nhau) và đọc là "TRỜI"!

Tiếng "Trời" bị hất văng ra khỏi Hán tự, nhưng "Trời" ở lại trong chữ Nôm của người Việt.

Cách thức (2a) là cách lắp ghép mấy chữ Hán lại với nhau, để tạo thành 1 chữ Nôm.

(2b) Mượn nguyên xi chữ Hán (không lắp ghép), nhưng đọc khác (không đọc âm Việt-Hán) mà đọc theo âm thuần Việt & mang nghĩa khác. Tức DỊ ÂM DỊ NGHĨA.

Ví dụ, dùng nguyên xi ký tự (âm Việt-Hán "sân", nghĩa là "nổi giận, nổi cáu") nhưng đọc thành âm thuần Việt là: "XIN", mang nghĩa "tỏ ý muốn người khác cho cái gì".

(2c) Mượn nguyên xi chữ Hán (không lắp ghép), mượn nghĩa luôn, nhưng đọc theo âm Nôm (không đọc âm Việt-Hán). Tức DỊ ÂM ĐỒNG NGHĨA.

Ví dụ, ẵm nguyên con ký tự , ẵm luôn cái nghĩa là "có mặt ở một nơi chốn nào đó", nhưng thay vì dùng âm đọc Việt-Hán là "ư" thì đọc theo âm thuần Việt là: "Ở".

(2d) Mượn nguyên xi chữ Hán (không lắp ghép), mượn cách đọc theo âm Việt-Hán, nhưng dùng nghĩa khác (nghĩa Nôm). Tức ĐỒNG ÂM DỊ NGHĨA.

Ví dụ, dùng y chang ký tự , mượn lại âm Việt-Hán của chữ này là "tốt" (nghĩa là đầy tớ, kẻ bị sai bảo), nhưng dùng với nghĩa khác hoàn toàn: TỐT (là tốt đẹp)!

(2e) Mượn ký tự Hán (không lắp ghép), mượn nghĩa của ký tự lẫn âm đọc Việt-Hán luôn. Tức ĐỒNG ÂM ĐỒNG NGHĨA.

Ví dụ: 醫濟 y tế, 博士 bác sĩ, 封鎖 phong toả, 接續 tiếp tục, 經驗 kinh nghiệm.v.v...

TÓM LẠI:

* Chữ Nôm là nỗ lực của tiền nhân chúng ta làm sao có được một hệ thống văn tự ghi lại tiếng nói của người Việt, tức gìn giữ âm thuần Việt (trong khi chữ Hán thì không làm được việc hệ trọng này)!

* Mặt khác, trong hệ thống chữ Nôm cũng lưu giữ nhiều, rất nhiều âm Việt-Hán, bởi vì âm Việt-Hán đã trở thành di sản ngôn ngữ ngàn đời của người Việt.

-----------------------------------------------------------------

Kỳ tới: CHỮ QUỐC NGỮ tiếp nối giá trị của CHỮ NÔM ra sao? (chú ý: không tiếp nối chữ Hán!). Đây càng khiến chúng ta trân trọng chữ Quốc ngữ! Chỉ có đám vong bản mới "công kích" chữ Quốc ngữ, bọn họ đề cao chữ Hán - lẽ ra phải là đề cao CHỮ NÔM, mà đã tôn trọng chữ Nôm ắt phải quí mến chữ Quốc ngữ. Ủa, là sao? Đón đọc.

Hình ảnh: Truyện Lục Vân Tiên viết bằng chữ Nôm, và chữ Quốc ngữ

Matthew NChuong



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét