ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

Lược biên sự tích Cha Phêrô Nguyễn Nghi Sao

LƯỢC BIÊN SỰ TÍCH

CHA VÊRÔ NGUYỄN NGHI SAO

----------------------

Thương hỡi! mạng người đời nào khác ngọn đèn, gió tạt qua đà mất dạng. Đã hay sanh ký tử qui, dầu vậy ai không tiếc người hiền ngỏ!

Hôm mồng 4 tháng giêng tây năm nay, cha Vêrô Nguyễn nghi Sao tị trần mà về cùng Chúa. Người sinh ra ngày 24 tháng 10 năm 1865, cha mẹ cũng trang bảo hộ, mà nhứt là biết giữ đạo, ân cần lo cho con cái biết đàng lành từ niên ấu.

Cha Sao là con trưởng nam, noi gương cha mẹ, nên từ bé đã mộ đàng phước đức. tuổi vừa 12 thì xin cha mẹ mà vào trường Latinh ở Cái Nhum, cách vài năm lại lên trường Sài Gòn. Mấy năm ở trường, người cứ thêm lòng đạo, chí thú việc học hành. Ở giữa anh em hằng giữ lòng hòa nhã, trên thuận dưới an; nên ai tới gần người càng thêm mến đức.

Mấy năm còn làm thầy cúi đầu vưng lịnh Bề trên, ra lặn lội mở mang nước Chúa, lao khổ không nài; có gặp chuyện khó lại vui, cứ 1ấy câu vưng ý cha làm mà giải muộn.

Qua năm 1896 người chịu chức thầy cả, đoạn ra làm cha phó giúp họ Đất Đỏ ba năm; rồi tách ra coi họ Cù Mi bốn năm. Đó rồi lại vưng lời Bề trên về coi họ Tân Triều. Người làm việc tại đây cho tới ngày thệ thế, được ước chừng 6 năm rưỡi.

Vã mấy năm người coi bọ, thì người ân cần việc Chúa không sá tới thân mình, cứ một tiếng: Cực thì cực, không sao, miễn là sáng danh Chúa thì thôi, ở giữa đoàn chiên, người bền một lòng nhịn nhục; bởi vậy, nhiều tay cứng cỏi, mà thấy người từ hậu, nó phải chịu thua: Ấy là nhu nhược thắng cang cường.

Lúc còn đang nông công mở nước Chúa, bỗng nghe tiếng Chúa đòi về thưa gởi. Người thọ bịnh, nằm không tới nửa tuần mà phải bỏ thế.

Ít ngày trước, người thấy trong mình khó ở, nhưng vậy cũng cứ lo dọn trẻ rước lễ vỡ lòng. Chính ngày bao đồng, là 1 Janvier, thì có cha phó Chợ Quán lên giúp. Cha đã hết sức chịu, mà cùng giả mặt vui, kẻo buồn trong họ. Đến tới đêm đỏ, dọn bài gẫm rồi, người giã cha Chợ Quán đi nghỉ; vô phòng ít giờ cha Chợ Quán nghe động, bèn dậy thắp đèn vào thăm, thấy người nhào lộn, bộ đau đớn quá; người xin cha Chợ Quán về phòng nghỉ, cơn rét chút không có làm sao. Cha Chợ Quán tin bằng lời, trở về phòng. Sáng dậy, qua hỏi, thì người nằm ngó, chớ không nói gì nữa. Cha Chợ Quán thấy chứng bịnh lạ: đau sao không chịu nói gì hết; thuốc bổn đạo đem tới uống, bịnh càng tăng. Cha Chợ Quán giao người cho quới chức lo, còn ngài lật đật trở về Sài Gòn đem tin. Cha sở Xóm Chiếu hay, bèn tốc tã lên rước về. Tới nhà trường, đem lên nhà thương, cha cứ tê mê cho tới chiều ngày 4 Janvier, người tị trấn lối 6 giờ 15 phút. Bà mẹ lên kịp giờ người hấp hối. Trúng lúc nầy các cha tây cấm phòng, nên năng lên xuống viếng thăm, canh giờ. Chiều mồng 5, đem xác cha về nhà thờ; các cha gần đủ mặt tề tựu hát kinh rồi, đưa lên đất thánh, gần nhà thờ Chí Hòa.

Hỡi ôi!

Cơ tạo khéo cày vần!

Gẫm cuộc trần thảm não!

Long vân năng hiệp tán

Suy ngãi đạo sầu thương.

Nhớ ngọc hữu:

Tâm tình đại độ,

Tánh nết từ nhường

Trọn niềm tin ngãi với tri âm.

Tríu trăn chí thiết:

Vẹn tiết lễ nhơn cùng thân ngoại,

Yêu đãi mọi đường.

Những tưởng doan bằng hữu còn dài,

Trong khoái dạ vui amn một chỗ,

Nào hay số mạng sinh đã vån

Rất đau lòng li biệt hai phương !

Ôi!

Chuỗi sầu khôn kể,

Cơn lụy khó lường.

Giả đưa Ngọc Hữu tới Thiên đàng,

Hưởng phước lành muôn đời vĩnh thọ!

Xin nhớ lương bằng còn địa cảnh,

Cầu thánh sủng thường xuống an khương.

Nay văn.

Kim Bằng Cảm Khốc

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1910

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét