SƠ
LƯỢC HẠNH TÍCH CHA THOMAS NGUYỄN VI SÂM
Linh
mục Bổn quốc
Sinh
ra năm Chúa giáng sanh 1850,
Chịu
chức thầy cả ngày 29 Mai 1880,
Qua
đời ngày 18 Juillet 1929
--------------------
Cha Thomas Nguyễn-vi-Sâm
sinh ra năm Chúa giáng sanh 1880, (Canh tuất) tại họ Cái nhum, (Chợ-lách). Cha
người tên là Gioan Baotixita Nguyễn Vị, mẹ là Maria Quế, cả hai là người đạo đức
sốt sắng, làm bổn đạo thường. Ông bà sanh ra đặng ba người con trai mà thôi,
là: Thomas Sâm, J. B. Linh và Giuse Thất; em út người chết sớm, thuở còn học
trường thầy dòng d'Adran.
Thomas vô phước, vì phải
mồ côi cha mẹ sớm lắm, lúc tân trào vừa xuống trấn tĩnh Vĩnh-long, thì trong
làng dộn dực quá, nên ông bà phải đem con lên tĩnh mà trú tạm ít lâu, kế mẹ người
lâm bịnh nặng mà qua đời tại Vĩnh-long.
Đến sau cuộc loạn lạc đã
yên tịnh, thì ông già người cũng lo đem con mình trở lại quán cũ, về xứ sở ở
chưa được bao lâu, kế thân phụ người lâm bịnh mà qua đời nữa. Nên đầu đuôi chỉ
còn lại anh em thơ ấu mà thôi. Dẫu vậy mà Chúa còn thương che chở, là cho hai
anh em còn lại một Dì ruột tên là Maria Liễu, bà nầy là bạn của Đấng đáng kính
Phêrô Dinh tử đạo, cùng là mẹ của Maria Long ở nhà kín Saigon (Seur St Pierre).
Lại Thomas nầy còn một
người chú bà con ở Thủ-thiêm, làm chứng chắc và dẫn tông tích như vầy:
Gốc ông nội của Thomas ở
Nghệ-An, ông nầy sinh 13 người con, không rõ mấy trai mấy gái, mà nói chắc rằng:
“Có 3 người làm thầy cả về Địa phận Nghệ-an, còn ông già của Thomas thì vô Nam-kỳ
mà mua bán làm ăn và lo đôi bạn trong nầy.”
Đến sau Bà Maria Liễu là
dì ruột của Thomas, thấy bà con chạy giặc tán lạc hết, nên dì phải đem con và
cháu dấu yêu mình lên trú tạm tại Chợ-quán, vì Thomas còn 2, 3 dì ruột có đôi bạn
ở đó.
Lên ở Chợ-quán ít lâu,
thì nhằm dịp bao đồng, nên Thomas và người chị bạn dì người, là Maria Long, cả
hai lo việc xưng tội bao đồng, đoạn chị Long bỡi ơn Chúa kêu gọi, bèn xin Đức
cha mà vào nhà kín, khi ấy Maria Long nên 16 tuổi. Còn Thomas thì theo các cha ở
Thị-nghè để lo dọn mình chịu phép Thêm sức.
Rủ nhau đi tu hết, còn lại
hai dì cháu mà thôi, mới dìu dắc trở về Cái nhum, em của Thomas là J. B. Linh,
đi làm thuê làm mướn mà nuôi dì cho đến chết và lo chôn cất tại Cái nhum.
Thomas chịu phép Thêm sức
đoạn, nhờ ơn Chúa Thánh Thần chỉ dẫn, thì xin Đức cha mà đi học Latinh. Nhơn dịp
ghe bàu chở đồ nhà chung qua Phố mới, nên Đức cha đã gởi 8 trò đi một lượt, là
trò Lý, Sâm và Gia, qua trường Latinh tại Pinăng mà học hành.
Khi Thomas học hết lớp
cách vật tại trường Pinăng đoạn, bề trên dạy người trở về địa phận mình, là
thánh trường bây giờ tại Saigon, mà học Lý đoán, hầu dọn mình chịu chức thầy cả.
Vậy Thomas khởi công đọc
sách đoán, cùng chịu 2 chức dưới: Lúc Thomas làm thầy hai, thì bề trên sai
Thomas đi dạy tại Bà-rịa, người có dạy 1 lớp bao đồng đông lắm, mà trong lớp
bao đồng nầy, có một người nhờ ơn Thầy Thomas dạy dỗ kỷ cang, mà chịu lễ vở
lòng nên, rày đặng ơn Chúa kêu gọi làm thầy cả, cha nầy hãy còn sức khỏe cho đến
bây giờ, đang ở Cầu bông (Gia-định). Thầy Thomas dạy tại Bà-rịa là năm 1873, -
đời cha de Noioberne làm cha sở.
Đoạn kế thầy Thomas trở về
nhà trường học lo dọn mình chịu chức 3, chức 4, thì bề trên kêu người dạy lớp
sách mẹo, (Professeur) tại thánh trường, những học trò khi thầy Thomas dạy lớp,
thì còn một mình cha Đặng làm thầy cả.
Đang lúc tháng nghỉ, thầy
Thomas cũng về Cái nhum một đôi khi mà thăm quê quán, mà nhứt là thăm dì và
thăm em mình ở tại dó.
Khi bề trên đã thử thầy
Thomas xong đoạn, thì kêu dọn mình chịu chức thứ năm, lúc ấy cha Sanh (Père
Colson) ở tại họ Cái nhum, đã rao Thomas 3 lần trong nhà thờ theo luật Hội
thánh.
Chịu chức xong đoạn, thì
bề trên sai thầy Thomas đi dạy Tây-ninh, đang lúc người đi dạy làm vậy, thì người
ăn ở cần kiệm nhín nhúc, tích thiểu thành đa, để mà giúp đỡ em mình mồ côi, hầu
lo việc đôi bạn, vừa lo đôi bạn xong thì thôi, dặn biểu em làm ăn cho tử tế vì
người không giúp nữa, một giúp sức thiêng liêng là đọc kinh cầu nguyện mà thôi.
Mà Chúa đã phù hộ em của
Thomas cách lạ, sanh đặng mười đứa con, 7 trai 3 gái, và cần kiệm nên đủ ăn đủ
mặc, tuy cô thế, mà bỡi có trí và nhờ ơn Chúa phù hộ thì lập thân nên, lo lập
vườn tược chí thú lắm; nên gương cho kẻ mồ côi noi đòi bắt chước.
Đến tháng Mars năm 1880
thì bề trên kêu thầy sáu Thomas lo dọn mình chịu chức thầy cả, rồi cũng trở về
Cái nhum mà Vinh qui bái tổ, song làm cách đơn sơ lắm, tùy theo phận khó khăn
hèn hạ, mồ côi cô độc.
I.Người đã lãnh quờn linh
mục bỡi tay Đức cha Mỹ (Mgr. Colombert.) đoạn Đức cha sai cha Thomas xuống Mặc-bắc,
mà giúp cha Delpech làm cha sở Mặc-bắc khi ấy.
II.Ở Mặc-bắc 2 năm, thì kế
lịnh Đức cha dời cha Thomas lên trấn họ Cái-bè 2 năm, lúc ấy quan Tổng Đốc Lộc
còn sanh tiền.
III. Cha Thomas coi họ
Cái-bè 2 năm, kế Đức cha đổi người xuống Giồng giá, giúp cha Sidot coi họ Cái
bông, rồi kế lịnh trên rút cha Sidot, thì lại dời cha Thomas lên coi họ Cái
bông thế.
VI. Cha Thomas trấn nhậm
tại Cái bông lâu hơn các chỗ, coi sóc đoàn chiên Chúa ở đó trọn 12 năm. Làm nhiều
việc còn dấu tích: cất nhà thờ Giồng giá, đến năm Thìn (1904) bị bão to nên sập,
rày cha sở Cái bông cất lại, song cũng còn giữ dấu tích bàn thờ người đã xây và
cột người sắm khi ấy. Người làm tháp nhà thờ Cái bông đặng treo chuông, bỡi vì
cha Sidot cất nhà thờ vừa rồi, thì mắc đổi lên Biên hòa, nên cha Thomas Sâm kế
tiếp mà xây tháp cùng cất nhà trường học, cất nhà vựa để lúa, vân vân.
Còn về của tiền, thì cha
Thomas xem dường thể phi trần, coi như đồ rơm rác, không để lòng dính bén chút
nào, có bao nhiêu giúp đỡ kẻ khó khăn đói rách, cho nên bổn đạo nào nghèo cực
khốn nạn thì chọn người làm cha, mà lại mến đức người lắm; người có tánh hiền từ,
song cũng có tính nóng nảy thật, mà mau nguội, nói được người là cha kẻ khó
khăn.
Những người chầu nhưng đạo
mới, thì lại càng yêu mến cha hơn, người quen nói rằng: “muốn câu được cá to cá
lớn, thì phải tốn mồi.” Nên tính số chầu nhưng của cha, thì năm nào cũng chời.
Về những nhà có ăn thì
người khỏi săn sóc, vì người biết có Chúa săn sóc; còn phần Thomas thì lo săn
sóc con chiên nghèo nàn khốn nạn. Mấy con chiên khó khăn của cha khi ở Cái bông
quen gọi cha như vầy: 1. Cha Thomas dạy dỗ, 2. Sửa phạt, 3. làm gương lành, 4. Dưỡng
nuôi, còn sánh với các cha ở trước, thì các cha trước là cha, mà Thomas ở với
con chiên như mẹ.
V. Cha Thomas ở họ Cái
bông 12 năm, thì Đức cha đổi lần lên Cái sơn 3 năm, mà khi đổi, người phải đi
thình lình, sợ nói bổn đạo biết, thì làm cực trí cho những con chiên còn non yếu.
VI. Cha Thomas ở Cái sơn
ba năm, cũng chịu ghe sự khốn khó, nhứt là chịu bù mắt cả ngày thâu đêm cắn rứt,
và cũng chịu nhiều sự gian nan tân khổ khác nữa..
VII. Kế lịnh Đức cha Mão
(Mgr. Mossard) đổi người qua kinh Cần chông, tục kêu là kinh cha Đậu hay là kinh
Long hội, ở tại kinh nầy 5 năm. Chốn nầy đồng khô cỏ cháy, ăn uống cực khổ lắm,
dẫu cho có tiền cũng không biết mua chi, nên người nhín nuôi kẻ khó khăn đói
rách, những người vào hạng đói rách đến xin, thì cha sẵn lòng giúp đỡ, chớ
không ngã lòng, vì cha Thomas quen nói như vậy hoài mà rằng: “muốn câu được cá
lớn, thì trước mình phải chịu cá nhỏ phá mồi, mai sau gặp vận sẽ được cá to. -
Các cha rập một tiếng: người hãm xác mình quá lẽ, tại ăn khô hạn thì tì vị teo
lại, nên yếu sức gượng lâu không nổi.
VIII. Đức cha nghe đồn thổi
thấu tai, bèn dời người trở về Gò vắp ở 3 năm. Lúc cha Thomas về đây, thì trong
mình yếu nhược, song người rán gượng lắm, cho đến khi hết sức thì mới chịu
thôi.
Khi người còn coi họ Gò vắp,
thì trúng nhằm lúc phong bực có lộc cho năm đấng tử vì đạo Annam, tuy trong
mình cha Thomas ốm bịnh, hay mệt, sưng chơn, ăn uống không đặng; mà cũng rán
làm Tam nhựt kinh lễ, Người xin phép Đức cha, thì Đức cha nói với cha Thomas rằng:
“nếu cha mệt thì thôi, không cần”.
Cha Thomas thưa Đức cha rằng:
bịnh thì mặc bịnh mà cũng phải rán, là vì họ Gò vắp có phước, đặng một đấng
thánh tử vì đạo đã sinh ra tại Gò vắp, nên họ nầy cũng phải mang ơn chác ngãi đấng
thánh mới thọ phong, quới danh là Phêrô Lựu, linh mục bổn quấc.
Tánh cha Thomas hồi còn
trẻ làm sao, thì khi trở về già cũng vậy. Bổn đạo Gò vắp có ít, khi cha đổi về
đó thì có chừng 200 người, mà là dân tứ chiếng, có một ít người gốc ở tại đó, đặng
đi làm việc mấy sở ngoài Saigon mà kiếm ăn. Có nhiều người không đi xưng tội chịu
lễ, cha hỏi sao vậy con? Thưa cha, con nghèo chí tử không áo mà đi lo việc
riêng cho đặng, thì cha Thomas liền mua vải mà phát liền và hối may lập tức, và
dạy đi lo việc riêng cho mau, bổn đạo thấy lòng cha linh hồn hay thương lo cho
con chiên mình cách chí thiết, như mẹ lo cho con ruột vậy, thì cảm động mà thêm
lòng kính mến Chúa, nên lúc làm Tam nhựt kinh 1ễ tại họ Gò vắp, thì bổn đạo trở
lại nhiều lắm.
IX. Kế Lễ lá năm 1912,
thì cha Thomas phát bịnh, rán gượng mà làm lễ vừa rồi, liền té xỉu xuống đất,
nên xin Đức cha đi dưỡng bịnh tại nhà cha sở Xóm chiếu trọn 3, 4 tháng, ở đó có
ý dưỡng bịnh cho khá đặng xin Đức cha cho ở họ nhỏ, rán mà giúp việc Chúa cho đến
khi hết sức thì mới thôi.
X. Thoms thấy bịnh không
giảm, gượng không lại, bèn tính với Đức cha mà về Chí hòa ở tại nhà dưỡng lão
các cha hưu trí, cùng tính ở luôn tại đó.
XI. Đầu tháng Avril 1913,
cha Thomas sanh bịnh hay mệt, thì nhà chung đã lo xây huyệt cho sẵn, để dành mà
chờ ngày giờ Chúa kêu rằng: “Euge, Serve bone et fidelis ... intra in gaudium
Domini tui,” ớ đầy tớ lành và trung hiếu, hãy vào mà vui mầng cùng Chúa mầy.
Song nhờ ơn Chúa thì cha
Thomas đặng khỏe mạnh lại lần lần, là ý Chúa muốn cho đầy tớ Người lập thêm nhiều
công nghiệp dưới thế nầy, hầu đặng no đầy phước đức. Vậy lối tháng Août năm
1927 thì Đức cha Dumortier đã đem cha Thomas trở lại họ An-nhơn mà coi sóc đoàn
chiên Chúa trong họ ấy, thế cha già Thích, cho đến ngày 13 Juin năm nay, thì
người phát chứng bịnh thũng, chơn cẳng đều sưng phù, sức lực yếu nhược, nên người
mới lo trở về nhà dưỡng lão Chí-hòa, hầu dọn mình chết bằng an trong Chúa.
Đến 8 giờ rưởi tối ngày
18 Juillet, thì người càng yếu liệt hơn nữa, nên cha Antoine Huề đã làm phép xức
dầu thánh và cha Mátthêo Chiểu đem Viatico cho người, cách 10 phút sau thì người
sinh thì bằng an.
Cha Thomas Sâm thật là hạnh
phước, vì người qua đời nhằm dịp các đấng linh mục bổn quấc cấm phòng hằng năm,
nên sáng ngày 19 các cha ra phòng, đều tựu lên Chí-hòa mà chầu lễ, cầu cho các
linh mục bổn quấc đã qua đời, thì người cũng đặng hưởng nhờ 1ễ Misa ấy, lại các
anh em bạn thầy cả cũng đặng viếng xác người lần sau hết.
Sáng ngày 20, lối 7 giờ,
thì có Đức Giám mục địa phận và các linh mục bổn quấc đã tựu lại Chí-hòa mà chầu
lễ cùng đưa linh cữu người đến phần mộ, nghỉ an nơi đất thánh các linh mục bổn
quấc. Có giáo hữu Gò-vắp và An-nhơn cũng đến mà chầu lễ và giã từ cha lành phen
sau hết, hầu đáp bồi ơn nghĩa người đã coi sóc hai họ ấy.
XII. Cha Thomas Nguyễn-vi-Sâm
hưởng thọ 79 tuổi. Làm việc Tông đồ đặng bốn mươi chín năm: các việc hành vi
trót đời người, thì tóm lại trong hai nhơn đức rất quí, cha Thomas đã giữ: 1. là
kính mến Chúa trên hết mọi sự, II. thương hết mọi người, nhứt là có lòng yêu kẻ
khó khăn cách riêng. Vì cha nhớ hẵn hòi lời thánh Tobia xưa dặn con mình mà rằng:
“Misere pauperum, ut Deus tui misereatur.” Con hãy thương kẻ nghèo khó, cho Đức
Chúa Trời thương xót con.
Con ơi trọn đời con hãy
nhớ đến Đ. C. T., mà giữ mình cho lắm, kẻo sa phạm tội lỗi; chớ hề bỏ lời Đ. C.
T. phán dạy; con hãy lấy phần của con mà làm phước cho kẻ bần nhơn; khi con xem
thấy kẻ khó khăn ăn mày, thì chớ trở mặt đi làm chi; vì chưng con có lòng nhìn
lấy kẻ khó khăn, thì Đ. C. T. sẽ nhìn lấy con như làm vậy; con có sức bao
nhiêu, thì hãy yêu người bấy nhiêu; nếu có nhiều của, thì hãy lấy lòng rộng rãi
làm phước, ví bằng có ít thì hãy lấy lòng vui mầng mà làm phước ít, thì con sẽ
đặng công nghiệp chẳng sai; vì chưng sự bố thí giúp kẻ khó khăn, thì cứu linh hồn
cho khỏi tội, và khỏi khốn nạn, cùng khỏi sa xuống chốn tối tăm mù mịt u ám.
Ấy vậy tôi là kẻ mang ơn
cha Thomas dạy dỗ, rày người đã về chầu Chúa, tôi xin lược biên đôi lời về hạnh
tích người cho độc giả xem, ngõ thêm lòng mến phục và noi gương bắt chước; tôi
nói đây là sơ lược những sự tôi biết mà thôi, một mình Chúa thấu biết mọi sự
sau trước tỏ tường mà chớ.
Cha Thomas là con mồ côi
sớm lắm, không cha mẹ dạy dỗ, mà khi còn học gặp được những gương lành truyện
thánh, thì chíp để vào lòng, in trong trí khấn khấn, mà giữ theo lời các thánh
tổ tông dạy bảo, giữ như vậy mà thành thân danh, không kể chi chức quờn danh vọng,
vì nó sẽ biến đi như khói; in trí như vậy thì trong cậy ngày sau sẽ đặng chắc
phần rỗi, sẽ đặng đứng vững trước tòa Chúa phán xét, như lời thánh hiền Tôbia
đã doãn lại trước.
Xem truyện tích nầy làm
cho anh em giáo hữu phải giảm bớt coi sách truyện bày đặt vì nó làm cho hư trí
con nít, dầu người lớn thì cũng không khỏi nữa.
Để mua sấm truyền cũ, sấm
truyền mới và hạnh các thánh mà xem.
(Chung)
Thomas
Thi,
linh mục.
.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm
1929
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét