ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Đàng Trong lo mở cõi, (trong khi Đàng Ngoài lo đấu đá quyền lực)

Quá khứ không thấu đáo, tương lai ắt nông nổi

ĐÀNG TRONG LO MỞ CÕI
(trong khi ĐÀNG NGOÀI CHỈ LO ĐẤU ĐÁ QUYỀN LỰC)
* Có thì phải nói là có, chớ không thể nhắm mắt trước sự thực lịch sử mà giở trò "ăn cháo đá bát".
Xem bản đồ năm 1802 Hoàng đế Gia Long hợp nhứt sơn hà, lập ra Nhà Nguyễn (Hình 1: hàng trên, trái). Ắt sẽ có quí bạn thắc mắc: ủa, phía Tây Bắc sao bị "lõm" (không giống với bản đồ nước VN hiện nay)?
&1&
Quí bạn có biết, ròng rã hơn 170 năm phân thành Đàng Ngoài và Đàng Trong (trước khi hợp nhứt): Ở Đàng Trong, các đời Chúa Nguyễn (là các bậc tiền nhân trong phả hệ vua Gia Long nhà Nguyễn), đặt kinh đô tại Phú Xuân, đã MỞ CÕI NAM TIẾN ĐẾN TẬN CÀ MAU!
Trong khi đó ở Đàng Ngoài, tại kinh đô Thăng Long chỉ LOAY HOAY TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC (vua Lê Chúa Trịnh, Chúa Bầu...), DẬM CHÂN TẠI CHỖ không mở cõi sau khi đã phân thành hai Đàng.
(Hình 2: xem bản đồ năm 1757, hàng trên, phải)

* GHI CHÚ:
Phú Xuân đổ công sức mở cõi, trong khi Thăng Long chăm bẳm rình rập, chực chờ cơ hội để xua quân cướp lấy thành quả mở mang đất nước của Chúa Nguyễn suốt hơn một thế kỷ rưỡi. Thừa lúc Chúa Nguyễn suy yếu (1774), quân Lê - Trịnh vượt tuyến, tràn vào cưỡng chiếm kinh thành Phú Xuân trong mười năm (1774-1785).
Người dân Phú Xuân không thể ngờ quân Lê - Trịnh cùng chung ngôn ngữ tiếng Việt nhưng hành xử không mang tình đồng bào. Sử ghi bấy giờ tiếng than khóc dậy vang đất trời.
Thời may, vào năm 1786 Tây Sơn củng cố binh lực, từ Qui Nhơn đánh ra Phú Xuân, dẹp tan quân Lê - Trịnh phải chạy trở ngược ra Đàng Ngoài.

&2&
Ngược dòng thời gian xa lắc...
Vào năm 968 khi Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước "Đại Cồ Việt" thì lãnh thổ nước ta bấy giờ cũng "lõm" một phần ở Tây Bắc.
(xem Hình 3: bản đồ hàng dưới, trái)

Cho tới tận nhà Hậu Lê sau này, trước khi phân chia Đàng Ngoài / Đàng Trong, lãnh thổ nước Việt vẫn "lõm" một phần Tây Bắc.
(xem Hình 4: bản đồ năm 1479, hàng dưới, giữa)

Nói cách khác, một phần Tây Bắc (nói theo địa danh bây giờ cho dễ hình dung, gồm phần lớn vùng đất Lai Châu, Điện Biên và một phần Lào Cai) - về đại thể (có xê dịch chỗ này chỗ kia trong suốt mấy trăm năm) là không thuộc lãnh thổ nước Việt.

Triều đình Thăng Long không mở cõi để sáp nhập một phần Tây Bắc vào lãnh thổ nước Việt. Chỉ mở theo trục Nam tiến, triều đình Thăng Long mở cõi tới Bình Định là chấm dứt vai trò lịch sử.

* GHI CHÚ:
Quí bạn thử hình dung: nếu Nguyễn Hoàng không nuôi hùng khí phiêu lưu, không dám xưng cõi mình ên mà bằng lòng sống trong bã vinh hoa nơi triều đình Thăng Long bấy giờ đã không còn thịnh trị như đời Lý - Trần, rơi vào vòng xoáy tranh giành chức tước, hết sức hủ lậu, VẬY chuyện gì xảy ra?

Nước Việt cũng chỉ dừng lại nơi Bình Định là dứt.
Nhắc lại: Vào đời nhà Đinh, cõi cực nam chỉ tới Xứ Nghệ. Rồi trong suốt hàng mấy trăm năm kế tiếp dài đăng đẳng, qua các đời Lý - Trần - Hậu Lê, cuộc Nam tiến chỉ có thể mở thêm từ Quảng Bình tới Bình Định, rất chậm chạp.

Việc mở cõi GẦN GẤP ĐÔI lãnh thổ - thêm Phú Yên cho đến hết các tỉnh miền Trung, rồi mở cõi toàn bộ miền Nam! Đây hoàn toàn thuộc về công trạng của các Chúa Nguyễn (triều đình PHÚ XUÂN).

&3&
Sáp nhập một phần lãnh thổ Tây Bắc vào Việt Nam, lúc nào?

Vào năm 1895, người Pháp - do họ cầm trịch toàn bộ Liên bang Đông Dương nên tùy nghi "điều chỉnh" cắt chỗ này, thêm chỗ kia cho ba nước VN, Lào, Cambodia... - đã đưa về phần lớn nay gọi là vùng đất Lai Châu, Điện Biên, một phần Lào Cai thuộc lãnh thổ VN!
(xem Hình 5, hàng dưới, phải).

Ở đây không đi vào các chi tiết biến động từng năm cũng như lý do vì sao người Pháp thực hiện "cắt/đắp" lãnh thổ (trong từng khu vực).
Bản đồ lãnh thổ VN (như đang thấy hiện nay) thì được định hình cơ bản vào năm 1905 sau khi người Pháp sáp nhập vùng Tây nguyên (trước đó là những tiểu quốc tự trị) vào nước Việt.

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt







 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét