ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Ba cái chữ “Vô”, “Bất”, “Phi” làm rối trí, mắc mệt!

Cái chữ nếu hiểu chưa được trúng, khái niệm đi kèm theo chữ ắt phải lệch đi ít nhiều! "Vô" , "bất" , "phi" - khi dịch qua tiếng Việt, cho gọn gàng, thảy đều dịch là: "Không".

Đọc sách báo thấy "bất () bạo động", được dịch là "không bạo động". Ủa, sao không thấy ghi là phong trào "vô () bạo động" hè?

Bởi vì "bất", phi", "vô" - thực ra có sự khác biệt nhau.
&1&
Chúng ta thường nghe câu "phi thương bất phú", thường được dịch là "không đi buôn thì không giàu được".
Ở phạm vi cá nhân, ủa, mấy siêu cầu thủ, siêu sao tài tử điện ảnh ca nhạc, cát-sê, lương bổng của họ đã làm cho họ giàu, rất giàu chớ không cần mần nghề buôn bán gì hết. Vậy, đâu phải không đi buôn thì không giàu?

Cái chữ "PHI", thực ra, nghĩa là "KHÔNG kể đến / không thừa nhận", là "except" (loại trừ, trừ phi) => "Phi thương bất phú", hiểu đúng là "nếu không thừa nhận thương mại (buôn bán) / nếu loại trừ thương mại thì không thể giàu lên được" : rất đúng, khi khảo sát trong phạm vi một quốc gia!
Một đất nước mà không phát triển kinh tế hàng hóa (kinh tế thương mại), đất nước đó không cách chi khá lên được.

&2&
"BẤT"
, là từ chối giá trị / đặc điểm nào đó có thể thủ đắc.
Còn "VÔ"
thì đối lập/tương phản hoàn toàn với "hữu" . "Hữu" là "có" <=> "vô" là "không có" (không thủ đắc)! Nói cách khác, đối lập chan chát với "hữu" là "vô" (chớ không phải "bất", "phi").

Tỉ dụ sau đây cho tỏ hơn sự dị biệt giữa "phi", "bất", "vô" - mặc dù về đại thể đều tạm hiểu là "không":
Khi ta nói "phi nhân", tức là LOẠI TRỪ lòng nhân đạo trong ứng xử;

Còn "bất nhân" là, dù thủ đắc ý thức về hành xử nhân đạo, nhưng từ chối, KHÔNG CẦN ĐẾN lòng nhân đạo;

Trong khi "vô nhân đạo" tệ hại ở chỗ KHÔNG CÓ nhận thức gì ráo về lòng nhân! (những kẻ vô nhân đạo chúng sẽ... thắc mắc mà hỏi nhau, "nhân đạo là gì rứa hè?").

&3&
Đã là xung đột xô xát, chẳng hạn giữa đoàn biểu tình với cảnh sát, bao giờ cũng xảy ra những hành vi có tính bạo lực / bạo động ít nhiều. Không tài nào "vô (
) bạo động" được ráo trọi.

Quí bạn chú ý: trên thế giới có phong trào tranh đấu "bất () bạo động", tức là KHÔNG CẦN ĐẾN / KHÔNG NHỨT THIẾT phải bạo động trong phương châm / tôn chỉ của phong trào - chớ không phải là tuyệt đối "không có", không phải là "vô". Thành thử không ai đi gọi là phong trào "vô bạo động" hết - vì nó không thực, và nực cười lắm đa!

"Bất bạo động" đâu có nghĩa là người dân Đông Đức (thời còn tồn tại Cộng hòa dân chủ Đức) phải làm đơn kiến nghị năn nỉ các anh cảnh sát cho tụi em được đi qua mấy cánh cổng dọc bức tường Berlin. Cảnh sát vứt kiến nghị vô thùng rác. Vậy, làm gì? Viết tiếp kiến nghị xin các anh rủ lòng thương. Lại bị vứt vô thùng rác. Lại viết kiến nghị nữa, cho mỏi tay luôn.

Thay vì ngu ngục viết kiến nghị mỏi tay (rồi bị quăng cục lơ, vứt vô thùng rác), người dân Đông Đức đổ xuống đường, dùng búa đập phá Bức tường Berlin. Hoặc trong phong trào biểu tình tại Hương Cảng, người dân ném đá, bắn đá, ném gậy gộc... Rõ ràng dùng búa, ném đá là hành vi có tính bạo lực chớ còn gì nữa. Nhưng phong trào biểu tình Hương Cảng, rồi đập đổ "Bức tường Berlin" đều được gọi là "phong trào bất bạo động".

Bởi vì, nhắc lại, đây là "bất bạo động" chớ không phải "vô bạo động".

Căn bản nhứt trong khái niệm "bất bạo động" là không chọn giải pháp võ lực quân sự, không võ trang súng ống. Còn lại, các biện pháp khác đều được tùy nghi sử dụng để tạo áp lực (bãi công, bãi thị, biểu tình...).

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét